Cách xử lý vết thương ở đầu gối

Trong cuộc sống hàng ngày thì rất khó để bạn tránh được các vết trầy chân. Trầy chân ở đầu gối là tình trạng khá phổ biến và rất dễ xảy ra với mỗi người. Vậy khi bị như vậy thì bạn nên xử lý như thế nào để tránh nhiễm trùng. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo xem khi bị té trầy chân nên làm gì?

1. Bị trầy chân nên làm gì?

Thật không may khi bạn bị té trầy chân nhưng bạn nên xử trí theo các bước sau để để giảm đau, kháng viêm và giảm tối đa khả năng hình thành sẹo về sau:

– Sử dụng vòi nước cho chảy trực tiếp lên vết trầy để giúp giảm đau đồng thời dòng nước chảy sẽ có tác dụng rửa trôi các vi khuẩn hoặc đất, cát có bám trên đó. Có thể dùng xà phòng để làm sạch tạm thời vết trầy chân.

– Dùng oxy già, cồn hoặc nước muối sinh lý để sát trùng lại vết thương. Dùng khăn sạch thấm từ từ vào vùng trầy xước da ở đầu gối.

– Sau đó đắp gạc vô trùng lên vết thương và băng lại. Bạn có thể mua được gạc y tế tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và khi quấn vết thương thì không nên quấn chặt. Trong trường hợp vết trầy không quá nghiêm trọng thì không nên dùng gạc băng. 

– Nên thay băng ngày một lần, có thể đổ nước muối hoặc nước máy lên vết thương trước khi thay băng giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra.

Xem thêm các bài viết liên quan

Bị té xe trầy chân nên làm gì?

Bị trầy chân nên bôi gì?

Bị trầy chân nên bôi gì?  đây là thắc mắc của rất nhiều người khi bị mắc phải tình trạng trầy chân.  Việc sử dụng thoa các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào vị trí vết thương hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. 

Trên thực tế dùng các loại thuốc bôi có thành phần kháng sinh chỉ giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và không hề có hiệu quả trong việc hồi phục vết thương. Bạn có thể bôi kem một hoặc hai lần mỗi ngày. Kiểm tra hướng dẫn của sản phẩm để biết liều lượng sử dụng.

Trong trường hợp các vết thương nghiêm trọng thì nên dùng các loại thuốc hoặc kem trị sẹo để tránh hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.  Chỉ nên sử dụng bôi nên vị trí vết thương khi đang trong quá trình nên da non. Việc sử dụng quá sớm sẽ khiến cho tình trạng vết trầy trở nên nghiêm trọng hơn do thuốc xâm nhập vào phần mô mềm gây tổn thương. Tuyệt đối không nên dùng khi đang điều trị vết thương.

Cách giữ cho vết trầy xước ở chân không để lại sẹo

Chăm sóc vết trầy đúng cách

  • Nếu bạn thực hiện chăm sóc vết trầy đúng cách, thay băng hàng ngày có thể đổ nước muối hoặc nước máy lên vết thương trước khi thay băng giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra nhằm hạn chế được các vi khuẩn xâm nhập, bên cạnh đó theo dõi quá trình điều trị vết trầy ở đầu gối.... sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian bình phục, hạn chế việc hình thành sẹo.
  • Không vận động quá mạnh hoặc gắng sức, đặc biệt là vận động vào các vị trí bị trầy. Điều này giúp vết thương mau chóng hồi phục hơn. Vì quá trình vận động sẽ khiến vết thương rách to hơn và gây đau nhức. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không đè ép lên vết thương gây đau hoặc việc ma sát giữa quần áp và vết thương sẽ vô tình gây miệng vết thương phát triển rộng hơn.
  • Tuyệt đối không nên cào, cậy hay mài vết thương để tránh nhiễm khuẩn từ móng tay hay làm vết thương bị bong tróc.

Trong trường hợp bạn thấy vị trí vết trầy có các dấu hiệu lở loét, mưng mủ, vết thương không lành mặc dù đã thực hiện các phương pháp sơ cứu đúng cách thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Vết thương trầy xước nếu không xử trí đúng cách có thể gây sưng nề, sẹo xấu

Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trong quá trình hồi phục sau vết thương, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Từ đó giúp cho vết thương mau lành cũng như không để lại sẹo. Bị trầy chân nên kiêng ăn gì?  Bạn bị trầy chân nên tránh sử dụng một số loại hải sản như sò, tôm… Có thể gây dị ứng da, khiến da nổi mẩn, mưng mủ. Rượu và cà phê cũng cần hạn chế vì làm kéo chậm thời gian hồi phục vết thương.

Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng thì bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Thực phẩm chứa Vitamin C, A, D, thực phẩm giàu Protein, Canxi, Kẽm... Giúp hình thành da, tái tạo các tế bào, giảm thiểu tình trạng mưng mủ vết thương,  tiêu diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây tổn hại cho vết trầy, thúc đẩy thời gian nhanh lành và hồi phục....

Lưu ý khi xử lý vết thương do té xe, ngã xe

− Trong trường hợp vết trầy ở mức độ bình thường không quá sâu thì nên làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, cồn mà không cần đến sự can thiệp của các chuyên viên y tế.

− Khi vết thương quá sâu và ở bên trong có nhiều đất, cát, bụi thì bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách. lúc đó có thể cần cắt bỏ các mô chết để rửa sạch bụi bẩn và khâu lại để  không gây nhiễm trùng và hình thành sẹo.

−  Người dùng nên lưu ý Oxy già khi mới bị trầy xước vì nó chỉ có tác dụng diệt khuẩn khi vết thương ở ban đầu hoặc chỉ rửa sạch khi vết thươngvới mục đích tạo bọt đẩy những chất như cát, bụi, mủ, mô hoại tử từ trong các hốc sâu của vết thương ra ngoài. Không nên dùng oxy già ở những ngày sau đó vì nó có thể gây cho vết thương lâu khô hơn, thậm chí có thể để lại sẹo.

− Hãy để lớp vảy bong tự nhiên, sau đó mới nên bôi nghệ tươi hoặc thuốc chống sẹo. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng trầy chân. Hi vọng qua bài viết Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ ở trên bạn sẽ xử lý đúng cách khi bị té trầy chân để nhanh chóng được hồi phục và không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Hãy thường xuyên ghé trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe. 

Vết thương ở đầu gối do ngã xe, nhẹ có thể là bị trầy xước chân, sưng tấy, chảy máu và để lại vết sẹo; nghiêm trọng hơn là trường hợp đứt dây chằng, sai khớp gối dẫn đến phải tiến hành phẫu thuật để điều trị. Vậy nên sơ cứu thế nào khi có vết thương đầu gối? Mời bạn cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan theo dõi qua bài viết sau đây!

1. Cách xử lý vết thương ở đầu gối

Nếu bạn đang có vết thương ngã xe đầu gối thì hãy tham khảo qua một số lưu ý sau đây để có cách xử lý hiệu quả.

1.1. Bị trầy đầu gối

Đây là tình trạng nhẹ nhất trong các vết thương đầu gối có thể xảy ra, thông thường sẽ có các biểu hiện như: xước xát kèm rướm máu nhẹ. Những vết thương ngã xe đầu gối này hoàn toàn có thể xử lý tại nhà được bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc oxy già để làm sạch vết thương và bụi bẩn bám vào. Trong trường hợp vết thương có sạn lớn, bám nhiều đất cát, dị vật do bị kéo lê trên đường thì buộc phải rửa sạch vết thương và tiến hành gắp bỏ sạn, dị vật rồi sát trùng vết thương cẩn thận. Sau đó sẽ dùng băng gạc y tế tiệt trùng để băng vết thương đầu gối lại.

1.2. Rách đầu gối

Với những hình ảnh vết thương ở đầu gối rách lớn và chảy nhiều máu thì nạn nhân buộc phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ thực hiện các biện pháp sát trùng, khâu lại và cầm máu. Việc tiểu phẫu tuy không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần có cách xử lý đúng chuyên môn nên bạn tuyệt đối không thể tự ý thực hiện tại nhà. Vết khâu ở đầu gối là một vùng khá nhạy cảm do đây là khớp co duỗi. Vì vậy mà người bệnh phải đặc biệt chú ý tránh cử động nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương. 

Ảnh: @Internet

2. Cách băng bó vết thương ở đầu gối

Với những vết thương nặng có những mảng rách lớn, máu chảy nhiều và sưng phù nề thì hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ vì tại đây các bác sĩ có thể kiểm tra và sơ cứu tốt hơn. Tuy nhiên, với những vết thương nhẹ bạn có thể tự học cách băng vết thương ở đầu gối như sau:

  • Cầm máu: Trước khi băng bó, bạn buộc phải thực hiện các cách để vết thương ngưng chảy máu trước. Bạn có thể dùng gạc hoặc bông băng ấn chặt vào nơi vết thương trong 2-3 phút. máu sẽ tự động ngừng chảy.
  • Vệ sinh vết thương: Để đảm bảo vết thương được làm sạch và vô trùng bạn cần chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc cồn y tế sát khuẩn để lau vết thương. 
  • Gắp bỏ dị vật nếu có: Thông thường khi bị vết thương ở đầu gối do ngã xe thì miệng vết thương có thể dính những mảnh vụn đá nhỏ trên đường. Nếu dị vật này găm ở ngay miệng vết thương thì có thể dùng oxi già nhỏ vào để dị vật trồi lên và dùng nhíp gắp ra. Trong trường hợp dị vật găm sâu vào vết thương hay khó gắp, bạn phải nhờ đến bác sĩ có công cụ chuyên dụng để hỗ trợ, tuyệt đối không chọc nhíp vào sâu gây tổn thương nặng thêm cho vết thương ở đầu gối.
  • Tiến hành băng bó vết thương: Để đảm bảo vết thương vô trùng trước khi băng bó bạn có thể sử dụng một số dung dịch dạng xịt để tạo lớp màng bảo vệ vết thương. Sau đó, với vết thương nhẹ bạn có thể dùng gạc cá nhân để phủ vết thương. Còn với vết thương nặng thì phải dùng đến gạc vải để băng vết thương ở đầu gối được chặt hơn.

3. Cách nhanh lành vết thương ở đầu gối

Vậy làm sao để vết thương ở đầu gối mau lành? Bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Chăm sóc vết thương đầu gối cẩn thận

Sau khi đã tiến hành các cách băng vết thương ở đầu gối, bạn cần chú ý thay băng thường xuyên bởi đây là cách cách làm khô vết thương ở đầu gối nhanh và an toàn nhất. Sau khoảng 1 ngày băng kín các vết thương, bạn có thể bỏ băng khoảng 3-4 tiếng để vết thương được khô miệng và thông thoáng.

Ảnh: @Internet

3.2. Dùng kem sẹo ngay sau khi vết khâu ở đầu gối khô

Khi bị vết thương ở đầu gối điều lo lắng nhất có lẽ là nguy cơ để lại sẹo lồi. Do vậy, để tránh vết thương ở đầu gối khó lành và hình thành sẹo, bạn tuyệt đối không được tự ý bóc mài của vết thương. Ngoài ra, khi nhận thấy vết thương ở đầu gối có dấu hiệu khô miệng và lên da non thì hãy bôi ngay kem ngừa sẹo. Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bạn đánh bay các nguy cơ hình thành nên tình trạng không đều màu, loang lổ và thâm sẹo.

Có thể bạn quan tâm:

3.3. Chú ý chế độ ăn uống

Vết thương ở đầu gối lâu lành nếu như bạn không đảm bảo kiêng cữ cẩn thận một số thực phẩm có hại. Đó là trứng, rau muống, thịt bò, hải sản, đồ nếp, thịt gà,…Đây là những nhóm thực phẩm bạn cần tuyệt đối kiêng khi có vết thương ở đầu gối nếu bạn không muốn vết thương sẽ sưng viêm,mưng mủ, khó lành và để lại sẹo lồi.

4. Vết thương ở đầu gối bao lâu thì khỏi?

Thông thường sau khi tiến hành cách băng vết thương ở đầu gối an toàn thì vết thương sẽ khô miệng, lên da non và tái tạo da mới sau khoảng 7 ngày. Với những vết thương ở đầu gối buộc phải khâu thì thời gian có thể kéo dài hơn khoảng 10-14 ngày. Vết thương sẽ lên mài, tróc mài và khỏi hẳn sau khoảng 3-4 tuần. Do vậy, bạn tránh nóng vội, hãy kiên nhẫn để vết thương được hồi phục và liền lại 

Vậy là Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đã chia sẻ đầy đủ những thông tin liên quan đến vết thương ở đầu gối cũng như cách chữa vết thương ở đầu gối. Hy vọng rằng bài viết có thể mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc vết thương. Chúc bạn đọc cùng gia đình thật nhiều sức khoẻ!

Video liên quan

Chủ Đề