Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ em

Chảy mũi [máu cam] là một tình trạng thường gặp ở trẻ em [30% trẻ dưới 5 tuổi và 56 % trẻ từ 6 -10 tuổi có chảy máu mũi ít nhất 1 lần/ năm]. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ hiếm khi nặng và rất ít trường hợp phải nhập viện điều trị. 


Bệnh sẽ thường xảy ra khi thay đổi khí hậu nóng- lạnh, độ ẩm thấp, tăng lượng phấn hoa trong không khí dẫn đến kích ứng mũi theo mùa.


Giải phẫu: 


Mũi là một cơ quan nhiều mạch máu, với chức năng lọc không khí, làm ẩm, làm ấm không khí và do đó nó cũng rất dễ bị chảy máu.


Sinh lý bệnh: 


Niêm mạc mũi có khả năng bảo vệ mạch máu bên dưới khá kém. Bất kỳ yếu tố nào gây tắc nghẽn, làm khô, kích ứng niêm mạc mũi đều làm tăng khả năng chảy máu.


Nguyên nhân:


Đa số là nhẹ và tự lành bao gồm: khô niêm mạc, chấn thương, dị vật mũi, viêm mũi. Hiếm hơn nhưng quan trọng hơn cần chú ý đến gồm: rối loạn đông máu, khối u, giả phình mạch sau chấn thương hay rò xoang hang động mạch cảnh.


Kích ứng niêm mạc mũi do độ ẩm, dị ứng, khói thuốc, nhiễm trùng với thói quen chà mũi, hay sử dụng thuốc xịt mũi dài ngày.


Khối u hốc mũi: thường gây ra những triệu chứng một bên mũi gồm chảy máu mũi, chảy dịch mũi hôi, nghẹt mũi, thay đổi khứu giác. Trừ u mạch máu ra thì thường mức độ chảy máu không trầm trọng. U lành tính ở trẻ có thể gặp: u xơ vòm mũi họng, u mạch, u hạt, u nhú. U ác tính thì rất hiếm gặp nhưng mà quan trong nhất cần được loại trừ bao gồm: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng và u lympho không hodgkin.


Nguyên nhân toàn thân: rối loạn đông máu cần được xem xét ở những trẻ chảy máu tự phát, thường xuyên, tái phát và có yếu tố gia đình [bao gồm rối loạn đông máu, rối loạn tiểu cầu, bất thường mạch máu].


Tại sao bị chảy máu mũi?


Chảy máu mũi có thể là một tình trạng nguy hiểm tuy nhiên đa số là không nghiêm trọng và là một triệu chứng rất phổ biến, nguyên nhân hay gặp nhất là do không khí khô và ngoáy mũi. 


Nếu bạn và con bạn bị chảy máu mũi thì điều quan trọng là phải biết cách xử trí và chăm sóc đúng cách thì hầu hết chảy máu mũi sẽ tự hết.


Làm sao biết khi nào chảy máu mũi là nghiêm trọng?

Bạn nên đến khám ngay nếu con bạn có những dấu hiệu sau: - Máu trào trong mũi khiến con bạn khó thở. - Chảy máu mũi làm da tái nhợt, mệt mỏi hoặc kích động. - Không cầm máu được ngay cả khi bạn đã xử lý đúng cách. - Xảy ra sau phẫu thuật hoặc bạn biết con mình có khối u trong mũi. - Bao gồm các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực - Sau một chấn thương nghiêm trọng vào vùng mặt

- Nếu bạn đang dùng các thuốc làm chậm hình thành cục máu đông như: warfarin hoặc aspirin.


Cách tự xử lý khi chảy máu mũi   Bước 1: Hỷ mũi nhẹ: nó có thể làm tăng chảy máu một lúc nhưng điều đó cũng không sao Bước 2: Ngồi hay đứng với đầu cúi ra trước một ít, đừng nằm hay ngửa đầu ra sau. Bước 3: Bóp cánh mũi 2 bên, sát ngay dưới phần xương cứng của mũi. Đừng bóp vùng mũi sát hốc mắt vì đó là vị trí xương mũi nên bóp vào đó không giúp cầm máu mũi. Bước 4: Giữ mũi như vậy trong vòng 15 phút [trẻ em thì 5 phút]

Lặp lại các bước này nếu chảy máu mũi chưa cầm được. Đi viện ngay nếu thời gian đè mũi trên 30 phút [trên 10 phút ở trẻ em] mà vẫn chưa cầm máu.


Phải làm gì nếu chảy máu mũi tái phát?

Nguyên nhân thường gặp của chảy máu mũi tái phát thường là: - Tiếp xúc với không khí khô thường xuyên - Sử dụng nhiều thuốc xịt mũi - Tiếp xúc với lạnh thường xuyên - Sử dụng thuốc dạng hít, như cocain.

Một số trường hợp, chảy máu mũi tái phát là dấu hiệu của một rối loạn đông máu thể ẩn, bạn cần đi khám để phát hiện ra tình trạng đó.


Tôi cần làm gì để giải quyết tình trạng chảy máu mũi?

- Giữ ẩm cho mũi đặc biệt trong phòng ngủ. - Giữ ẩm trong mũi bằng nước muối dạng xịt hoặc gel.

- Hạn chế ngoáy mũi hoặc ít nhất là cắt móng tay và dùng nước làm mềm khi vệ sinh mũi.

Xem thêm: Hướng dẫn Sơ Cứu Chảy Máu Cam [máu mũi] - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Chảy máu cam ở trẻ thường phổ biến từ 3 đến 10 tuổi. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ thường là do ngoáy mũi hoặc thời tiết khô hanh. Thật may rằng tuy tình trạng này trông có vẻ đáng sợ, nhưng chúng lại lành tính. Hầu hết các trường hợp, mẹ đều có thể xử trí tại nhà hoặc chỉ dạy cho trẻ cách cầm máu mũi. Bài viết này của bác sĩ Hồ Ngọc Lợi sẽ đề cập đến các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ, phương pháp xử trí đúng và cách phòng ngừa tái phát. Mẹ hãy tham khảo nhé!

Sự khác biệt giữa chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau?

Chảy máu mũi có thể ở phần trước mũi hoặc phần sau lỗ mũi. Trong đó, chảy máu mũi trước là phổ biến nhất. Tình trạng này được gây ra là do tổn thương những mạch máu nhỏ ở bên trong mũi. Những mạch máu nhỏ này còn được gọi là mao mạch.

Chảy máu mũi sau sẽ do chảy máu ở phần sâu bên trong lỗ mũi. Tình trạng này ít phổ biến ở trẻ em. Chảy máu mũi sau phần lớn có liên quan đến chấn thương mặt và mũi.

Nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở trẻ là gì?

Nguyên nhân phổ biến gây ra chảy máu cam ở trẻ

  • Không khí khô hanh: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ em là do thời tiết khô hanh. Thời tiết này sẽ làm cho màng niêm mạc mũi bị kích thích và mất nước.
  • Móc và ngoáy mũi: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra tình trạng chảy máu mũi. Kích thích mũi bằng việc móc ngoáy có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu và gây chảy máu mũi.
Móc mũi có thể gây ra chảy máu cam ở trẻ
  • Chấn thương: Khi trẻ bị chấn thương ở mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi. Hầy hết các trường hợp đều không quá nặng. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra khi trẻ không ngưng chảy máu mũi sau 10 phút. Trường hợp lo lắng về vấn đề chấn thương ở mặt, mũi của trẻ, mẹ cũng cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Cảm cúm, dị ứng hoặc viêm mũi: Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến biểu hiện nghẹt mũi hoặc kích thích mũi đều có thể dẫn đến chảy máu mũi.
  • Nhiễm trùng đường mũi:  Một số loại viêm nhiễm đường mũi có thể làm cho phần da bên trong mũi và trước mũi sưng nóng và đỏ. Những viêm nhiễm này có thể dẫn đến chảy máu mũi.

Các trường hợp khác

Trong trường hợp hiếm, chảy máu mũi tái phát thường xuyên có thể do nguyên nhân liên quan đến huyết khối dẫn đến rối loạn đông máu. Nếu trẻ thường xuyên chảy máu mũi nhưng không liên quan đến các nguyên nhân kể trên, mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế để kiểm tra và tìm nguyên nhân gốc rễ.

Xem thêm: Y học thường thức: Bệnh máu khó đông [Hemophilia]

Chảy máu cam ở trẻ xử trí như thế nào?

Khi trẻ bị chảy máu cam, đầu tiên mẹ cần giữ bình tĩnh và đừng làm trẻ hốt hoảng. Mẹ hãy để trẻ ngồi xuống trên một chiếc ghế sau đó thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Giữ thẳng lưng và đưa người ra trước. Lưu ý rằng, một số mẹ nghĩ rằng cần cho trẻ ngửa ra sau để máu ngừng chảy. Điều này là không nên, bởi vì khi trẻ ngửa ra sau, máu sẽ chảy xuống cuống họng. Điều này sẽ khiến bé khó chịu do cảm nhận được mùi máu, kích thích ho và thậm chí làm trẻ nôn ói.
Khi bị chảy máu cam, hãy yêu cầu trẻ không được ngửa đầu ra sau
  • Bước 2: Lấy tay bịt ở phần mềm mũi ở dưới sóng mũi. Sau đó, nói trẻ hãy thở bằng miệng. Trường hợp trẻ đã lớn và đủ nhận thức, mẹ hãy chỉ cho trẻ tập bóp mũi.
  • Bước 3: Giữ tư thế và bóp mũi trong 10 phút. Hãy lưu ý thời gian, vì nếu chỉ giữ một thời gian ngắn đã thả tay ra có thể khiến cho chảy máu tái phát. Nếu ở nhà, mẹ cũng có thể áp một khăn hoặc túi lạnh để chườm vào mũi. Khi lạnh, niêm mạc mũi sẽ co lại và ngừng chảy máu mũi tốt hơn.

Xem thêm: Cách cầm máu mũi và phòng ngừa chảy máu mũi.

Làm gì khi máu mũi đã ngừng chảy?

Sau khi máu mũi ngừng chảy, trong vòng 24 giờ mẹ hãy dặn trẻ không làm các động tác sau đây:

  • Xì mũi.
  • Móc, ngoáy mũi.
  • Bóc các vảy ở lỗ mũi.
  • Uống nước nóng hoặc nước chứa cồn.
  • Vận động nặng hoặc tham gia tập thể dục thể thao cần chạy nhảy nhiều.

Chảy máu cam ở trẻ tái phát nhiều lần có nguy hiểm?

Một số trẻ chỉ chảy máu cam khoảng 1 hoặc 2 lần trong một năm. Đôi khi, sẽ có những trẻ chảy máu mũi với tần suất nhiều và thường xuyên hơn. Điều này có thể là do các mạch máu và màng bảo vệ mũi bị kích thích quá mức, làm lộ mao mạch lỗ mũi. Tình trạng này khiến cho dù chỉ là kích thích nhẹ nhưng vẫn chảy máu mũi.

Chảy máu cam ở trẻ tái phát nhiều lần xử trí như thế nào?

Nếu như trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, hãy thử áp dụng những phương pháp dưỡng ẩm màng bảo vệ mũi. Mẹ có thể áp dụng cho trẻ những phương pháp sau đây:

  • Dùng ngón tay hoặc đầu tăm bong ngoáy tai lấy một ít chất làm ẩm vaseline để bôi một lớp mỏng ở niêm mạc mũi trẻ. Mẹ nhớ là đừng chọt quá sâu vì sẽ khiến cho trẻ khó chịu.
  • Khi thấy phòng khô hanh [thường do sử dụng máy lạnh], mẹ có thể đầu tư máy phun hơi ẩm trong phòng. Điều này sẽ giúp phòng đủ độ ẩm và giảm kích thích niêm mạc mũi.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ. Đôi khi, trẻ sẽ có những hành động cố ý hoặc vô ý móc ngoáy mũi mà mẹ không hề hay biết.
  • Sử dụng nước muối xịt khoáng vào 2 bên lỗ mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng nước muối xịt khoáng để ngăn ngừa chảy máu cam

Khi nào trẻ cần khám bác sĩ?

Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị chảy máu mũi do nhét một thứ gì đó vào lỗ mũi trước đó.
  • Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nào và trẻ bị chảy máu mũi sau đó.
  • Ngoài chảy máu ở mũi, trẻ còn chảy máu ở những vị trí khác như nướu.
  • Trẻ thường xuyên có những mảng bầm tím ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Ngoài ra, mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt khi trẻ không ngừng chảy máu dù đã bóp nghẹt mũi và giữ chặt sau 10 phút. Trẻ sẽ cần được cấp cứu khẩn cấp hơn khi chảy máu này do bị va mạnh hoặc có vật đập mạnh vào đầu, trẻ than đau đầu, chóng mặt, cảm giác muốn ngất xỉu.

Lời kết

Trẻ chảy máu cam tuy nhìn rất đáng sợ nhưng hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp đều không cần đến bệnh viện. Mẹ và trẻ có thể tự xử trí tại chỗ theo các chỉ dẫn ở trên để cầm máu. Ngoài ra, mẹ nên khuyên trẻ nghỉ ngơi và không tham gia các trò chơi vận động nhiều, mạnh. Khuyến kích trẻ đừng nên xì mũi hoặc cạy, móc ngoáy mũi khi mới chảy máu mũi.

Chảy máu cam ở trẻ hầu hết đều vô hại và lành tính. Hiểu và nắm được các bước xử trí sẽ cực kỳ hữu ích với bất kỳ cha mẹ nào. Ngoài ra, khi trẻ đã đủ nhận thức, mẹ có thể chỉ dạy cho trẻ các bước xử trí cầm máu hiệu quả. Đồng thời hãy nhắc trẻ trong những trường hợp chảy máu do va đập đầu hoặc khiến con cảm thấy chóng mặt, đau đầu, cảm giác muốn ngất xỉu, hãy báo ngay với người lớn xung quanh hoặc liên hệ phòng y tế trong trường học. Những lời chia sẻ từ cha mẹ sẽ là phương pháp hữu ích giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân.

Xem thêm: Điểm danh các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

Video liên quan

Chủ Đề