Cách viết báo cáo kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy, 123job gửi đến các bạn cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, bài viết sau sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

​​​​​​​I. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Tác dụng của báo cáo

1. Khái niệm báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo chi tiết các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác, bảng báo cáo kết quả kinh doanh là công cụ để trình bày khả năng tạo lợi nhuận và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty được lập dựa trên sự cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Kế toán có thể khái quát chung sự cân đối của báo cáo kết quả kinh doanh qua công thức sau đây:

Tổng doanh thu thuần = Tổng chi phí + Tổng lợi nhuận

Trong đó:

Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ thường bao gồm 4 khoản sau được thể hiện qua công thức:

Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại + Thuế [Tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu]

2. Tác dụng của báo cáo kết quả kinh doanh

Mục đích chính của các doanh nghiệp kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể để nguồn vốn của họ được tăng lên. Vì đây là mục đích quan trọng nhất của cả doanh nghiệp cũng như những người có quyền lợi liên quan, cho nên việc cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình kinh doanh là cần thiết.

Tác dụng của báo cáo kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Những người có liên quan cần biết trách nhiệm của mình để cung cấp thông tin như tình hình hoạt động của từng dự án, sự lãi lỗ của doanh nghiệp. Tất cả những điều này có tác dụng quan trọng trong việc ra quyết định quản trị cũng như quyết định đầu tư, cho vay của những người liên quan.

Vì vậy, tác dụng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh là giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai của doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.

II. Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200

Như những thông tin bên trên thì báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính, các hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Vì sự quan trọng của báo cáo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200.

1. Nguyên tắc lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200 cần lưu ý

Doanh nghiệp khi lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh giữa doanh nghiệp và đơn vị không có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh đầy đủ gồm có 5 cột với nội dung như sau:

  • Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo
  • Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
  • Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm
  • Cột số 5: Số liệu của năm trước dùng để so sánh.

2. Cơ sở lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

3. Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200 đối với từng chỉ tiêu

a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 01]

  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 511 trong kỳ báo cáo.
  • Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân thì các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được khấu trừ hết.
  • Mã số 01 sẽ không bao gồm các loại thuế gián thu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất kho, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác [Đây là một điểm khác biệt so với bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC].

b. Các khoản giảm trừ doanh thu [Mã số 02]

  • Số liệu ghi vào khoản này là tổng phát sinh Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 521 trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN do các khoản này là các khoản thu hộ Nhà nước, về bản chất không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu [Đây cũng là điểm khác thứ 2 so với bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC].

c. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 10]

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Mã số 10 = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 01] - Các khoản giảm trừ doanh thu [Mã số 02]

d. Giá vốn hàng bán [Mã số 11]

Số liệu ghi tại mã số 11 là tổng phát sinh bên Có TK 632 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

e. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 29]

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Mã số 20 = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 10] - Giá vốn hàng bán [Mã số 11]

f. Doanh thu hoạt động tài chính [Mã số 21]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

g. Chi phí tài chính [Mã số 22]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

h. Chi phí lãi vay [Mã số 23]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635 [Chi tiết chi phí lãi vay]

i. Chi phí bán hàng [Mã số 23]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 641 đối ứng với bên Nợ TK 911 tròng kỳ báo cáo.

j. Chi phí quản lý doanh nghiệp [Mã số 26]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

k. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [Mã số 30]

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tròng kỳ báo cáo, được tính theo công thức:

Mã số 30 = Mã số 20 + [Mã số 21 - Mã số 22] - Mã số 25 - Mã số 26

l. Thu nhập khác [Mã số 31]

  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.
  • Riêng với giao dịch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư cao hơn giá trị còn lại của chúng và chi phí thanh lý.

m. Chi phí khác [Mã số 32]

  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
  • Riêng với giao dịch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư nhỏ hơn giá trị còn lại của chúng và chi phí thanh lý.

n. Lợi nhuận khác [Mã số 40]

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32

o. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế [Mã số 50]

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

p. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành [Mã số 51]

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết của TK 8211 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo [Lưu ý: Trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì chỉ tiêu này ghi bằng số âm]

q. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp [Mã số 60]

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Mã số 60 = Mã số 50 - [Mã số 51 + Mã số 52]

r. Lãi cơ bản trên cổ phiếu [Mã số 70]

Lãi cơ bản trên cổ phiếu có thể được tính bằng 2 công thức sau đâu:

Công thức 1: Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

Công thức 2: Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi

s. Lãi suy giảm trên cổ phiếu [Mã số 71]

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định theo 2 công thức như sau:

Công thức 1: Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi

Công thức 2: Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm

III. Các mẫubáo cáo kết quả kinh doanh

1. Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 133

Mời các bạn tham khảo mẫubáo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133 dưới đây:

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133

2. Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

Như đã giới thiệu cách lập bảng ở trên, dưới đây là mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200:

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tu 200

3. Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Quyết định 15

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Quyết định 15 mà mọi người có thể tham khảo:

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo quyết định 15

IV.Ý nghĩa của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh, từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Lợi nhuận là một nhân tố quan trọng và là một nguồn chủ yếu để doanh nghiệp mua sắm các tài sản mới, thay thế các trang thiết bị cũ và mở rộng năng lực hoạt động của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các đối tượng quan tâm đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tức là doanh nghiệp đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về con người cũng như các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh

Nếu các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh tăng lên chứng tỏ trong kì doanh nghiệp đang làm ăn tốt và trên đà tăng trưởng và ngược lại. Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các nhà đầu tư cũng có thể nhìn thấy rõ các khoản mục chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi quản lý doanh nghiệp, khấu hao, lãi tiền vay, thuế. Nếu các khoản mục này tăng lên thì có thể đánh giá doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí chưa tốt, hoặc công ty đang đầu tư quá mức cho các chi phí bán hàng, khuyến mại.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và tương lai

V. Kết luận

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch, chiến lược phù hợp trong tương lai của công ty. Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ nhất những thông tin về bảng báo cáo kết quả kinh doanh, cách lập báo cáo và các mẫu bảng báo cáo để các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc và áp dụng thành công vào thực tế nhé.

Xem tiếp: Nghệ thuật telesale: Bí quyết chốt sale thành công qua điện thoại
Tag:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo công việc Báo cáo thực tập Báo cáo Báo cáo tài chính kết luận báo cáo thực tập mẫu báo cáo công việc kế hoạch kinh doanh lập kế hoạch kỹ năng lập kế hoạch kế hoạch tuyển dụng kế hoạch marketing nhân viên kế hoạch vật tư Lập kế hoạch kinh doanh lời cảm ơn báo cáo thực tập mẫu báo cáo thực tập báo cáo thực tập ngành kế toán báo cáo kết quả kinh doanh mẫu báo cáo kết quả kinh doanh lên kế hoạch marketing lập kế hoạch marketing

Bài viết nhiều người đọc

  • Yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp và ví dụ hàng đầu về văn hóa doanh nghiệp

  • Kỹ năng đàm phán của doanh nhân chinh phục mọi đối tác

  • Supervisor là gì? Kỹ năng supervisor phải nắm vững nếu muốn thành công

  • 5 cách tối ưu hóa feedback của khách hàng để truyền thông trong kinh doanh

  • Top 10 game test IQ phổ biến chính xác nhất bạn nên thử

  • Nghề lái xe: Những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết phải nắm rõ

  • Nguồn gốc hình thành những ý tưởng kinh doanh tiềm năng, mới lạ

  • Bộ phận R&D - Chức năng quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:
  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề