Cách uốn cây cảnh 3 thân

Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để uốn. Sau đây là một số kỹ thuật “tạo rãnh” “khoét lỗ”, “và xẻ cành”…

3.7/5 - (3 votes)

Cây cảnh bonsai là nghệ thuật cây cảnh xuất phát từ Nhật Bản với loại cây được trồng trong chậu, sở hữu hình dáng cổ thụ. Chơi cây cảnh Bonsai là nghệ thuật tu dưỡng tâm hồn, mang nét đẹp hoàn hảo của thiên nhiên. Vậy những kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản nào mà người bắt đầu cần nắm?

kỹ thuật uốn cây cơ bản

Chơi cây cảnh bonsai không chỉ đơn giản là việc chăm sóc mà nó rèn luyện đức tính tỉ mỉ, khiêm nhường, kiên nhẫn. Mỗi hình dáng, thế của cây cảnh bonsai thể hiện một đức tính khác nhau của gia chủ. Cây cảnh cũng giống như con người cần phải uốn nén thật kỹ thật khéo léo thì mới có thể đẹp. Việc tạo dáng cho cây rất quan trọng, giúp tạo nên cây cảnh một vẻ đẹp, độc đáo riêng mà khó có thể bắt chước được.

Table of Contents

  • Chuẩn bị để uốn cây cảnh
    • Dụng cụ chuẩn bị
    • Thời điểm nào hích hợp uốn cây cảnh?
    • Chọn cây để uốn
  • Lưu ngay những kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản
    • Kỹ thuật uốn cây cơ bản
    • Kỹ thuật uốn các cành cây lớn, dễ gãy
    • Kỹ thuật tạo rễ cho cây bonsai
    • Lưu ý nên cắt tỉa duy trì dáng bonsai sau khi uốn

Chuẩn bị để uốn cây cảnh

Dụng cụ chuẩn bị

  • Kéo cắt tỉa: cắt bỏ bớt lá, cành quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây. Trong bonsai, tránh những cành cây song song, uốn về phía sau, gối lên nhau, đối xứng và cành rũ.
  • Dây uốn cành: thường thì dùng dây uốn cành là dây đồng hoặc dây kẽm để uốn. Bên cạnh đó, có thể dùng loại dây vải để quấn giúp tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, nhưng sẽ gây nấm mốc vào mùa mưa.

Lưu ý: Bạn không nên dùng dây sắt bởi vì theo thời gian dễ bị gỉ sắt. Với một số loại cây lá kim, thì gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến cây, gây độc và làm chết cây.

Thời điểm nào hích hợp uốn cây cảnh?

Thời điểm thích hợp nhất để tạo dáng cho cây cảnh, bonsai là vào cuối hè hoặc cuối tháng 7 đầu tháng 8. Khoảng thời gian này để cây phát triển mạnh, cho ra nhiều chồi non, lá thích hợp tốt cho việc uốn cây. Với các loại cây chảy nhiều nhựa giống như cây thông hay gỗ sam thì thời điểm thích hợp để uốn cây là vào cuối tháng 8 khi lượng nhựa lưu thông trong cây giảm đi.

Còn với những loại cây rụng lá sớm, chảy nhiều nhựa thì bạn không nên uốn cây vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Chọn cây để uốn

  • Dáng tổng thể: Để tạo một tác phẩm cây cảnh bonsai đẹp thì cần có sự cân đối về tổng thể của cây, các thành phần tạo nên dáng tổng thể: Thân- rễ- cành.
  • Thân cây: Thân cây đẹp khi có độ to giảm dần từ gốc đến ngọn, gốc to nhỏ. Thân cây là nét chính tạo nên dáng cây vì thế nên chọn những thân cây phù hợp với dáng nhìn sẽ đẹp hơn. Trường hợp thân cây có các yếu tố khác như hình dạng vỏ cây, những nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây cũng sẽ có giá trị thẩm mỹ hơn.
  • Rễ cây: Là yếu tố tạo nên sự vững chải, mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây đẹp là chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, và không có những rễ chồng chéo nhau hoặc mọc từ sau ra trước.
  • Cành cây: Tổng thể cành tạo thành bộ tán của cây. Tán cây có thể được điều chỉnh bằng cách uốn sửa các cây mọc cho phù hợp. Thường thì cành trong cây cảnh, bonsai được phân bổ theo hình xoắn ốc, độ dài và độ nhỏ của cành cây dần từ gốc đến nhọn. Nên cắt bỏ các cành mọc vượt quá hoặc mọc ngang đâm xéo, hay mọc cùng vị trí với các cành chính khác trong cây. 

Bên cạnh đó, chậu cây cũng là yếu tố tạo nên vẻ đẹp của cây, chậu cây có hình dáng, kích thước phù hợp với cây sẽ làm tăng vẻ đẹp của cây lên rất nhiều.

Lưu ngay những kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản

Đầu tiên, nên loại bỏ bớt lá, và cắt bỏ đi những cành nằm quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng. Tiếp theo là uốn thân trước, rồi đến cành chính. Sau đó là những cành quanh thân cây tính từ gốc đến ngọn. Lưu ý là uốn cành lớn trước, và cành nhỏ uốn sau. 

Kỹ thuật uốn cây cơ bản

kỹ thuật uốn cây cơ bản

  • Để quấn được dây kẽm quanh thân cây thì bạn nên cắm một đầu dây kẽm sau trong đất của chậu cây. 
  • Khi quấn dây thì không nên quấn quá lỏng hoặc quá chặt và đường quấn phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.
  • Uốn cây bằng cách nhẹ nhàng xoắn cành theo hướng quấn dây kẽm để giúp dây luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây.
  • Tháo dây nếu dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đó là lúc thích hợp nhất bởi vì cành đã tương đối định hình. Nếu tháo dây muộn quá sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, nên gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

*Lưu ý: Đối với những loại cây rụng lá sớm thì sau khoảng 3 đến 5 tháng là bạn có thể tháo dây quấn. Còn đối với các cây gỗ lớn thường là 1 năm. Có thể uốn cành lại lần hai trường hợp cây trở lại hình dáng ban đầu.

Kỹ thuật uốn các cành cây lớn, dễ gãy

Mỗi cành cây đều có đặc điểm mềm dẻo rất khác nhau vì thế không phải cành nào cũng uốn được một cách thoải mái, đặc biệt là các cây lớn hoặc dễ gãy. Nếu bạn vẫn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó, sau đó để cho cây quen dần, ít hôm sau lại uốn tiếp.

Những cành cây lớn, dễ gãy, nếu bạn cố sức uốn thì cần phải làm cẩn thận, chậm rãi. Nếu không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến phương án khác để xử lý triệt để, nhằm tránh sô hỏng bỏng không.

Kỹ thuật tạo rễ cho cây bonsai

Thường thì rễ cây lâu năm có bộ rễ bò ngoằn nghèo, tạo nên 1 cảnh tượng đẹp lạ và đó cũng là 1 trong những nét nghệ thuật mang tính thời gian của đặc trưng của mỗi cây bonsai. Tuy nhiên, ta sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ hàng chục năm như thế để chiêm ngưỡng. Thay vào đó, mỗi năm hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng lúc trồng vào chậu khác, để giúp cây dần phô bày được bộ rễ trên mặt đất.

Ta có thể tạo dáng cho rễ cây bằng việc uốn dây kẽm sẽ mục trong đất lên những cái rễ còn ít tuổi, còn với những rễ ngoằn nghèo thì giữ nguyên hình dáng.

Lưu ý nên cắt tỉa duy trì dáng bonsai sau khi uốn

Như đã biết, cây sẽ tập trung mọc nhanh nhất tại phần ngọn và phần ngoài rìa. Vì thế, chúng ta phải tỉa các khu vực này thường xuyên để giúp những phần phía bên trong phát triển tốt hơn, bạn nên tỉa suốt mùa phát triển của cây.

Để giúp duy trì hình dáng, bạn nên cắt phần cuống ngay trên lá. Còn với những cây thuộc lá kim, có nhiều nhựa, việc tỉa nên làm bằng tay, tránh để cây tiếp xúc với vật sắt. Như đã nói ở, những vật bằng sắt khi tiếp xúc với nhựa cây thì sẽ làm cho cây chết.

Trên đây là các kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản, hy vọng đã mang đến bạn những thông tin cơ bản nhất. Để tạo nên những cây bonsai độc đáo theo ý mình thì còn rất nhiều kỹ thuật phức tại khác. Chaucayxuatkhau sẽ chia sẻ trong những phần sau nhé.