Cách trong cây theo hướng trọng lực

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 23: Hướng động [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 91: Quan sát hình 23.1, hãy nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường.

Lời giải:

– Rễ luôn hướng xuống dưới

– Chồi luôn phát triển lên phía trên

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 92: Quan sát các thí nghiệm ở hình 23.2, nêu hiện tượng của thí nghiệm.

Lời giải:

– Cây luôn phát triển hướng về phía ánh sáng

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: Quan sát hình 23.3, nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước.

Lời giải:

Rễ cây phát triển hướng tới nguồn nước

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: So sánh sự khác nhau giữa hai chậu cây trồng trong đất [hình 23.4]

Lời giải:

– Chậu 1: Rễ cây phát triển đến nơi có hầm lượng dinh dưỡng tốt.

– Chậu 2: Rễ phát triển tránh xa các hóa chất độc hại.

Lời giải:

Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Lời giải:

∗ Hướng đất:

– Ví dụ: Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

– Giải thích: Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương.

∗ Hướng sáng:

– Ví dụ: Khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

– Giải thích: Ánh sáng gây ra sụ phân bố lại hàm lượng auxin từ phía được chiếu sáng sang phía bị che tối, do đó tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả ngọn cây uốn cong về phía ánh sáng.

∗ Hướng nước:

– Ví dụ: Khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc đúng theo chiều hướng đất.

– Giải thích: Ở rễ có mặt các bào quan nhạy cảm với trọng lực gọi là sỏi thăng bằng, lực hấp dẫn làm lắng sỏi thăng bằng hướng xuống ngược với lưới nội chất được định hướng riêng biệt.

∗ Hướng hóa:

– Ví dụ: Khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón [đạm, lân, kali], chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

Lời giải:

Auxin có vai trò kích thích sự kéo dài của tế bào.

– Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống.

– Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng.

Lời giải:

   A. các nhân tố môi trường

   B. sự phân giải sắc tố

   C. đóng khí khổng

   D. thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

   D. Thay đổi cấu trúc tế bào.

Đáp án: A

Lời giải:

– Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

– Tưới nước đều, nước thấm sâu, rễ đâm sâu.

– Trồng các loại cây ưa sáng chú ý mật độ trồng từng loại cây.

– Bón phân đủ liều lượng

– Trồng các cây leo cần các giá thể có hình theo nhu cầu làm cây cảnh nghệ thuật.

Báo cáo thực hành

Đề bài

Học sinh làm tường trình về quá trình thí nghiệm 

Từng nhóm học sinh báo cáo trước lớp về kết quả của thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự vận động hướng trọng lực của rễ 

Lời giải chi tiết

Báo cáo thực hành 

1. Chuẩn bị:

    a. Dụng cụ:

     + 2 đĩa sâu.

     + 1 chuông thủy tinh [hoặc nhựa] trong suốt.

     + 1 nút cao su [hoặc gỗ, xốp] đường kính 5- 6cm .

     + 2 ghim nhỏ.

     + 1 panh gắp hạt.

     + 1 dao lam [hoặc kéo] .

     + 1 giấy lọc.

    b. Mẫu vật:

     Hạt đậu [hoặc lúa, ngô] mới nhú mầm.

2. Tiến trình

     + Cho nước vào đĩa đáy sâu.

     + Chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao su.

     + Cắt bỏ tận cùng [đỉnh rễ] của 1 rễ mầm.

     + Đặt nút cao su vào đĩa, phủ giấy lọc lên hạt mầm [2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước].

     + Úp chuông thủy tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày.

     + Quan sát sự vận động của rễ mầm ở cả hai hạt mầm.

3. Kết quả:

     - Rễ cây còn đỉnh rễ uốn cong xuống phía dưới.

     - Rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn cong xuống dưới như rễ cây còn nguyên đỉnh rễ.

4. Nhận xét – kết luận:

     - Rễ cây chịu tác động của trọng lực.

     - Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

                       BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN

I] KHÁI NIỆM

          - Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

          + Huớng động dương: sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

          + Hướng động âm: sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

          - Cơ chế: Nhờ hoạt động của hoocmon thực vật mà tốc độ sinh trưởng của hai phía cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau:

          + Hướng động dương: do các tế bào ở phía không có kích thích sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích.

          + Hướng động âm: do các tế bào ở phía không có kích thích sinh trưởng chậm hơn phía có kích thích.

          - Vai trò: Giúp cây thích ứng với biến động của môi trường để tồn tại và phát triển tốt hơn.

II] CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

1. Hướng sáng

- Biểu hiện: +Thân cây: hướng sáng dương

                   + Rễ cây: Hướng sáng âm

- Cơ chế:

+ Thân cây: hoocmon auxin tập trung nhiều ở phía tối nên kích thích tế bào phía tối sinh trưởng

nhanh hơn → ngọn cây hướng về ánh sáng.

+ Rễ cây: hoocmon auxin tập trung nhiều ở phía tối gây kìm hãm sinh trưởng các tế bào phía tối → các tế bào phía sáng sinh trưởng nhanh hơn →  rễ cây hướng về phía tối.

Ví dụ: Đặt chậu cây cạnh cửa sổ, cây sẽ có xu hướng mọc vươn ra bên ngoài- hướng về phía ánh sáng. Kể cả khi ta xoay cành cây hướng vào trong thì sau một thời gian, cành cây vẫn hướng về bên ngoài.

2. Hướng trọng lực:

          - Biểu hiện: + Thân cây: hướng trọng lực âm

                             + Rễ cây: huớng trọng lực dương

          - Cơ chế:

+ Thân cây: phía dưới tập trung nhiều auxin nên kích thích các tế bào sinh trưởng nhanh hơn phía trên → thân cây hướng lên trên

+ Rễ cây: phía dưới tập trung nhiều auxin nên kìm hãm tế bào phía dưới sinh trưởng → tế bào phía trên sinh trưởng nhanh hơn làm rễ cây hướng xuống đất


3. Hướng hóa.

          - Biểu hiện:

+ Hướn hóa dương: sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất [thường là các hóa chất tốt: muối khoáng, phân bón,…]

+ Hướng hóa âm: sinh trưởng tránh xa nguồn hóa chất [thường là các hóa chất độc hại đối với cây].

[*] Thí nghiệm: đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất, ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón, giữa chậu thứ hai đặt bình xốp đựng hóa chất độc [như hình ảnh].

Kết quả: Chậu thứ nhất: rễ mọc hướng về phía phân bón

               Chậu thức hai: rễ mọc hướng xa hóa chất

4. Hướng nước.

          - Biểu hiện: Rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước

          [*] Thí nghiệm: Gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng.

          - Kết quả: Rễ cây có hình lượn sóng do rễ len lỏi vào đất, vươn xa về phía nguồn nước

5. Hướng tiếp xúc.

          - Biểu hiện: cây sinh trưởng theo kiểu quấn quanh vật tiếp xúc

          - Cơ chế: các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

       
 
 
 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng

B. sự phân giải sắc tố

C. đóng khí khổng

D. sự thay đổi hàm lượng axit nucleic

         Đáp án: A.

         Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 2: Hai kiểu hướng động chính là

A. hướng động dương [sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng] và hương động âm [sinh trưởng về trọng lực]

B. hướng động dương [sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích] và hương động âm [sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích]

C. hướng động dương [sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích] và hương động âm [sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích]

D. hướng động dương [sinh trưởng hướng tới nước] và hương động âm [sinh trưởng hướng tới đất]

Đáp án: C

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 3: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương

B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm

D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

         Đáp án: B.

         Thân cây luôn mọc hướng lên trên và hướng về phía ánh sáng

         Rễ cây luôn mọc hướng xuống dưới và ngược hướng với ánh sáng.

Câu 4: Tính hướng đất là do tác động chủ yếu của hoocmon nào?

         A. Auxin.             B. Xitokinin.                  C. Etilen.              D. AAB.

         Đáp án: A.

         Do nồng độ auxin không đều ở hai phía cơ quan tiếp nhận kích thích nên gây ra sự sinh trưởng không đều giữa hai phía, từ đó rễ cây có tính hướng đất dương, thân cây hướng đất âm.

Câu 5: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
 

A. Hướng sáng. 
 

B. Hướng tiếp xúc. 
 

C. Hướng nước. 
 

D. Hướng hoá.

Đáp án: B.

Các tua cuốn mọc quanh giá thể → hướng tiếp xúc

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG.

Câu 1: Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật?
 

A. Các kim loại, khí trong khí quyển. 
 

B. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn. 
 

C. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác. 
 

D. Các hoá chất có thể là axit, kiềm. 

Câu 2: Cho các hiện tượng:
 

I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
 

II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
 

III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
 

IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
 

V. Sự đóng mở của khí khổng
 

Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?
 

A. III, IV
 

B. III, V
 

C. I, II, IV
 

D. Các đáp án đều sai

Câu 3: Vận động nào dưới đây là hướng động dương?

          A. Rễ mọc tránh xa hóa chất độc hại.

         B. Cây mọc hướng về ánh sáng.

         C. Rễ cây mọc ngược hướng ánh sáng.

         D. Thân cây mọc ngược chiều trọng lực.

Câu 4: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

Câu 5: Hướng động của cây có liên quan tới:

          A. Các nhân tố môi trường.

          B. Sự phân giải sắc tố.

          C. Đóng mở khí khổng.

          D. Sư thay đổi nồng độ hoocmon etilen.

Câu 6: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy       B. chậm, khó nhận thấy

C. nhanh, khó nhận thấy     D. chậm, dễ nhận thấy

Câu 7: Một chồi thẳng cao khoảng 5cm, người ta dùng một mũ chống ánh sáng xuyên qua chụp vào đỉnh chồi và chiếu sáng từ phía bên trái. Sau khoảng 3 ngày sẽ có hiện tượng gì?

          A. Chồi cao lên và nghiêng về phía bên trái.

          B.  Chồi vẫn như ban đầu.

          C. Chồi không cao lên nhưng nghiêng về phía bên trái.

          D. Chồi cao lên nhưng mọc thẳng đứng.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?
 

A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sực hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm.
 

B. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất. 
 

C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương. 
 

D. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây. 

Câu 8: Các kiểu hướng động âm ở rễ là
 

A. hướng đất, hướng sáng. 
 

B. hướng sáng, hướng hoá. 
 

C. hướng sáng, hướng nước. 
 

D. hướng nước, hướng hoá. 

Câu 9: Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới

A. cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt.

B.cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.

C. cây mọc thảng đều, lá màu xanh lục.

D. cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.

Câu 10: Tính hướng nước của cây là

A.  hướng nước dương.

B. hướng nước âm.

C. hướng nước có lúc dương, có lúc âm.

D. cả 3 ý trên đều sai.

Câu 11: Mầm cỏ quay cong về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp

A. ánh sáng yếu.                                               B. ánh sáng khuếch tán.

C. ánh sáng mạnh.                                            D. ánh sáng chiếu một phía.

Câu 12: Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào ?
          A. Chiếu sáng từ một hướng.     

            B. Chiếu sáng từ hai hướng.
          C. Chiếu sáng từ một hoặc nhiều hướng.

          D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 13: Tại sao người nông dân làm trà khi trồng dưa leo?

            A. Vì thân dưa leo có hướng tiếp xúc nên làm chà để cây dưa leo bám vào phát triển lên.

          B. Làm chà để tạo bóng râm cho dưa leo phát triển.

          C. Dùng chà để nâng đỡ dưa leo.

          D. Làm chà để bảo vệ cây dưa leo khỏi sâu bọ.

Câu 14: Rễ cây đặt nằm ngang vẫn quay về phía sức hút của trái đất do tác động của:

          A. Một dòng ion.

          B. Một dòng xung động.

          C. Một loại hoocmon.

          D. Một gradient điện.

Câu 15: Cây non được chiếu sáng thường cong về phía ánh sáng. Đặt giữa cây và đèn chiếu sáng một kính lọc màu không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu. Đó là loại kính lọc màu:

          A. Đỏ                   B. Xanh lá cây.    C. Tím.       D. Xanh da trời

Câu 16: Darwin đã phát hiện mầm cây cong về phía ánh sáng chỉ ở trường hợp:

          A. Thân không dài quá 10cm.

          B. Bao lá mầm nghiêng về phía có ánh sáng.

          C. Đêm dài hơn ngày.

          D. Không khí có độ ẩm cao.

Câu 17: Tác nhân của hướng tiếp xúc là.

          A. Ánh sáng.                  B. Nước.               C. Vật tiếp xúc.    D. Đất.

Câu 18: Một cây non trồng trong chậu hướng về phía ánh sáng gọi là:

          A. Cảm ứng ánh sáng.

          B. Chuyển động theo ánh sáng.

          C. Quang chu kỳ.

          D. Quang hướng đông.

Câu 19: Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây

I.  Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình to.

II. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.

III. Tăng tốc độ phân chịu của tế bào.

IV. Làm tế bào lâu già.

Phương án đúng là

A. II                      B. II, IV                C. I, III                 D. I, II, IV

Câu 20: Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây nằm ngang, sau đó rễ cây hướng đất dương?

          A. Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất.

          B. Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.

          C. Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ cong hướng xuống đất.

          D.Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.

Đáp án:   

1A

2B

3B

4A

5B

6D

7A

8B

9D

10A

11D

12D

13A

14C

15B

16B

17C

18A

19C

20C

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề