Cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật

Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích và nguyên tắc xác định [Ảnh minh hoạ]

Bảng tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tích

Theo đó, bảng tỷ lệ phần trăm TTCT do thương tích được sử dụng trong giám định pháp y bao gồm:

- Chương 1: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh.

- Chương 2: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tim mạch.                               

- Chương 3: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ hô hấp.

- Chương 4: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tiêu hóa.

- Chương 5: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục - sản khoa.

- Chương 6: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ nội tiết.

- Chương 7: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương cơ - xương khớp.

- Chương 8: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương phần mềm.

- Chương 9: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương bỏng.

- Chương 10: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương cơ quan thị giác.

- Chương 11: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương răng - hàm - mặt.

- Chương 12: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương tai - mũi - họng.

Trong đó:

Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm TTCT quy định tại Điều 3 Thông tư  22/2019/TT-BYT:

- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần [theo quyết định trưng cầu/yêu cầu], thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp [cộng] tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT.

Thùy Liên 

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bảng tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tích

*Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn

Trong đó:

- T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất [nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định].

- T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = [100 - T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

- T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = [100-T1-T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

- Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn - {100-T1-T2-T3-...-T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Lưu ý:

+ Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

+ Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định.

+ Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

+ Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

**Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần [theo quyết định trưng cầu/yêu cầu], thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp [cộng] tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT.

Căn cứ theo Điều 2, 3, 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Giám định tư pháp là gì?
  • 3. Nguyên tắc khi thực hiện giám định tư pháp
  • 4. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
  • 5. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
  • 6. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
  • 7. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Giám định tư pháp năm 2012

Thông tư số 22/2019/TT-BYT Quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần

2. Giám định tư pháp là gì?

Giám định tư pháplà việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Người giám định tư pháp bao gồm các giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc và phải bảo đảm tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp 2012.

3. Nguyên tắc khi thực hiện giám định tư pháp

Khi thực hiện giám định tư pháp phải theo các nguyên tắc dưới đây, được quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp năm 2012 như sau:

1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.

2. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.

3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

4. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

Căn cứ Điều 22 của Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:

Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a] Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b] Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c] Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d] Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a] Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b] Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

5. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Căn cứ Điều 1 Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định về Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

Điều 1. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể [sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT] sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

1. Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;

2. Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;

3. Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;

4. Bảng 4:Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

6. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định tại Điều 3 của Thông tư số 22/2019/TT-BYT như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân. Ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần [theo quyết định trưng cầu/yêu cầu], thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp [cộng] tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tạiĐiều 4 Thông tư này.

7. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Căn cứ Điều 4 của Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:

a] T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất [nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này].

b] T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = [100 - T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c] T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = [100-T1-T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d] Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn = {100-T1-T2-T3-...-T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

đ] Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

2. Ví dụ:

a] Một đối tượng có nhiều tổn thương:
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:
- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;
- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
- T1 = 63% [tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%].
- T2 = [100 - 63] x 41/100% = 15,17%.
- T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:
T3 = [100 - 63 - 15,17] x 22/100% = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97%, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.

b] Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: [1] Giám định pháp y và [2] Giám định pháp y tâm thần:
Ông Nguyễn Văn B [ông B] đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% [T1].
Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:
T1 đã được xác định là 45%; T2 được xác định như sau:
T2 = [100 - 45] x 37/100 = 20,35%.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = [T1+T2].
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45% + 20,35% = 65,35%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65%.

* * * * *

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phậnTư vấn Pháp luật Công ty Luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề