Cách tính tiết diện đường ống phù hợp với quạt

Skip to content

Mỗi đường ống khác nhau sẽ cần một công thức tính lưu lượng gió trong ống khác nhau. Nhằm hỗ trợ bạn tính toán lưu lượng gió dễ dàng hơn, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số quy ước và công thức chuẩn tính toán lượng gió truyền tải trong hệ thống đường ống cấp. Nếu bạn quan tâm đến cách tính lưu lượng gió trong ống thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Quy ước tính lưu lượng gió trong hệ thống đường ống

Để áp dụng công thức tính lưu lượng gió trong ống một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn cần nắm vững các quy ước như sau:

Tốc độ của gió

Người ta quy ước vận tốc gió trong các đường ống như sau:

  • Vận tốc trong ống gió cấp chính là 11 m/s;
  • Vận tốc gió trong đường ống gió mềm cấp là 3.5 m/s;
  • Vận tốc trong ống gió hồi là 6 m/s;
  • Vận tốc trong đường ống gió thải là 6 m/s;
  • Vận tốc gió tại cửa miệng gió cấp là 2.5 m/s;
  • Vận tốc gió tại các miệng gió là 2.5 m/s.
Nắm rõ quy ước giúp bạn áp dụng công thức tính lưu  lượng gió trong ống chính xác hơn

Vận tốc gió trong ống cấp chính cùng mục đích sử dụng 

Với những mục đích sử dụng khác nhau thì vận tốc của gió cũng có sự thay đổi, do đó bạn cần nắm chắc những quy ước dưới đây để áp dụng cách tính lưu lượng gió trong đường ống một cách chính xác nhất.

  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với không khí bình thường:  5-10 m/s.
  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với sương, khói:  10-15 m/s.
  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với bụi nhẹ [bụi vải]:  2.5-15m/s.
  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với bụi mịn, khô [powder, dry dust]:  15-20 m/s.
  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với bụi trung bình [average industrial dust]:  15.2-20 m/s.
  • Vận tốc gió trong ống cấp đối với bụi nặng, kích thước lớn [heavy or moist]:  22 – 45m/s hoặc cao hơn.

Tham khảo sản phẩm

  • Quạt thông gió tầng hầm
  • Quạt cấp gió tươi công nghiệp

Công thức tính lưu lượng gió trong ống

Để tính toán và lựa chọn giải pháp thông gió phù hợp, bạn chỉ cần áp dụng cách tính lưu lượng gió trong đường ống như sau:

Vx = fx.vx , m3/s 

Trong đó:

  • Vx: lưu lượng gió ra miệng thổi [m³/s];
  • fx: tiết diện thoát gió của miệng thổi [m²];
  • vx: tốc độ trung bình của gió ra miệng thổi [m/s].
Tính lưu lượng gió trong ống sẽ giúp bạn lựa chọn được hệ thống phù hợp với nhà xưởng

Đâu là đơn vị lắp đặt hệ thống thông gió chất lượng nhất hiện nay?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là đơn vị lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng uy tín, chất lượng thì hãy tin tưởng lựa chọn Công ty Dobaco. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực lắp đặt, thi công hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, Công ty Dobaco hứa hẹn mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

Dobaco – đơn vị lắp đặt hệ thống thông gió đạt chuẩn

Đến với Dobaco, bạn sẽ được trải nghiệm:

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng chất lượng vượt trội với giá thành cạnh tranh trên thị trường;
  • Các sản phẩm, link phụ kiện chính hãng, chất lượng đảm bảo tuyệt đối;
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn sản phẩm tuyệt vời;
  • Chế độ bảo hành, bảo trì hệ thống thông khí nhà xưởng lâu dài;

Trên đây chúng tôi đã bật mí những quy ước và công thức tính lưu lượng gió trong ống dành cho các nhà xưởng. Bên cạnh đó, chúng tôi đã giới thiệu về đơn vị Dobaco – xưởng cung cấp các sản phẩm quạt công nghiệp hàng đầu trên thị trường. Nếu bạn cần được tư vấn về hệ thống thông gió nhà xưởng, hãy liên hệ với Công ty Dobaco qua hotline 0984 249 686 để được hỗ trợ sớm nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • Hệ thống hút bụi công nghiệp, nhà xưởng
  • Hệ thống hút bụi xưởng gỗ

Trong quá trình máy móc, thiết bị hoạt động tại nhà xưởng rất dễ sản sinh ra nhiệt năng, bụi bẩn vào môi trường. Bên cạnh đó sự tác động của điều kiện nhiệt độ cao của thời tiết nước ta cũng khiến cho không gian bên trong nhà xưởng nóng bức hơn. Do đó, thông gió nhà xưởng được xem là giải pháp làm mát hiệu quả giúp hạ nhiệt độ, thanh lọc môi trường, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Cùng tìm hiểu hướng dẫn cách tính toán thông gió nhà xưởng sau đây của chúng tôi nhé.

cách tính toán thông gió nhà xưởng

1. Vì sao phải thông gió nhà xưởng?

Thông gió nhà xưởng là việc làm bắt buộc khi thi công xây dựng nhà xưởng. Song không phải ai cũng biết được lý do vì sao phải thực hiện thông gió cho nhà xưởng. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn dưới đây là một số lý do giải thích:

– Khi xây dựng hệ thống thông gió cho nhà xưởng sẽ làm cho không khí bên trong của nhà xưởng được lưu thông. Điều này giúp cho không khí oi bức và ô nhiễm do bụi của không gian nhà xưởng được thoát ra bên ngoài. Đồng thời đưa không khí tươi, trong lành và mát mẻ từ ngoài môi trường vào bên trong giúp cho người lao động bên trong được thoải mái và làm việc hiệu quả.

– Hệ thống thông gió có cấu tạo và phương thức lắp đặt vô cùng đơn giản. Chính vì vậy chi phí lắp đặt của nó tương đối thấp giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

– Ngoài ra hệ thống này còn giúp tiết kiệm điện năng giúp người dùng giảm được chi phí làm mát nhà xưởng so với khi sử dụng những phương pháp khác.

2. Các tính toán thông gió nhà xưởng

Trước khi tính thông gió nhà xưởng, thì bạn phải tính được lưu lượng thông gió cần sử dụng tại đây.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

2.1 Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng

Một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng là xác định lưu lượng gió cần thiết. Qua đó, đội ngũ kỹ sư mới có thể lên bản thiết kế phù hợp, lựa chọn thiết bị mang lại hiệu quả cao. Tham khảo hai cách tính lưu lượng gió phổ biến dưới đây.

2.1.1 Cách tính lưu lượng thông gió theo thể tích nhà xưởng

Dựa vào thể tích nhà xưởng hoặc xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng công thức tính lưu lượng gió sau:

Tg = X*T

Trong đó:

  • X là số lần không khí trong xưởng cần được thay thế [lần/giờ].
  • T là thể tích nhà xưởng, xí nghiệp [T = DxRxC], [m3].
  • Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng [m3/h].

2.1.2. Cách tính lưu lượng thông gió nhà xưởng dựa theo số người

Cách tính toán lưu lượng hệ thống thông gió nhà xưởng thứ 2 dựa trên số người lao động làm việc trong nhà xưởng.

Tại Việt Nam, nhà nước quy định mỗi người lao động cần cung cấp 20m3 gió tươi trong một giờ. Do vậy, lưu lượng gió tươi cần cung cấp vào nhà xưởng được tính bằng việc áp dụng công thức:

Tg = N*20

Trong đó:

  • N là số người lao động làm việc trong nhà xưởng [N = Diện tích/0.7].
  • Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng [m3].

2.2 Công thức tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng

Sau khi tính được lượng gió cần cung cấp, doanh nghiệp tiến hành tính toán thiết kế hệ thống quạt, đường ống thông gió và số lượng tấm Cooling Pad trong nhà xưởng sao cho phù hợp. Dưới đây là 3 công thức và cách tính thông gió nhà xưởng mà bạn có thể sử dụng để tìm ra các giá trị trên.

2.2.1 Cách tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Xác định số lượng quạt cần dùng là một bước không thể thiếu trong tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng. Khi xác định chính xác số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng cần sử dụng, doanh nghiệp có thể đo lường chi phí nhanh chóng. Công thức tính đơn giản như sau:

M = Tg/Q

Trong đó:

  • Tg là tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng [m3/h].
  • Q là lưu lượng gió của thiết bị quạt [m3/h].
  • M là số lượng quạt thông gió cần dùng.

2.2.2 Công thức tính toán thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng

Hiện nay để tính toán thiết kế hệ thống đường ống thông gió nhà xưởng, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, song nhìn chung các cách đều quy về phương pháp dưới đây.

Bước 1: Xác định tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên [ω1], sau đó dựa trên lưu lượng gió [L] để tính diện tích tiết diện [f] của đoạn ống đó theo công thức:

f = L/ω

Bước 2: Tiếp tục tính toán tốc độ gió của các đoạn ống khác thuộc hệ thống thông gió nhà xưởng theo công thức:

p*[[ω1]^2 – [ω2]^2]/2 – ∑Δp12 = 0

Trong đó:

  • ω1: Tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên.
    ω2: Tốc độ gió của đoạn ống thứ 2.
  • ∑Δp12: Tổng tổn thất điện áp tính từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.

Sau đó dựa vào tốc độ và lưu lượng gió của đoạn kế tiếp để xác định diện tích tiết diện đoạn đó: f2 = L2/ω2.

Bước 3: Lặp lại cách tính toán ở bước 2 cho đến khi xác định được tốc độ và kích thước của tất cả các đoạn ống còn lại trong hệ thống thông gió nhà xưởng. Tổng chiều dài của đường ống chính bằng tổng chiều dài của các đoạn ống cộng với chiều dài cút.

2.3. Công thức tính số lượng tấm Cooling Pad sử dụng

Cooling Pad là bộ phận quan trọng có vai trò trao đổi nhiệt trong hệ thống thông gió nhà xưởng. Để tính toán số lượng tấm Cooling Pad cần sử dụng để thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng, cần tuân theo các bước sau:

Tính tổng diện tích tấm Cooling Pad:

S = V*X/9000

Trong đó:

  • V là thể tích nhà xưởng [V = DxRxC], [m3].
  • X là số lần thay đổi gió tươi.
  • S là tổng diện tích tấm Cooling Pad [m2].

3. Quy trình thi công, lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng

Mỗi đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng sẽ có quy trình làm việc khác nhau. Tuy nhiên cơ bản đều có những bước chính sau đây.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

Khách hàng có nhu cầu lắp đặt đưa ra yêu cầu dịch vụ, chi phí, loại hình thông gió mong muốn. Sau đó, đơn vị tiếp nhận sẽ tiến hành khảo sát nhà xưởng và ghi nhận lại những đặc điểm thực tế của công trình.

Bước 2: Lên bản vẽ thông gió nhà xưởng, đưa báo giá:

Dựa trên những thông tin thực tế về công trình đã khảo sát, đơn vị thi công sẽ lên phác thảo, xây dựng bản thiết kế lắp đặt và bố trí hệ thống thông gió. Sau đó gửi giá hệ thống thông gió nhà xưởng đến khách hàng.

Bước 3: Xây dựng bản vẽ 2D, 3D chi tiết

Đơn vị thi công sẽ thực hiện hoàn thiện bản vẽ 2D, 3D chi tiết và dự kiến thời gian hoàn thành dự án. Bản vẽ thể hiện trực quan nhất về hình ảnh nhà xưởng và hệ thống thông gió sau khi hoàn thiện, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hình dung và đánh giá. Khách hàng sau khi thống nhất với bản thiết kế, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ.

Thi công lắp đặt hệ thống thông gió: Đơn vị thi công sẽ tiến hành bố trí và lắp đặt các loại thiết bị hút, thông gió như trong bản vẽ thiết kế. Lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng công nghiệp là một bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả thông gió, làm mát của hệ thống.

Đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu dự án: Sau khi hệ thống thông gió được lắp đặt, nhân viên thực hiện dự án sẽ tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh nhằm đảm bảo các chi tiết đều đạt được sự chính xác và chất lượng nhất.

Bước 4: Nghiệm thu công trình

Dự án hoàn tất quá trình lắp đặt và vận hành thử, đơn vị thi công tiến hành bàn giao để khách hàng nghiệm thu.

Bảo hành sau dự án: Đơn vị thi công tiếp tục theo dõi và hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh về hệ thống thông gió sau khi đã được đưa vào sử dụng.

Tham khảo: Quạt thông gió nhà xưởng GTECO

4. Bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng sao cho hợp lý

Dựa vào những tính toán lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng cơ bản trên, doanh nghiệp có thể lên bản vẽ chi tiết và phù hợp với yêu cầu của công trình. Để đảm bảo hiệu quả cho hệ thống, doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy trình thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng. Hãy xem thêm hướng dẫn tại đây.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

Tham khảo thêm: Hệ thống thông gió, làm mát GTECO

Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới những tiêu chí cần có của bản thiết kế chuẩn, bao gồm:

  • Đảm bảo hệ thống được thiết kế phù hợp diện tích.
  • Bản thiết kế đáp ứng nhu cầu thông gió làm mát của nhân công, máy móc.
  • Bản thiết kế cung cấp đầy đủ về số lượng trang bị, chi phí.
  • Vị trí lắp đặt trang thiết bị đáp ứng hiệu quả.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách tính toán hệ thống thông gió nhà xưởng. Bạn có thể dựa vào đó để trang bị, mua sắm các thiết bị với số lượng phù hợp đáp ứng nhu cầu thông gió, làm mát nhà xưởng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mình.

Video liên quan

Chủ Đề