Cách tính sinh nhật

Chắc hẳn các bạn chưa biết, người Nhật có cách tính tuổi rất khác biệt với nước ta vì vậy nếu muốn đi XKLĐ Nhật Bản thì các bạn phải nắm rõ cách tính tuổi này kẻo bị thiệt nhé!

Cách tính tuổi của người Nhật 
 

1. Cách người Việt Nam tính tuổi như thế nào?

Nếu bạn là người Việt Nam thì đừng nói rằng bạn không biết người Việt tính tuổi như thế nào nhé. Đùa vậy thôi chứ ai cũng có thể tính tuổi của mình được mà, đúng không?

Người Việt Nam tính tuổi theo năm nghĩa là qua năm mới bạn sẽ được thêm tuổi mới chứ không phải  đến sinh nhật thì bạn lại qua 1 tuổi nhé!

Cách người Việt Nam tính tuổi 


Ví du bạn sinh năm 1990, năm nay là năm 2022 nghĩa là bạn đã được 29 tuổi rồi đó.

Ưu điểm thì cách tính tuổi theo năm này khá dễ dàng, mọi người có thể tự tính tuổi của nhau. Vậy cách tính tuổi của người Nhật thế nào? Có khác gì so với cách tình tuổi của người Việt không?

2. Cách tính tuổi của người Nhật

Nếu như người Việt tính tuổi theo năm thì người Nhật lại tính tuổi theo ngày tháng năm sinh của bạn, chính xác đến từng ngày. Nếu chưa đến sinh nhật của bạn thì nghĩa là bạn vẫn chưa sang tuổi mới nhé!

Cách tính tuổi của người Nhật 
 

Ví dụ bạn sinh ngày 11/04/1990 còn hôm nay là 08/12/2022 . Nếu tính theo cách của người Việt thì bạn đã 29 tuổi rồi còn nếu tính theo cách của người Nhật thì bạn vẫn 28 tuổi, bao giờ đến sinh Nhật của bạn ngày 11/12/2022 thì bạn mới bước sang tuổi 29 nhé!

3. Cách tính tuổi của người Nhật có ảnh hưởng thế nào đến XKLĐ Nhật Bản?

Thực tế là cách tính tuổi của người Nhật đôi lúc sẽ gây khó khăn trong một vài trường hợp vì phải biết được ngày tháng năm sinh mới có thể tính được tuổi mà.

Vậy cách tính tuổi này có ảnh hưởng thế nào đến XKLĐ Nhật Bản ?
 


Cách tính tuổi của người Nhật có ảnh hưởng gì đến việc đi XKLĐ?


Như các bạn đã biết, một trong những điều kiện đi Nhật là độ tuổi, trong khi tuyển lao động nhà tuyển dụng vẫn luôn yêu cầu tính theo cách tính tuổi của người Nhật. Làm như vậy nhiều khi các bạn tính theo năm thì đủ tuổi nhưng tính theo ngày tháng lại không đủ dẫn đến nhiều bạn không đủ điều kiện ứng tuyển vì chưa qua sinh nhật.

Tuy nhược điểm là gây khó khăn trong tính toán tuổi tác nhưng ngược lại thì cách tính tuổi này tạo nên khá nhiều điểm công bằng. Ví dụ nếu cho rằng người sinh ngày 2/01 với người sinh ngày 31/12 cùng tuổi thì quả là một sự so sánh sai lầm, tạo ra nhiều bất cập.

4. TOP các đơn hàng phí thấp lương cao nên chọn khi đi XKLĐ Nhật 2021 

 


Mức lương
Tỉnh 
152.000 yên/tháng
Kumamoto
153.000 yên/tháng
Hokkaido
156.000 yên/tháng
Iwate 
Sửa chữa ô tô
 
25/12/2022
12 Nam 
158.000 yên/tháng
Osaka
Hàn bán tự động
 
22/12/2022
5 Nam 
153.000 yên/tháng
Tochigi
Lắp ghép linh kiện điện tử
 
26/12/2022
20 Nam/nữ
151.000 yên/tháng
Tokyo
Làm tai nghe
 
23/12/2022
12 Nam 
150.000 yên/tháng
Toyama
Làm cơm hộp
 
19/12/2022
15 Nữ 
148.000 yên/tháng
Aichi
Làm bánh mỳ
 
18/12/2022
15 Nam/nữ 
148.000 yên/tháng
Saitama 
Làm thạch
 
16/12/2022 
20 Nữ 
149.000 yên/tháng 
Hyogo  

Để có thể đăng ký các đơn hàng trên, các bạn hãy CLICK vào nút đăng ký phía dưới để cán bộ tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn nhé!


Cho dù cách tính của người Nhật bất cập hay công bằng thì lao động cũng không cần phải quan tâm khá nhiều, chỉ cần biết cách tính tuổi là được rồi. Đặc biệt là các lao động tuổi ngoài 30 thì tính tuổi theo cách người Nhật sẽ có lợi hơn đó. Vì vậy nếu muốn đi XKLĐ Nhật Bản thì nên đăng ký sớm đi nhé! Đọc thêm bài viết: 40 tuổi có đi XKLĐ Nhật Bản được không?

Chúc các bạn thành công!

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:

>>> 18 tuổi có đi XKLĐ Nhạt Bản được không? 
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

hệ thống tính năm của phương Tây, Nhật Bản còn có một hệ thống tính năm khác. Năm của Nhật Bản bao gồm phần niên hiệu [元号 – Niên hiệu] cộng với phần số là số năm đi sau niên hiệu đó. Trên thực tế, Nhật Bản chỉ vừa mới áp dụng lịch Gregorian [Dương lịch] vào năm 1873. 

Nói đơn giản, Nhật Bản tính năm theo các đời vua của mình.

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng thể chế Quân chủ lập hiến. Vai trò của Hoàng gia được giữ nguyên nhưng vị quân vương không nắm giữ thực quyền chính trị. Với chính thể này, cứ mỗi thời kỳ nắm quyền của Nhật hoàng mới, Nhật Bản sẽ lại có niên hiệu mới. 

Nếu bạn cần phải điền giấy tờ ở Nhật Bản, ví dụ như đăng ký bằng lái xe chẳng hạn, họ sẽ hỏi về năm sinh theo kiểu Nhật của bạn, vì vậy, biết cách tính năm sinh của mình theo năm Nhật sẽ là một điều cần thiết đấy.

Năm của Nhật = Niên hiệu hiện tại + số năm theo thứ tự

Niên hiệu hiện tại ở Nhật là Reiwa – Lệnh hòa. Năm Nhật Bản được tính từ năm bắt đầu nhiệm kỳ của Nhật Hoàng. Tuy nhiên, năm đầu tiên trị vì của Nhật Hoàng không được ký hiệu là 1 mà gọi là Gannen

Như vậy, năm 2019 là năm Nhật Hoàng Naruhito lên kế nhiệm sau sự kiện thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Vậy nên năm đầu tiên Nhật Hoàng kế vị sẽ gọi là Reiwa Gannen. Năm tiếp theo 2020 là Reiwa 2, năm 2021 là Reiwa 3. Thường người ta sẽ viết ngắn gọn là R3. 

Trên thực tế, người ta mới chỉ áp dụng cách tính này từ năm 1868, tức là trong 5 triều đại gần đây. 

Và không phải người Nhật nào cũng nhớ chính xác năm sinh theo năm Nhật của mình nên thường khi bạn đi đăng ký giấy tờ, người ta sẽ có một cuốn sổ cho bạn tra cứu.

Ảnh //www.pinterest.com/pin/602849100093624847/

Sơ bộ về các niên hiệu của Nhật Bản từ khi bắt đầu thời đại Đế quốc Nhật Bản:

Từ 23/10/1868 tới 29/7/1912 : Niên hiệu Meiji – Minh Trị

Từ 30/7/1912 tới 24/12/1926 : Niên hiệu Taishou – Đại Chính

Từ 25/12/1926 tới 7/1/1989 : Niên hiệu Showa – Chiêu Hòa

Từ 8/1/1989 tới 30/4/2019 : Niên hiệu Heisei – Bình Thành

Từ 1/5/2019 tới hiện tại: Niên hiệu Reiwa – Lệnh Hòa

Vậy là bạn có thể tự tính năm sinh theo năm Nhật của mình rồi. Ví dụ, nếu bạn có năm sinh là 2000 bạn sẽ tính ra được là Heisei 12

CÁCH TÍNH TUỔI CỦA NGƯỜI NHẬT

Ở Nhật Bản, người ta không tính tuổi mụ như Việt Nam hay các quốc gia khác mà chỉ tính tuổi thực. Tuổi của Nhật Bản dựa trên ngày tháng năm sinh chính xác của người đó. Chỉ khi nào bước qua ngày sinh nhật, bạn mới được tính là đã thêm 1 tuổi, lúc bước sang năm mới sẽ không tính. Ví dụ bạn sinh ngày 10/10/2021 thì đúng vào 00:00 của ngày 10/10/2022 bạn mới chính thức bước sang tuổi mới.


Ảnh //family.lovetoknow.com/cultural-heritage-symbols/japanese-birthday-traditions-key-celebrations

Có một vấn đề khác khá quan trọng trong việc tính tuổi của người Nhật liên quan đến tháng 3 và tháng 4. Ví dụ bạn sinh vào tháng 3 năm 2000 và gặp một người bạn khác sinh vào tháng 4 cùng năm thì bạn sẽ được xem là lớn tuổi hơn người đó. Vì hai bạn không học cùng khối với nhau. Người sinh vào 31/3/2000 vẫn sẽ học cùng khối với người sinh năm 1999 [vì tháng 4 là tháng Khai giảng ở Nhật].

Khác với Việt Nam, các bạn sinh cùng năm đều sẽ học cùng khối với nhau cho dù là tháng 1 hay tháng 12. 

Chủ Đề