Cách tính Net Profit Margin

Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để giải quyết hạn chế này, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng thêm 3 chỉ tiêu:

  • Gross Profit Margin
  • Operating Profit Margin
  • Net Profit Margin

Trong đó:

Chỉ tiêu Gross profit margin [Biên lợi nhuận gộp] là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Và nếu biết cách khai thác, bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này. Qua đó, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.

Vậy Gross profit margin là gì? Cách tính như thế nào và nó cho bạn biết điều gì khi đánh giá doanh nghiệp.

Gross Profit Margin là một chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của một doanh nghiệp, công ty. Thông qua nó, sẽ biết được số tiền lãi mà một doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể. Đây cũng là một yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, xét về mặt giá trị tuyệt đối, đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm [giá vốn].

Gross Profit Margin được sử dụng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Nó sẽ giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chung ngành trên thị trường.

Giá trị của biên độ lợi nhuận cao chính là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có cơ hội sinh lời rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ là cơ sở tiền đề đưa ra các chính sách giá. Bên cạnh đó, có thể sử dụng chỉ số này khi đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà phân phối.

Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp biên từng sản phẩm cũng sẽ giúp so sánh sự đóng góp của chúng vào hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm, tương đương tỷ suất biên.

Cách tính Gross Margin?

Cách tính chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản.

Trước hết, bạn cần tính Gross profit [Lợi nhuận gộp] bằng cách lấy Revenue [Doanh thu thuần] trừ đi COGS [Giá vốn hàng bán].

Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin.

Công thức cụ thể như sau:

Biên lợi nhuận gộp = Tổng mức doanh thu [đã trừ thuế] – Tổng khoản chi nguyên vật liệu [đã trừ thuế]

Chi phí mua nguyên vật liệu gồm có tiền mua hàng và mức thay đổi của hàng tồn kho.

Cách tính theo tỷ lệ [%]

Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = [Tổng lợi nhuận gộp /Tổng mức doanh thu hàng bán ] x 100%

Bước 1: Tải về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trước tiên, bạn cần có trong tay Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VNM.

Báo cáo này là 1 trong 4 cấu phần quan trọng tạo nên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có thể tải về tại Website của doanh nghiệp hoặc các trang tin tài chính như Cafef, Vietstock…

Bước 2: Xác định Gross Profit

Từ các dữ liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn hãy tổng hợp và tính Gross profit theo bảng sau:

Kết quả kinh doanh của VNM [6T.2019]: [triệu đồng]
Doanh thu thuần [a] 27,788,261
Giá vốn hàng bán [b] 14,619,313
Gross Profit [c] = [a] – [b] 13,168,948

Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu Lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo.

Việc tính toán lại, với mục đích GoValue muốn chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ nguồn gốc của chỉ tiêu này.

Bước 3: Tính Gross Margin

Ở bước này, bạn chỉ cần lấy Gross Profit chia cho Doanh thu thuần như bảng dưới đây:

Kết quả kinh doanh của VNM [6T.2019]: [triệu đồng]
Doanh thu thuần [a] 27,788,261
Gross Profit [c] 13,168,948
Gross Margin [d] = [[c] / [a]]*100 47.39%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM trong 6 tháng đầu năm 2019 là 47.39%.

Có nghĩa là…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, với 100 đồng doanh thu tạo ra thì VNM thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.

Gross Profit Margin có những ý nghĩa dưới đây:

  • Tỷ lệ lợi nhuận là kết quả tính toán được dùng chủ yếu để đánh giá được doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không. Hay là để so sánh trong nội bộ đơn vị. Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không; lợi nhuận có đủ thuyết phục yêu cầu kinh doanh hay không là những ý nghĩa kết quả của biên lợi nhuận.
  • Thông qua chỉ số sẽ giúp so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ đó, xác định được chỗ đứng của doanh nghiệp. Khi xác định được điều đó, nếu có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo loại hình hay quy mô kinh doanh của đơn vị.
  • Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận biên trong vòng 3 năm gần đây của doanh nghiệp.

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Như đã giới thiệu trong phần mở đầu, việc đánh giá Gross Margin sẽ giúp bạn có những thông tin và góc nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản…

Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả.

Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

Tổng hợp từ govalue và thingvuongtaichinh

Ngày nay, để các doanh nghiệp, công ty có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận [hay profit margin, marginal profit – dịch theo nghĩa đen là tỷ lệ lợi nhuận].

Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy biên lợi nhuận là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính Biên lợi nhuận ra sao? Theo chân bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất nhé.

Xem thêm:

  • esop là gì?
  • nda là gì?
  • cio là gì?
Giải đáp câu hỏi: Biên lợi nhuận là gì?

BIÊN LỢI NHUẬN LÀ GÌ?

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin.

Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue – Theo Wikipedia

Biên lợi nhuận chính là tỷ lệ nhận được bằng cách lấy thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Chính vì cách tính này mà biên lợi nhuận có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận được tính theo tỷ lệ phần trăm, tức là lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu, rồi lấy con số tỷ lệ này nhân với 100 thì ra số tỷ lệ phần trăm.

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin

Để đánh giá Biên lợi nhuận, các Doanh nghiệp thường xem xét đến hai tỉ suất lợi nhuận sau:

  • Biên lợi nhuận gộp [Gross profit margin].
  • Biên lợi nhuận ròng [Net profit margin]

Tham khảo: NAV là gì?

ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN LỢI NHUẬN

So với lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ròng thì Biên lợi nhuận cho chúng ta biết được bao nhiêu tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Khi Doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô nên Kinh tế tại thời điểm đó.

Biên lợi nhuận được áp dụng chủ yếu để so sánh nội bộ vì rất khó để sử dụng biên lợi nhuận khi so sánh lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty khác nhau không mang lại quá nhiều ý nghĩa và quy trình hoạt động và tài chính của môi công ty, doanh nghiệp là khác nhau.

Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Tìm hiểu thu nhập ròng là gì?

CÔNG THỨC TÍNH BIÊN LỢI NHUẬN CHÍNH XÁC NHẤT

Biên lợi nhuận gộp [Gross Profit Margin]

Biên lợi nhuận gộp thường áp dụng cho một sản phẩm cụ thể thay vì áp dụng cho cả một Doanh nghiệp. Từ con số này mà bộ phận điều hành của doanh nghiệp có thể thiết lập, điều chỉnh giá hay dùng làm để thương thảo với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Người ta tính biên lợi nhuận gộp bằng công thức như biên lợi nhuận bình thường, chỉ là áp dụng với một dòng sản phẩm cụ thể:

  • Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu [đã trừ thuế] – Chi phí nguyên vật liệu [đã trừ thuế]
  • Lợi nhuận gộp cận biên = [Lợi nhuận gộp / doanh thu hàng bán] x 100%
Nắm vững cách tính biên lợi nhuận để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty A bán được tổng doanh số 16.000 USD và tổng chi phí là 12000 USD thì

  • Biên lợi nhuận gộp = 16000 – 12000 = 4000 USD.
  • Lợi nhuận gộp cận biên = [4000/16000] x 100 = 25%.

Tìm hiểu Iban là gì?

Biên lợi nhuận ròng [Net Profit Margin]

So với biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng là con số mang khả năng bao quát hơn khi nó giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp. Các số đo được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể của cả doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng như sau:

  • Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Tổng doanh thu của công ty B là 150.000 USD, chi phí 75.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là 75.000 USD

Lợi nhuận ròng cận biên = [75.000/150.000] x 100 = 50%.

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Trái lại, biên lợi nhuận ròng càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp đó càng cần phải xem xét lại chi phí nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,… và phải tìm cách tối ưu biên lợi nhuận để giảm rủi ro.

Trong một số trường hợp chúng ta thấy hệ số biên lợi nhuận ròng giảm, nguyên nhân của việc này là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu.

Tham khảo: Lãi suất danh nghĩa là gì?

Ý NGHĨA CỦA BIÊN LỢI NHUẬN LÀ GÌ?

Kết quả biên lợi nhuận bạn nhận được sẽ cho biết khả năng sinh lời của sản phẩm, vì biên độ càng lớn nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại càng cao.

Biên lợi nhuận thấp còn có nghĩa là biên độ an toàn thấp, tức là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đủ đảm bảo, kéo theo một rủi ro là doanh số bán hàng sẽ theo xu hướng đó mà giảm theo, dẫn đến có thể lãi sẽ không đủ để bù lỗ.

Cũng có thể hiểu biên lợi nhuận là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Do đó tỷ lệ này thường chỉ dùng để so sánh trong nội bộ, vì chỉ doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của sản phẩm, hay nói cách khác là doanh thu của sản phẩm đó. 

Biên lợi nhuận nắm giữ ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp

Biên lợi nhuận sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có quy mô, định hướng, chiến lược khác nhau, nên việc so sánh biên lợi nhuận giữa hai doanh nghiệp là khá khập khiễng và không giúp đưa ra một nhận xét hữu ích gì cả.

Tham khảo: vòng quay vốn lưu động là gì?

DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý GÌ VỀ BIÊN LỢI NHUẬN?

Như đã nói ở phần đặc điểm, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của Doanh nghiệp. Vì thế, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như:

  • Lao động
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Tìm hiểu irr là gì?

KẾT LUẬN

Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, mong rằng những ai đang quan tâm sẽ có cái nhìn bao quát nhất về biên lợi nhuận. Hãy nắm ngay những kiến thức cơ bản nhất để có thể trả lời chính xác các câu hỏi như: Biên lợi nhuận là gì? Biên lợi nhuận có ý nghĩa như thế nào?

Đặc biệt, với những thông số mang lại từ cách tính biên lợi nhuận, doanh nghiệp, công ty của các bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất để phát triển chúng.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Video liên quan

Chủ Đề