Cách thu hoạch hoa hồi

Hoa hồi để làm gì? Cách chăm sóc hoa hồi.

12/1/2020

Hoa hồi dùng để làm gì? Cách chăm sóc hoa hồi.

Hoa hồitên tiếng anh làIllicium verumHook.f., là một loại thực vật thuộc họ hồi, bát giác [8 cánh]. Hoa hồi [hay còn gọi là quả hồi] có hình vương miện, elip hoặc hình nón, vỏ cây màu xám đậm, cành rậm rạp. Lá cây mọc không đều, lá có hình oval.

Cây hồi là loài thực vật được trồng ở khu vực vành đai nhiệt dới Nam Á, ưa thích khí hậu trên núi đông ấm hạ mát, cây phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất cát có tính axit, điều kiện thoát nước tốt. Mùa hoa chính vào tháng 3 đến tháng 5, tháng 9, 10 quả chín. Hoa trái mùa ra vào tháng 8 đến tháng 10 đậu quả vào tháng 3, 4 sang năm. Hoa hồi có màu hồng, hồng đỏ

Hoa hồi dùng để làm gì?

Hoa hồi có rất nhiều công dụng và tác dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong ngành công nghiệp chủ yếu được dùng để làm gia vị, làm thuốc. Vỏ, hạt và lá hồi đều chứa tinh dầu thơm, được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, rượu, bia cụ thể như sau:

1. Dùng làm gia vị

Cây hồi là một loại gia vị nổi tiếng với mùi thơm và hương vị đặc biệt. Hoa của nó có thể sử dụng trực tiếp trong gia vị hàng ngày để nấu các món ăn như hầm, luộc, muối hoặc nêm trực tiếp vào món ăn.

Ngoài ra, tinh dầu hoa hồi và dầu nhựa cây hồi thường được dùng trong các ngành công nghiệp thực phẩm để chế biến các sản phẩm thịt, gia vị, nước ngọt, đồ uống, bánh kẹo, bánh ngọt và đồ nướng

Tinh dầu nhựa cây hồi cũng giống như những tinh dầu thơm thực vật khác, những năm gần đây lượng tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường ngày càng tăng lên, và có xu hương thay thế dần các nguyên liệu gia vị cũ.

Dùng để làm thuốc

Hoa hồi chín, phơi khô chứa tinh dầu thơm, chất béo, protein, nhựachiết xuất nên tinh dầu hoa hồi. Trong đó hạt hồi chiếm 1,7- 2,7% tinh dầu, quả khô và lá khô chiếm 12-13% và 1,6-1,8% tinh dầu.

Thành phần chính của tinh dầu hoa hồi là Anethole, Anisaldehyd và Anisylacetone, Safrole, Parkene..

Hoa hồi có tác dụng chủ yếu là lưu thông khí huyết, điều trị bệnh dạ dày, cảm lạnh, nôn, lạnh bụng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi Nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến mắt và viêm loét nếu lạm dụng quá nhiều.

Quả hồi có tác dụng tăng cường chức năng dạ dày, điều hòa nội khí, giảm đau, phòng trị cảm hàn, các bệnh về tiêu hóa và suy nhược thần kinhVới sự phát triển không ngừng của ngành y dược, chất axit shikimic chiết xuất từ cây hồi có thể dùng để điều chế thuốc chống ung thư, và sản xuất thuốc chống cúm A hoặc cúm B.

Quả hồi khô chứa 8- 13% axit shikimic, là nguyên liệu thực vật tự nhiên tốt nhất, ngoài cây hồi độc [cây hồi dại] chưa phát hiện loại cây nào có giá trị sản xuất tiềm năng hơn nó.

Cấm sử dụng cây thuốc này với các bệnh nhân có tiền sử các bệnh về mắt, hội chứng khô hạn, mãn kinh, bệnh lao phổi, hen suyễn phế quản, bệnh gút, tiểu đường, phát hỏa, ăn ít hoặc ăn kiêng.

3. Là tinh dầu quan trọng trọng sản xuất công nghiệp

Với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng chú ý đến việc nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm gia công từ quả hồi, để khai thác được hết giá trị to lớn của loài cây này. Từ năm 1980 người ta đã bắt đầu gia công các sản phẩm có thành phần từ hạt hồi, tinh dầu hoa hồi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu, hóa chất và y dược. Là chất chống côn trùng, chất tạo mùi hương cho các sản phẩm như thuốc lá, xà phòng thơm, nước súc miệng, kem đánh răng

Hoa hồi có thể đươc sử dụng để diệt trừ sâu bọ khi cất trữ lương thực, nó kết hợp với tế tân, tía tô dại để tạo thành chất lí tưởng chống côn trùng có hại đến các loại hạt như thóc lúa, ngô, đậuhiệu quả diệt trừ lên đến 95%, thời gian sử dụng đến 8 tháng.

Trong công nghiệp, nó còn được dùng trong chất phụ gia để mạ điện không có cy-a-no-gen.

Quả, hạt và lá hồi đều chứa tinh dầu thơm, được dùng để sản xuất mỹ phẩm, rượu khai vị, bia và ngành công nghiệp thực phẩm. Hiện nay Trung quốc là nước sản xuất dầu hồi lớn nhất trên thế giới, cả trong nước và xuất khẩu. Tinh dầu hoa hồi của Trung Quốc chiếm 80% trên thị trường thế giới.

Gỗ cây hồi có màu nâu đỏ nhạt hoặc nâu đỏ đậm, đường vân thẳng, chất gỗ nhẹ mềm có mùi thơm thích hợp để làm đồ gỗ, đồ gia dụng

Tinh dầu hoa hồi là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng của hoa hồi, vị ngọt, kết tinh ở nhiệt độ 15 , hòa tan trong ethanol và ether. Thành phần chính là hạt hồi , chiếm 80-90% chứa acetaldehyd và các chất khác. Được sử dụng như chất tạo mùi thơm cho kem đánh răng, thuốc, đồ uống, thực phẩm

Cây hồi có các loài họ hàng với nó, trong đó loài hồi dại có độc tính, nếu trúng độc có thể dẫn đến tử vong. Đặc điểm nhận dạng loài hồi này là hoa thường không có 8 cạnh, hình dáng khác với hồi được trồng. Vỏ ngoài sần sùi, phần đầu của mỗi cạnh nhọn, cong, không có vị ngọt như hồi trồng, hoặc có vị nhạt, tê, hơi chua, đắng.

Các loại cây và hoa hồi

Cây hồi thật [hoa hồi] thường có 8 cạnh tạo thành 1 chùm quả, màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ. Vỏ dày, đầu cạnh cùn, có mùi thơm đậm đà, vị cay và ngọt.

Cây quế: thường có 10-13 cạnh tạo thành 1 quả, màu đỏ hoặc nâu đỏ, vỏ mỏng, cạnh dài và đầu cạnh hơi ngọn, mùi thơm nhẹ nhàng như mùi cây thông, vị nhạt, tê lưỡi.

Cây hồi đỏ: thường có 7-8 cạnh tạo thành 1 quả, màu nâu xám. Đầu cạnh nhọn và cong lên trên, mùi nhẹ nhưng đặc trưng, vị chua hơi ngọt

Cây đại hồi: thường có 10-14 cạnh tạo thành 1 quả, màu nâu nhạt hoặc nâu xám. Vỏ mỏng, cạnh dài và nhọn, hơi cong, mùi nhẹ nhưng đặc trưng, vị nhạt và tê lưỡi.

Cây hồi dại: có 10-14 cạnh tạo thành 1 quả, dài 1,6-2mm rộng 0,4-0,6mm, đầu cạnh dài và hơi nhọn, hơi cong. Vỏ mỏng, cuống dài 1,5-2mm, vị nhạt, ngậm lâu có vị tê lưỡi.

Cây tiểu hồi: có 10-13 cạnh tạo thành 1 quả, quả có hình chiếc thuyền nhỏ, dài 1,8-2,3mm, rộng 1,5-1,8mm, đầu nhọn, không cong, vỏ dày có vị thối, đắng, cay, tê lưỡi.

Bởi có nhiều loài có hình dáng quả tương tự hồi nên khi tách quả ra, trộn lẫn với nhau, rất khó để phân biệt hoa hồi thật giả.

Cách trồng chăm sóc và chống sâu bệnh cho cây hồi

Cây hồi là loài cây đem đến cho người dân giá trị kinh tế cao, hoa hồi có nhiều công dụng như làm gia vị, làm thuốc, chế phẩm của nó được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp. Những năm gần đây, nhu cầu mua bán các sản phẩm về hồi tăng cao. Ở Việt Nam, cây hồi được trồng nhiều ở cùng Đông Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích hồi lớn nhất cả nước với hơn 33 nghìn ha và đang trong thời kỳ thu hoạch. Để cây hồi phát triển và cho giá trị kinh tế, việc trồng và chăm sóc cây là công việc vô cùng quan trọng. Bài viết sau tổng hợp các bước để trồng và chăm sóc cây hồi từ khi gieo hạt đến khi cây trưởng thành và cho thu hoạch, cũng như cách để kéo dài tuổi thọ cho cây.

1. Chọn vườn ươm

Để có một cây hồi giống tốt, vườn ươm là điều kiện tiên quyết, đặc biệt là đất trồng. Khi chọn đất vườn ươm, chúng ta phải xem xét đầy đủ các yếu tố toàn diện về mọi mặt. Ngoài việc xem xét đến môi trường sinh thái bên ngoài phải phù hợp với sự phát triển của cây giống, vườn ươm cũng phải là nơi có điều kiện giao thông và thông tin thuận lợi.

Nếu vườn ươm để trồng cây gây rừng, thì nên chọn vị trí gần khu vực trồng rừng. Điều kiện cơ bản nhất là nguồn nước, môi trường ẩm ướt, tâng đất dày, xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, ở sườn núi, chân núi, đồi có độ dốc dưới 20 độ. Không nên chọn ở vùng đất khô hạn, bằng phẳng, hoặc gần những vườn ươm trồng hồi có sâu bệnh.

Đất ươm cần có tính axit hoặc hơi chưa, độ pH tốt nhất khoảng 5- 5,5, không vượt quá 6.0, không thâp hơn 4,5.

Vườn ươm không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp nên phải làm mái che mát. Tốt nhất nên chọn vườn ươm ở những khu rừng thưa, có không gian trống.

2. Làm vườn ươm

· Làm đất

Sau khi chọn xong vị trí làm vườn ươm, chúng ta sẽ tiến hành làm đất vào khoảng tháng 10- 11. Đầu tiên làm sạch cỏ trên nền đất, san nền bằng phẳng. Phơi cỏ khô rồi đốt, nếu có những cây to có thể giữ lại làm bóng mát.

Xới đất sâu khoảng 20cm, vỡ đất và loại bỏ sỏi hoặc rễ cây, vun luống ngay ngắn. Chiều rộng của luống khoảng 1- 1,2m, cao 20cm, chiều dài tùy theo thực tế của vườn ươm, để tiện cho việc chăm sóc. Giữa các luống để lỗi đi rộng khoảng 40cm, sau khi làm xong luống, vỡ đất một lần nữa cho đất nhỏ vụn, tiện cho việc gieo hạt. Đồng thời phải đào lối thoát nước ở 4 góc luống và giữa các luống, tránh tình trạng đọng nước trên luống ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt giống.

· Làm mái che

Vào khoảng thời gian trước tháng 10, nếu để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cây hồi non, nó sẽ bị cháy nắng và chết. Vì vậy, sau khi làm đất xong chúng ta phải làm mái che mát cho cây hồi. Vật liệu để làm mái che chủ yếu là cột, dây và vật dụng lợp mái che.

Theo phương pháp truyền thống, người ta sử dụng cột hoặc cọc gỗ có chiều dài 5-8cm, dùng cọc tre hoặc cành tre dài để liên kết, lợp mái bằng lá cây, cỏ

Nếu muốn làm giàn mái che lâu dài có thể sử dụng cột bê tông, thanh sắt dài để thay thế cho cọc tre, dùng lưới nhựa đen che nắng với mức độ ánh nắng truyền qua chỉ từ 20-10%

Mái che phải có độ ổn định, lượng ánh sáng chiếu qua đồng đều khoảng 10%. Không nên làm mái che quá cao hoặc quá thấp, cao quá vừa khó làm vừa dễ bị gió thổi, thấp quá thì khó chăm bón cho cây hồi con,

· Làm hệ thống tưới nước

Căn cứ theo quy mô diện tích vườn ươm để làm hệ thống tưới, cây hồi ươm và cây triết cành cần lượng nước khá lớn nên phải làm hệ thống hoàn thiện. Cây giống ghép cần ít nước hơn nên có thể làm hệ thống tưới nước quy mô nhỏ, tiết kiệm, bảo đảm cung cấp lượng nước đủ cho cây giống phát triển là được

Trước khi gieo hạt phải làm xong hệ thống tưới nước, bao gồm hồ chứa, đường ống dẫn nước, vòi phuncó thể dùng ống thép hoặc ống nhựa đều được, được lắp đặt phía dưới mái che hoặc chôn ngầm dưới đất. Nếu vườn ươm ươm giống lâu dài nên làm hệ thống tưới tự động, số lượng vòi phun và khoảng cách các vòi với nhau tùy theo tình hình diện tích thực tế.

3. Chăm sóc cây hồi giống

Khi chăm sóc cây hồi giống chủ yếu chú ý đến nước, phân bón, vệ sinh, sâu bệnh hạiviệc chăm sóc tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của cây giống,

· Nước

Cây con từ khi gieo hạt xuống đất đến khi lớn thành cây giống cần rất nhiều nước, đặc biệt là cây túi giống. Nếu thiếu nước hạt giống hồi sẽ không nảy mầm dẫn đến chết. Vì vậy phải đảm bảo tưới đủ nước cho hạt giống phát triển thành cây.

Một số thời kỳ chúng ta phải nắm được để chú ý tưới nước đầy đủ cho hạt giống hồi.

Thứ nhất, khi gieo hạt xuống đất, thời gian này thường ít mưa, khô hạn, thiếu nước nên cần tưới nước thường xuyên, để đất luôn ẩm ướt hạt mới nảy mầm được.

Thứ hai, khi hạt nảy mầm, bắt đầu ra lá mầm. Thời gian này vào tầm tháng 4-5, thời tiết khá khô nóng, cây mầm thiếu nước sẽ rất dễ chết.

Thứ 3, sau khi mở giàn mái che, thời gian này vào mùa đông xuân, đa phần nhiều nơi khí hậu khô ráo, cây hồi non dễ bị chết khô, đặc biệt cây túi giống phải tưới thật nhiều nước. Đồng thời, vào mùa mưa phải chú ý thoát nước, tránh để cây giống bị ngập nước chết.

Cây túi giống cần nhiều nước, chăm sóc kỹ hơn so với cây gieo hạt. Cây gieo hạt truyền thống khi gieo hạt xuống đất và khi nảy mầm mới cần tưới nước 1-2 lần, sau đó chỉ cần trời mưa là đủ nước, khá dễ chăm. Nhưng khi ươm cây túi giống bắt buộc phải chọn nơi có nguồn nước dồi dào, mới có thể đảm bảo ươm giống thành công.

· Phân bón

Bón phân vừa để cây non phát triển khỏe mạnh, vừa để cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Cây giống được bón phân phát triển rất nhanh, sau 1 năm cây hồi giống có thể cao tới 50-60mm, nếu không bón phân, cây chỉ cao khoảng 20-30 cm.

Trước khi gieo hạt, phải bón phân lót, đối với cây túi giống cần làm đất, bón phân đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này là rất quan trọng, lưu ý chỉ bón lượng vừa đủ, nếu bón quá nhiều, cây lớn nhanh nhưng thân và lá rất mềm, sau khi trồng tỉ lệ sống thấp, vận chuyển khó khăn. Nếu đất đã tốt sẵn thì không nên bón nhiều phân.

Loại phân phù hợp nhất là phân bón NPK, hoặc có thể dùng các loại phân bón lá.

· Làm cỏ

Hoa hồi nở chính vụ vào mùa xuân, lúc này các loài cỏ dại cũng bắt đầu nảy mầm và phát triển. Đặc biệt vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm cỏ dại mọc lên rất nhiều cũng là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh sinh sôi. Nếu không làm sạch cỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hồi giống.

Làm cỏ và don dẹp lá rụng là công việc hàng ngày phải làm, thời kỳ quan trọng nhất là từ khi cây giống nảy mầm chui lên mặt đất, đến khi mọc 2 lá mầm. Nếu bị cỏ dại che lấp, cây mầm sẽ rất dễ bị sâu bệnh.

· Luyện giống

Là quá trình gỡ bỏ mái che, cho cây giống thích ứng với môi trường tự nhiên. Cây hồi giống vốn sinh trưởng trong môi trường bóng râm, rất mềm và yếu, không chịu được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu không trải qua quá trình tôi luyện làm quen, khi ra ngoài sẽ không thể sống được.

Khi cây giống cao khoảng 30cm hoặc đến tầm tháng 10 là có thể gỡ mái che, cho cây chuẩn bị xuất vườn. Thời gian luyện giống ít nhất là 30 ngày. Chú ý nếu vào mùa đông, thì chiều tối nên đạy mái che cho cây để giữ ấm, tránh sương lạnh.

· Xuất vườn

Cây hồi giống được nuôi dưỡng đến một thời kỳ nhất định có thể xuất vườn, thời gian xuất vườn dựa vào tình trạng sinh trưởng của cây hoặc yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn xuất vườn thường là cây cao 30-45cm, đường kính 0,4- 0,5cm trong năm đầu và cao 45-60cm, đường kính 0,8cm trong năm thứ 2.

Nếu không đạt được tiêu chuẩn thì có thể nuôi tiếp hoặc loại bỏ.

4. Chăm sóc cây hồi trưởng thành

· Thời kỳ sinh trưởng: Là thời kỳ cây trồng bắt đầu sinh trưởng đến khi cứng cáp, khoảng thời gian này từ năm thứ nhất đến năm thứ 1. Cây hồi phát triển khỏe mạnh nhanh hay chậm, chất lượng và sản lượng của cây sau này phụ thuộc vào cách chăm sóc ở thời gian này.

· Làm đất: trước khi trồng cây giống, phải làm đất tốt, cung cấp dinh dưỡng cho đất, đến năm thứ 2 có thể trồng xen canh một số loài cây như đậu, ngôi, dưa có lợi cho sự sinh trưởng của cây hồi.

· Bón phân: cây hồi không cần bón phân thường xuyên, chỉ cần tưới đủ nước khi trồng cây, nguồn nước ổn định là cây có thể sống rất nhanh. Sau đó 1-2 năm, mỗi năm bón phân 1 lần. Trước khi bón nên làm đất để đất hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đến năm thứ 3, bón phân 2 lần vào mùa xuân và mùa thu hàng năm.

· Làm cỏ và tỉa cành: mỗi năm làm cỏ 1 lần. Khi cây hồi cao khoảng 1m phải tỉa đi phần ngọn cây, đợi ngọn mới nảy ra khoảng 30cm thì giữ lại 2-3 cành khỏe mạnh, còn lại tỉa đi. Thời gian tỉa cành nên tiến hành trước mùa xuân, khi cây chuẩn bị đâm chồi nảy lộc.

· Chăm sóc thời kỳ ra quả

Từ khi cây hồi bước vào thời gian ra quả đến khi cây già, thường từ năm thứ 10 đến năm thứ 50, thậm chí đến 100 năm.

Cây hồi thường ra hoa vào tháng 8 năm đầu tiên, và quả chín vào tháng 8 năm sau, cây lâu năm luôn có cả hoa và quả. Việc chăm sóc cây vào thời ký này sẽ quyết định đến sản lượng và tuổi thọ của cây. Chăm sóc tốt cây có thể có tuổi thọ lên đến 100 năm, nếu không chỉ được 20-30 năm mà thôi.

· Làm đất và bón phân: khi cây hồi đã ra hoa kết quả, sẽ cần lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn, nếu đất khô cằn, không bón đủ lượng phân, cây sẽ không khỏe mạnh để nuôi hoa và quả. Mỗi năm nên làm đất và dọn cỏ dại 1 lần, bón phân 2 lần

· Tỉa cành: việc tỉa cành để khống chế chiều cao của cây, để các cành bên phát triển thành tán rộng, cành mới ra thay thế cành già.

Cắt tỉa cành để lại các tán ra theo mỗi độ cao nhất định của cây, mỗi tán giữ lại 3-4 cành khỏe mạnh làm cành chính, cắt bớt những cành nhỏ. Khi cây cao tầm 3-3,5m nên cắt đi phần ngọn để cây không phát triển chiều cao nữa, mà tập trung nuôi tán. Đồng thời tỉa bỏ những cành già, cành có sâu bệnh để cành mới nảy ra. Nếu cây ra hoa, quả quá nhiều, cây không cấp đủ chất nuôi quả, cũng cần tỉa bớt để đảm bảo chất lượng của quả.

Thời gian cắt tỉa cành nên tiến hành sau mùa thu hoạch quả, trước mùa xuẩn.

5. Chăm sóc cây hồi khi già

Tuổi thọ kinh tế của cây hồi rất dài, cây trên 100 tuổi vẫn có thể ra hoa kết quả. Việc chăm cây già cũng rất quan trọng, có thể kéo dài tuổi thọ, ngược lại nếu không chăm sóc tốt, cây có thể bị lão hóa sớm, rút ngắn thời gian khai thác giá trị kinh tế

Cách chăm sóc thời kỳ này cũng giống thời kỳ cây trưởng thành, bón phân tỉa cành tùy theo sự phát triển của cây.

Tóm lại, công việc chăm sóc cây hồi rất quan trọng, chúng ta nên căn cứ theo tình hình kinh tế của mỗi gia đình để lựa chọn cách trồng và chăm sóc phù hợp, không nên trồng quá nhiều để rồi không chăm được hết, sẽ không thu được giá trị kinh tế như mong đợi.

Nguồn

//www.truyen-thong.org/hoa-hoi/

Các tin cùng chủ đề
CÔNG DỤNG THẦN KỲ CỦA TRÀ XANH
Trà xanh từ lâu được xem là một thức uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trà xanh còn có nhiều tác dụng bất ngờ khác mà...
Vai Trò của CO2 trong nhà kính
CO2làm tăng năng suất thông qua cải thiện tăng trưởng thực vật và sức sống.Một số cách thức tăng năng suất CO2bao gồm ra hoa sớm, năng suất cao...
Trà Tùng Lâm
Trà là thứ đồ uống vào loại cổ xưa nhất của loài người. Xét trong thư tịch xưa nay thì người Trung hoa, cho rằng Trà là thổ sản Trung Hoa, Người Ấn...
Nghệ Thuật Uống Trà Độc Đáo Của Người Việt Nam
Để pha được một ấm trà ngon đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, từ việc làm sao để chọn được những búp trà tươi ngon nhất đến cách pha trà làm sao để có được...
Xăng Sinh Học E5 Là Gì Những lưu ý khi sử dụng xăng E5
Tại Việt Nam, xăng sinh học E5 được lưu hành trên thị trường từ năm 2010, tuy nhiên việc sử dụng xăng E5 vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Nếu được...
Nhiên liệu sinh học giải pháp bảo vệ môi trường khi sử dụng
Loại xăng sinh học E5 được coi là thân thiện với môi trường. Bên cạnh giảm đáng kể thành phần khí CO và HC, khả năng tăng tốc của xe cũng tốt hơn...

Video liên quan

Chủ Đề