Cách tạo mối quan hệ với người lạ

Mối quan hệ có lợi và bền vững là một điều rất quan trọng trong môi trường làm việc và cả trong cuộc sống. Cách cư xử trong giao tiếp sẽ quyết định cho việc xây dựng mối quan hệ có lâu dài hay không, được dựa trên sự liên kết vĩnh viễn bằng lòng tin và sự rộng lượng. Sau đây là 7 kỹ năng có hiệu quả nhất, giúp bạn xây dựng một mối quan hệ bền vững với mọi người.

1. Luôn lạc quan, yêu đời

Nếu bạn là một người cởi mở với mọi người xung quanh, thì họ sẽ cảm thấy thật sễ chịu khi ở gần bên bạn. Nếu bạn thể hiện một thái độ khó chịu, thì mọi người sẽ tránh xa bạn. Nếu bạn đang tiếp xúc với những người lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn thể hiện sự vui mừng, sung sướng như những người bạn lâu ngày gặp lại. Vẻ mặt tươi cười sẽ luôn là sức mạnh để xây dựng mối quan hệ tốt. Truyền đạt sự thoải mái và lạc quan, nguồn sinh lực và sự nhiệt tình tới mọi người xung quanh, sẽ đem đến cho bạn sự thiết lập một mối quan hệ bền vững.

2. Lắng nghe một cách sâu sắc Lắng nghe một cách chăm chú sẽ đưa bạn tiến xa hơn nữa trong việc nhận biết được những từ ngữ và những thông điệp sâu xa nhất từ phía người nói, nó kết nối cảm xúc giữa bạn với đối phương. Lắng nghe được những gì anh ta/cô ta nói cũng như những khoảng lặng trong tâm hồn họ. Nghĩa là lắng nghe nhiều hơn những gì họ nói. Tập trung một cách chăm chú và lắng nghe những thông điệp được truyền đạt từ bên trong và đằng sau lời nói của họ. Đồng thời cũng lắng nghe cả bằng mắt và bằng trái tim. Chú ý đến vẻ mặt và trạng thái cơ thể, đó là những trạng thái hữu hình nên đối phương sẽ nhận biết ngay trong lúc giao tiếp. Vì vậy hãy thể hiện bằng sự thật lòng và tôn trọng họ. Còn cảm xúc bên trong thì được cảm nhận bởi âm điệu và tốc độ của giọng nói. Nhận biết được những gì họ muốn bạn nghe và họ cũng muốn nhận thấy đâu là những điều bạn cảm nhận được. 3. Thể hiện sự đồng cảm

Đồng cảm là cơ sở để tạo ra hai mối liên hệ tốt. Đồng cảm là sự đồng lòng với hoàn cảnh của người khác mà bất chấp đến quan điểm và tín ngưỡng của bạn. Vui vẻ bỏ qua những sơ suất của họ cũng như bạn mong muốn họ bỏ qua những sai sót của mình. Hay để cho họ biết được sự lo lắng, quan tâm của bạn đối với những sơ suất đó, chứ không phải bằng những lời phê bình, phản bác. Chia sẻ cảm xúc của họ trong mọi lúc, cả những khi thất bại cũng như lúc đạt tới vinh quang, động viên khi họ gặp khó khăn. Một cảm xúc thành thật và thấu cảm sẽ củng cố lòng tin tới mọi người.

4. Hưởng ứng lại một cách khôn khéo Chọn lựa những lời nói sáng suốt, khôn khéo. Đo được cảm xúc của bạn theo tâm trạng của đối phương. Ngôn từ có thể thiết lập hay hủy diệt lòng tin. Chúng khác nhau về sắc thái, ý nghĩa , cường độ, và sự va chạm. Nên hãy cân nhắc khi bạn đáp lại những câu chuyện của đối phương. Khen ngợi họ, vì sự từng trải và thấu hiểu mà họ đã chia sẻ với bạn. Điều này thể hiện sự cảm kích và động viên. Sự hưởng ứng lại, có thể khích lệ hay làm nản lòng người khác. Nếu bạn có những suy nghĩ tiến bộ qua việc thể hiện bằng cảm xúc và ngôn từ của mình, bạn sẽ tạo ra được một tác động tích cực trong mối quan hệ đó.

5. Đồng bộ và hợp tác

Một mối quan hệ bền vững luôn được xây dựng trên sự đồng bộ và hợp tác của cả hai bên. Nó cũng phụ thuộc vào khả năng mềm dẻo để thích ứng với sự thay đổi kế hoạch và những mục tiêu của các dự án lớn. Hành vi hợp tác sẽ xây dựng được một mối liên kết đầy tin tưởng. Chúng là một phần của sự cống hiến và tạo ra một sức mạnh liên kết lâu dài.

6. Hành động chính trực Hành động đúng và trung thực. Khi bạn hành động một cách chính trực, thì bạn là một người thành thật với chính bản thân mình và với người khác. Bạn làm đúng theo những gì bạn đã nói ra, đó là cách tạo dựng lòng tin tới mọi người. Hỏi rằng đâu là những gì bạn muốn trong phạm trù các mối quan hệ của bạn. Làm sáng tỏ những gì mà bạn sẽ làm. Tìm kiếm những điều mà bạn và mọi người đều mong muốn. Hành động chính trực sẽ tạo nên một cảm giác tin tưởng và kính trọng. Đánh mất đi hành động chính trực sẽ tạo ra một con người giả dối và không an toàn.

7. Khen ngợi

Tìm kiếm và nhấn mạnh những phẩm chất tốt đẹp của người khác. Khen ngợi những giá trị tốt đẹp của họ, bằng việc bày tỏ sự đánh giá của bạn trong cuộc sống và công việc của họ. Nếu bạn để cho mọi người biết rằng họ có giá trị và rất đặc biệt, thì họ sẽ không bao giờ quên bạn. Vì ai cũng mong muốn biết được giá trị đích thực của mình, mà đặc biệt là những giá trị tốt đẹp. Thể hiện lòng biết ơn và niềm khích lệ bằng những ngôn từ và hành vi chân thành. Nhưng đừng để cách giao tiếp của họ thấm vào con người bạn, hãy xã giao theo cách riêng của bạn và luôn là chính mình.

Khiêm tốn về bản thân và cho đi những lời khen ngợi, bạn sẽ có được những mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với mọi người.

Hiện nay, 85% công việc được lấp đầy thông qua các mối quan hệ và những nhân viên có bạn tại nơi làm việc sẽ gắn bó với công ty hơn. Mối quan hệ chắc chắn trong công việc là chìa khóa giúp bạn tiến bước và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tuy vậy, việc tạo mối quan hệ dường như là quy tắc bất thành văn thay đổi nhanh khiến bạn luôn phải trau dồi thêm kiến thức. Dù cho bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay chuyên gia dày dặn kinh nghiệm nhiều thập kỷ, chúng tôi đều muốn giúp bạn tăng cường chất lượng mối quan hệ của mình.

Dưới đây là series bài thử thách nghề nghiệp "Xây dựng mối quan hệ chắc chắn hơn trong 15 ngày."

Bài trước: Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ nhất, phải nhớ: Hãy phục vụ chứ đừng bán!

Ngày thứ #4: Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bạn

Khi còn làm việc cho công ty, tôi tham gia vào nhiều hình thức giao tiếp - thuyết trình, tổ chức sự kiện, phát triển kế hoạch, đưa tin mới và những công việc viết lách khác. Thời điểm đó, tôi nghĩ tôi là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Nhưng đôi khi, tôi bị dính vào các cuộc xung đột và bất đồng gây hại cho tôi. Thường thì, tôi tin rằng đó là lỗi của người khác.

Cho đến khi tôi nghiên cứu về nghệ thuật giao tiếp và động lực học trong hôn nhân và gia đình, tôi nhận ra giao tiếp thành công đến từ mục đích và niềm tin của mỗi người, thường thì đó là tiềm thức. Tôi thấy được rằng, chúng ta càng có thể kiểm soát cảm xúc, cái tôi và mục đích của bản thân thì các mối quan hệ sẽ càng bền chặt.

Sự nâng cao nhận thức này giúp chúng ta xây dựng những cầu nối quan trọng và các mối quan hệ tích cực với những người quan trọng nhất với chúng ta, dù cho là sếp, lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hay những người ta yêu quý.

Dựa trên các nguyên tắc giao tiếp hữu ích, dưới đây là ba cách chính để trau dồi khả năng giao tiếp để bạn có thể truyền cảm hứng, kết nối mạnh mẽ với người khác và đạt được những kết quả mong muốn.

3 cách để trau dồi khả năng giao tiếp giúp xây dựng những mối quan hệ tốt hơn:

1. Lắng nghe với tâm thế sẵn sàng thay đổi

Gần đây, Chad Littlefield, đồng sáng lập We! chia sẻ 1 trích dẫn tôi thích từ diễn viên kiêm huấn luyện giao tiếp Alan Alda trong podcast của mình Finding Brave.

Alda nói rằng: "Tôi phát hiện ra điểm khác biệt giữa lắng nghe và giả vờ lắng nghe là rất lớn. Một cái là chất lỏng, cái còn lại là chất rắn. Sau cùng, tôi phát hiện thực sự lắng nghe là sự sẵn sàng để người khác thay đổi bạn. Khi tôi sẵn sàng cho người khác thay đổi tôi, điều gì đó xảy ra giữa chúng tôi còn thú vị hơn cả việc 2 người cùng độc thoại."

Nếu vận dụng nguyên tắc này vào những cuộc đối thoại hôm nay ở nơi làm việc, tại những cuộc gặp hoặc trong bữa tối cùng gia đình, chúng ta sẽ thấy rõ được rằng đa số mình chưa bao giờ lắng nghe, mà đơn giản đợi người kia ngưng nói để có thể nêu luận điểm cá nhân của mình.

Phần lớn ý kiến của chúng ta là không thể tiếp thu được. Chúng là bất khả biến dựa trên thành kiến và đánh giá của chúng ta. Chắc chắn tôi cũng phạm phải lỗi này, nhưng tôi đã học được phải ngăn bản thân lại trước khi tôi bắt đầu giả vờ lắng nghe ai đó. Ví dụ, trong cuộc tán gẫu với người bạn có nhiều quan điểm chính trị khác biệt. Khi tôi phát hiện bản thân đang cảm thấy bực bội với góc nhìn của anh ấy, tôi dừng lại và tự vấn: "Ý định của tôi là gì? Tôi đủ cởi mở để bị ảnh hưởng bởi điều anh ấy nói sao? Tôi lắng nghe để học hỏi và kết nối hay để ra vẻ hiểu biết và để thông tin."

Một khi tôi mở lòng để lắng nghe với tâm thế chấp nhận thay đổi, cuộc đối thoại trở nên khác biệt và tích cực hơn. Không có nghĩa là một cuộc đối thoại đơn giản có thể thay đổi niềm tin cứng rắn của bạn, nhưng nó thoải mái cởi mở để tôn trọng và cư xử tốt hơn với người không cùng quan điểm với mình.

Như Littlefield đã giải thích, khi ta lắng nghe với sự hiếu kỳ, tôn trọng hơn với ý định kết nối với người khác, khi đó liên kết giữa mọi người sẽ phát triển.

2. Trước khi bạn nêu quan điểm về vấn đề gì đó, hãy chắc chắn tuyên bố đó có giá trị

Tại một nghiên cứu, có phát hiện ra khuynh hướng giới tính liên quan đến việc mạnh mẽ và quyết đoán nêu quan điểm giữa nam và nữ. Nghiên cứu chỉ ra khuynh hướng rõ ràng và không thể chối cãi đối với những người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán so với những người đàn ông mạnh mẽ. Nghiên cứu chỉ ra, năng lực nhận thức của phụ nữ giảm 35% và giá trị nhận thức giảm 15.088 USD khi họ bị coi là mạnh mẽ. So sánh với sự sụt giảm năng lực nhận thức của nam [22%] và giá trị nhận thức [6.547 USD] và chúng ta thấy được khuynh hướng giới tính rõ ràng.

Là một phần nghiên cứu, người ta cũng đã tiến hành một thí nghiệm để xem liệu dùng câu nói mẫu ngắn gọn [cho phép người nói giải thích ý định của mình trước khi chia sẻ nội dung và chứng minh rằng họ không mất kiểm soát cảm xúc] có thể giảm phản ứng dữ dội lại không.

Thí nghiệm này cho thấy, những câu nói ngắn này có thể giảm phản ứng thái quá đến tận 27% - cho phép cả nam và nữ có ý thức nói lên ý kiến của bản thân với phản ứng ít dữ dội nhất ở nơi làm việc.

Điểm chính ở đây là nếu bạn muốn được lắng nghe và tạo dựng kết nối mạnh mẽ với người nghe, xem xét đưa ra một câu nói mang đến những giá trị cốt lõi [trung thực, ngay thẳng, trong sạch, minh bạch, tôn trọng, …] để đóng khung lời nói của bạn, để bạn được lắng nghe theo cách sẽ mang đến ảnh hưởng tích cực hơn.

3. Hiểu được người nghe, nói theo nhu cầu và tư duy của họ

Thứ ba, trong công việc, tôi đã thấy rằng để tạo ra một mối quan hệ có sự tôn trọng và tin tưởng, khách hàng của tôi phải cảm thấy rằng tôi hiểu họ. Nếu tôi tự mình phán xét hoặc xa cách, tôi sẽ mất họ. Nhưng nếu tôi chứng minh được rằng tôi hiểu họ, tôi đánh giá cao mối quan hệ này và đồng cảm với họ, sợi liên kết giữa chúng tôi sẽ phát triển. Nếu tôi thất bại trong việc giành được niềm tin đó, cả mối quan hệ sẽ sụp đổ.

Trong việc xây dựng những mối quan hệ bền chặt, chúng ta cần phải nhớ rằng, con người đều có một mong muốn nguyên sơ tận sâu bên trong là được lắng nghe, thấu hiểu và được nhìn nhận. Chúng ta càng cần thỏa mãn mong muốn đó trong mối quan hệ bao nhiêu, mối quan hệ càng bền chặt bấy nhiêu.

Trên hết, để xây dựng một mối quan hệ bền chặt, chúng ta cần tạo nên một không gian an toàn, đáng tin cậy bằng cách:

Nhìn nhận.

Phản ánh lại điều mà bạn đang nghe qua việc chia sẻ những ý kiến tổng hợp cảm xúc và kinh nghiệm của người nói. Với người bạn đang chia sẻ về việc cha anh ta đang mắc chứng mất trí tệ thế nào, bạn nên nói: "Ồ, Tim, tôi biết thật khó khăn cho cậu vào lúc này khi phải đối mặt với sức khỏe đang giảm sút của cha cậu, và thật khó để tính bước tiếp theo."

Điều này giúp người nghe cảm thấy bạn thấu hiểu sâu sắc những gì người đó đã phải trải qua.

Đừng hỏi tại sao.

Thay vì hỏi "tại sao?" khi bạn đang cố hiểu suy nghĩ của ai đó, hãy hỏi "thế nào" và "cái gì". "Tại sao" ngay lập tức đưa người nghe vào thế phòng vệ và khiến họ cảm thấy họ cần biện minh cho lời nói và cảm xúc của mình.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn muốn hiểu lý do vì sao nhân viên đưa ra một dữ liệu nghiên cứu ngẫu nhiên không phù hợp với dự án trong cuộc họp. Thay vì nói "Sao bạn lại đưa cái này ra?" hay "Tại sao nó lại quan trọng đến mức chúng ta phải xem xét vậy?" cái nào nghe có vẻ thách thức hơn, bạn có thể nói: "Một phát hiện thú vị đấy. Vậy nó liên quan thế nào đến dự án chúng ta đang thực hiện vậy?"

Thoải mái chia sẻ ý kiến để giữ mối quan hệ bền chặt.

Cuối cùng, khi bạn thực sự bế tắc với đồng nghiệp hoặc bạn bè nhưng không muốn cắt đứt mối quan hệ, bạn có một số lựa chọn như chia sẻ sự tức giận hoặc không tin vào những gì họ đã làm và/hoặc thể hiện ý kiến của bạn để giữ những mối quan hệ đó.

Nói với bên khác rằng, không quan trọng hôm nay bạn xa cách thế nào, bạn cam kết sẽ không bỏ mặc mối quan hệ này, sẽ giúp tạo động lực cho họ để mọi thứ ổn thỏa.

Ví dụ, trong trường hợp cha mẹ của bạn giận vì điều gì đó bạn nói làm họ cảm thấy bị tổn thương [nhưng bạn cảm thấy bị tổn thương bởi sự phán xét của họ], bạn có thể nói điều gì đó như, "Mẹ ơi, con hiểu quan điểm của mẹ, điều con nói có thể đã làm mẹ tổn thương. Con không có ý làm như vậy, và con xin lỗi về điều đó. Có cách nào chúng ta có thể cố gắng hiểu cảm xúc của nhau và vượt qua chuyện này không?"

Cuối cùng, khi bạn càng thấu hiểu sâu sắc về quan điểm của người nghe bao nhiêu, càng thương cảm, tôn trọng và quan tâm việc bạn liên kết với người khác bao nhiêu, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên bền chặt và thỏa mãn bấy nhiêu.

Mai Phương

Video liên quan

Chủ Đề