Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Đối với hầu hết các dòng laptop hiện nay, các nhà sản xuất đều tích hợp tính năng thay đổi độ sáng màn hình trên dãy phím chức năng từ F1 đến F12 (tùy vào dòng máy, tùy vào hãng mà chức năng này nằm ở các phím khác nhau).

Ví dụ: Dòng laptop Dell là phím F11 và F12, dòng laptop HP là phím F1 và F2. Tuy nhiên bạn cần nhấn giữ phím Fn trước khi nhấn các phím F1-F12 để kích hoạt tính năng tăng giảm độ sáng.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Lưu ý: Để thực hiện tổ hợp phím này, máy tính của bạn phải được cài đặt đầy đủ driver cho các phím chức năng.

2.Sử dụng tính năng Windowns Mobility Center

Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng pin Latop ở góc màn hình > Windowns Mobility Center.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Bước 2: Trong khung Brightness, bạn có thể di chuyển thanh trượt để tăng giảm độ sáng màn hình phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Bài viết dưới đây, Laptop Đà Nẵng xin hướng dẫn các bạn cách tăng, giảm, chỉnh độ sáng màn hình laptop trên Windows 10 chỉ bằng một cái click. Điều này sẽ giúp mắt các bạn được bảo vệ một cách tốt nhất khi thời gian ngồi máy tính quá lâu và trong từng điều kiện ánh sáng khác nhau. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn tăng, giảm, chỉnh độ sáng màn hình laptop trên Windows 10

1. Thay đổi độ sáng màn hình laptop sử dụng phím tắt

Mỗi dòng laptop khác nhau có phím chức năng để tăng chỉnh độ sáng màn hình khác nhau. Phím tắt này thường nằm trên khu vực phím chức năng từ F1 đến F12, đôi khi nằm ở phím mũi tên. Ví dụ dưới đây, phím tắt tăng giảm độ sáng màn hình trên máy tính Dell là F11 và F12, máy tính Asus là F5 và F6.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Để chắc chắn điều này, bạn có thể tìm biểu tượng bóng đèn kết hợp dấu trừ (giảm độ sáng) hoặc dấu cộng (tăng độ sáng) trên màn hình. Và để điều chỉnh độ sáng bạn chỉ cần nhấn vào phím này hoặc nhấn kết hợp tổ hợp phím FN + phím tăng giảm độ sáng.

Bạn đã biết: Cách tắt âm bàn phím laptop đối với mọi dòng

2. Thay đổi độ sáng màn hình laptop sử dụng Mobility Center

Mobility center là trung tâm thiết lập mà bạn có thể thay đổi nhiều thiết lập không chỉ mỗi độ sáng màn hình. Để thay đổi độ sáng các bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + X hoặc click chuột phải vào biểu tượng menu start hoặc biểu tượng PIN chọn tùy chọn Mobility center

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Bước 2: Trong phần “Display Brightness” các bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ sáng thích hợp.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Xem ngay: Cách chuyển màn hình laptop sang màn hình ngoài

3. Điều chỉnh độ sáng màn hình laptop trên Action Center

Một tính năng rất tiện lợi của Windows 10 đó chính là Action Center, với Action Center bạn có thể chỉnh độ sáng cực nhanh chỉ với vài cú click chuột.

  • Bước 1: Ấn biểu tượng Action Center trên thanh taskbar để hiện cửa sổ Action Center, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt ctrl để hiện cửa sổ này.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Bước 2: Điều chỉnh độ sáng bằng cách ấn vào biểu tượng điều chỉnh độ sáng để thay đổi độ sáng, nếu bạn không thấy biểu tượng này ấn nút Expand để nó hiện lên.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Sẽ có 5 mức để bạn lựa chọn 0, 25, 50, 75, 100% với mỗi nút ấn sẽ tăng độ sáng lên đến mức tiếp theo. Ví dụ khi ở biểu tượng là 25% sau khi ấn sẽ tăng lên 50%. Khi độ sáng là 100% ấn một lần nữa sẽ chuyển về mức 0%.

Cách này cũng khá nhanh nhưng bạn lại chỉ có thể điều chỉnh được theo các mức mặc định như trên mà thôi.

4. Điều chỉnh độ sáng màn hình laptop trong Settings

Đây là cách chuẩn nhất để điều chỉnh độ sáng của màn hình một cách chính xác nhất. Các bước tiến hành được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng của nó ở bên trái của menu Start.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Bước 2: Sau đó, ấn chọn System trong Settings

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Bước 3: Tiếp theo, các bạn ấn vào mục Display, bây giờ các bạn có thể điều chỉnh độ sáng thông qua tùy chọn Adjust brightness level bằng thanh kéo

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Lưu ý: Cách này chỉ có thể dùng đối với laptop, ngoài ra bạn còn có thể kích hoạt tính năng Night Light giúp giảm ánh sáng xanh, bảo vệ sức khỏe đôi mắt khi sử dụng laptop và ban đêm.

Tìm hiểu ngay: Cách ghi âm trên laptop hệ điều hành Windows 7, 10

5. Điều chỉnh độ sáng trong Win 10 bằng Control Panel

Đây là cách mà bạn có thể sử dụng với cả các phiên bản Win khác.

  • Bước 1: Click chuột phải vào icon PIN trên thanh taskbar, sau đó Click tùy chọn Adjust screen brightness để mở cửa sổ “Power Options“.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

  • Bước 2: Ở bên dưới là thanh kéo điều chỉnh độ sáng, bạn có thể điều chỉnh độ sáng bằng cách kéo thanh này qua trái phải để tăng giảm độ sáng theo ý thích.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Tham khảo ngay: Cách cài đặt khóa màn hình máy tính, laptop trên Windows 7/ 8 /10

6. Tăng giảm độ sáng tự động bằng phần mềm F.lux

F.lux là công cụ hỗ trợ người dùng tự động thay đổi độ sáng màn hình phù hợp với cách nhìn của người dùng khi làm việc trên laptop. Tính năng này sẽ giúp tự động thay đổi độ sáng màn hình cho phù hợp với điều kiện ánh sáng của môi trường xung quanh, vừa bảo vệ máy tính vừa chăm sóc đôi mắt của bạn.

Việc tăng giảm độ sáng màn hình với F.lux cũng khá đơn giản, giúp bạn điều chỉnh độ sáng của màn hình PC hay Laptop sao cho mắt cảm thấy dễ chịu nhất. Bạn có thể tải F.lux TẠI ĐÂY. Phần mềm này có thể tùy chỉnh độ sáng 2700K hoặc thậm chí là 1200K nếu người dùng muốn.

Cách tăng giảm độ sáng màn hình laptop

Các tính năng chính của F.lux:

  • Tự động điều chỉnh độ sáng màn hình thông qua múi giờ, thời gian (trời tối ánh sáng sẽ tự chỉnh giảm đi và ngược lại).
  • Nhận diện điều kiện ánh sáng xung quanh.

Với những 6 cách tăng, giảm, chỉnh độ sáng màn hình laptop trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có những cách điều chỉnh độ sáng màn hình laptop tối ưu hơn, đừng quên để lại bình luận phía dưới bài viết nhé.

Click ngay: Đơn vị thay (sửa) màn hình laptop tại Đà Nẵng

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!