Cách sử dụng đồng hồ vạn năng sanwa cd800a

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF là mẫu đồng hồ kim, nó mang đến cho người dùng đầy đầy đủ các tính năng hữu ích như đo điện áp, điện trở và cả đo dòng mA… Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện các chức năng của thiết bị đo này bạn có thể tham khảo.

Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF

Những năm gần đây, đồng hồ hiển thị số “lên ngôi” và được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên chiếc đồng hồ kim Sanwa YX360TRF cũng không hề kém cạnh khi nó đảm bảo dễ dàng sử dụng và đo lường linh hoạt.

Ký hiệu chức năng trên đồng hồ đo điện Sanwa YX360TRF 

Sanwa YX360TRF được thiết kế khá đơn giản, nó không có nhiều phím chức năng như dòng đồng hồ đo điện tử. Nó bao gồm một màn hình kim cho chia vạch số. Bên cạnh đó, nó còn có núm vặn tròn giúp bạn dễ dàng chọn dải đo và thang đo. Sản phẩm còn có ngăn chứa que đo cùng chống lưng thuận tiện trong việc bảo quản. 

Dưới đây là các phím chức năng trên đồng hồ vạn năng kim:

  • Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
  • Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
  • Phương đặt đồng hồ:
    • o   ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
    • o   ┴  hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
    • o   Ð         : Phương đặt xiên góc [thường là 450]
  • Điện áp thử cách điện: 5 KV 
  • Bảo vệ bằng cầu chì và diode
  • DC.V [Direct Current Voltage]: Thang đo điện áp một chiều.
  • AC.V [Alternating Current Voltage]: Thang đo điện áp xoay chiều.
  • DC.A [Direct Current Ampe]: Thang đo dòng điện một chiều.
  • AC.A [Alternating Current Ampe]: Thang đo dòng điện xoay chiều
  • Ω: Thang đo điện trở
  • 0Ω ADJ [0Ω Adjust]: Chỉnh không ôm [chỉnh điểm không động]     
  • COM [Common]: Đầu chung, cắm que đo màu đen
  • + : Đầu đo dương
  • OUTPUT cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
  • AC15A cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A

Khả năng đo lường của đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF 

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật Bản, bởi thương hiệu nổi tiếng là Sanwa YX360TRF đáp ứng khả năng đo điện áp, điện trở, đo Db, Li... với độ chính xác cao.

Sản phẩm có khả năng kiểm tra điện áp xoay chiều đến 1000V, điện áp 1 chiều trong phạm vi 750V kết hợp với đầu dò HV tùy chọn. Ngoài ra, khả năng đo điện trở của đồng hồ vạn năng Sanwa cũng đáng ngạc nhiên với phạm vi 20 MΩ và phát ra tín hiệu Db đầu ra với tần số cực thấp chỉ với 0,25A.

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF được thiết kế nhỏ gọn, cứng cáp vởi mức cấp bảo vệ CAT II 1000 V DC, CAT II 750 V ac, CAT III 600 V mang đến sự thân thiện cho người dùng, đảm bảo an toàn khi thao tác.

Cách sử dụng đồng hồ đo Sanwa YX360TRF

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF được đông đảo khách hàng lựa chọn. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết bạn có thể tham khảo:

Đo điện áp DC

  • Bước 1: Chọn thang DC và dải điện áp cần đo.
  • Bước 2: Kết nối thiết bị với đầu dò. Cụ thể que màu đầu nối với cực dương nguồn DC và que màu đen nối với cực âm của nguồn.
  • Bước 3: Quan sát và đọc kết quả trên màn hình, tương ứng với thang chia và giải đo.

Đo điện áp AC

Các bước đo điện áp AC với đồng hồ vạn năng kim Sanwa YX360TRF được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp xoay chiều, được ký hiệu là AC và chọn dải điện áp phù hợp.
  • Bước 2: Kết nối 2 đầu dò vào điện áp AC.
  • Bước 3: Đọc kết quả trên màn hình.

Đo dòng 1 chiều

  • Bước 1: Di chuyển ním vặn đến thang dòng điện DC và chọn dải đo phù hợp.
  • Bước 2: Kết nối đầu dò với thiết bị.
  • Bước 3: Đọc kết quả trên màn hình.

Có thể bạn quan tâm:

Đo điện trở

  • Bước 1: Chọn thang và dải đo điện trở phù hợp
  • Bước 2: Chập hai que đo vào. Nếu kim không chỉ thị bằng không thì ta vặn núm Ohm zero để cho kim về bằng 0.
  • Bước 3: Kết nối que đo vào hai đầu của điện trở
  • Bước 4: Đọc giá trị hiện thị trên màn hình.

Đo Iceo của transitor

  • Bước 1: Chọn thang đo X 1 ~ X 1K
  • Bước 2: Chập 2 que đo và điều chỉnh về giá trị điện trở về bằng 0
  • Bước 3: Đối với NPN, PNP thì ta kiểm tra và kết nối que đo như hình bên.
  • Bước 4: Đọc giá trị Iceo trên màn hình.

Trên đây là cách thực hiện các phép đo với đồng hồ đo Sanwa YX360TRF, trong quá trình thực hiện lưu ý chọn thang, dải đo lớn nhất mà máy có thể đo được so với tín hiệu cần đo. Cần đảm bảo thiết bị đầy pin, tránh ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cũng như kết quả đo.

Là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, thân thiện với người dùng, Sanwa YX360TRF là lựa chọn số 1 cho bạn. Để sở hữu thiết bị đo này, vui lòng liên hệ với maydochuyendung.com để được tư vấn, hỗ trợ.

Đồng hồ vạn năng điện tử, ampe kìm là các thiết bị đo điện hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số, có khả năng đo hầu hết các thông số điện năng, cho kết quả chính xác nhanh chóng. Hiện nay có nhiều loại đồng hồ vạn năng điện tử và ampe kìm khác nhau nhưng về cơ bản đều có chung các tính năng cũng như cách thức sử dụng như nhau. Sau đây là các ứng dụng cơ bản và thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử, ampe kìm.

1. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử.

Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là đồng hồ vạn năng hiển thị số là loại thiết bị đo điện thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.

a. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo dòng điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều [A.DC]và dòng điện xoay chiều [A.AC].

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
  • Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
  • Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương [+] và que đo màu đen về phía cực âm [-] theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
  • Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

b. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện áp.

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+].
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V [AC.V] lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
  • Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo [Đo song song]. Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.

c. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở.
Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở [Đo song song]. Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
  • Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Chú ý:

  • Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
  • Khi đo điện trở nhỏ [cỡ 10kΩ], tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

d. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn.

Kiểm tra thông mạch:

  • Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.
  • Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.

Kiểm tra tiếp giáp P-N:

  • Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .
  • Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp

Chủ Đề