Cách sống của con người trong thời ký nguyên thuỷ là

Gồm có ba thời kì: Thời kì nguyên thủy, xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lừa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lửa dồn thú dữ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu. Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy.

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò... Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quả là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.

Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.

Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.

Ngành hoá chất sản xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.   

Sơ đồ tư duy tác động của con người đối với môi trường:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học 40 câu trắc nghiệm ôn tập chương Bảo vệ môi trường - Sinh học 9

Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ...

Câu hỏi: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Săn bắt động vật hoang dã

B. Săn bắt động vật và hái lượm

C. Đốt rừng và chăn thả gia súc

D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Đáp án

B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

40 câu trắc nghiệm ôn tập chương Bảo vệ môi trường - Sinh học 9

Lớp 9 Sinh học Lớp 9 - Sinh học

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Cách sống cơ bản của con người trong thời kì nguyên thuỷ là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Đáp án cần chọn là: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp, người nguyên thủy không thể sống lẻ loi. Vì vậy, họ đã  tập hợp lại thành từng bầy trong các hang động, hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô, cùng lao động, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với thú dữ để tự vệ. Mỗi bầy đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, mọi thành viên đều có nghĩa vụ săn bắt, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái… Bầy người nguyên thủy chính là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

Ở thời kỳ này, người nguyên thuỷ đã biết chế tạo công cụ lao động như rìu, mũi lao, dao bằng đá để đào bới cây củ làm thức ăn, chặt cây, làm vũ khí tự vệ và tấn công các con thú khi đi săn. Những công cụ thô sơ đó được gọi là công cụ đá cũ sơ kì.

Vào cuối thời kì nguyên thủy, loài người đã có một bước tiến lớn lao, từ việc lấy lửa trong tự nhiên do cháy rừng đến việc tạo ra lửa; dùng lửa làm chín thức ăn, sưởi ấm và đuổi thú dữ.

Giai đoạn phát triển tiếp theo là chế độ công xã thị tộc. Có thể coi thị tộc là một gia đình lớn mà thế hệ trước và sau có quan hệ ruột thịt với nhau, theo dòng mẹ gọi là mẫu hệ. Mỗi thị tộc có tên gọi riêng, chiếm cứ một khu vực lãnh thổ riêng, trong đó có ruộng đất trồng trọt, rừng, ao hồ và những tài sản khác…        

Ở chế độ công xã thị tộc, chưa có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Các thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng tài sản trong phạm vi lãnh địa của thị tộc. Đó là chế độ sở hữu tập thể của thị tộc. Mọi thành viên của thị tộc đều bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng như nhau. Tập tục chia đều thức ăn và những tài sản khác cho các thành viên của thị tộc hiện vẫn còn phổ biến ở một số bộ lạc thổ dân châu Úc và nhiều nơi khác.

Trong thị tộc, người đứng đầu được gọi là tộc trưởng; các bô lão luôn được kính trọng,  nhưng không ai có thể vi phạm chế độ sở hữu chung hoặc được quyền hưởng thụ nhiều hơn người khác. Mọi công việc quan trọng của thị tộc như tuyên chiến, nghị hòa, rời địa bàn cư trú, bầu thủ lĩnh quân sự,… đều do hội nghị toàn thể các thành viên thị tộc quyết định.   

Khi các thị tộc ngày một nhiều hơn, lớn mạnh hơn, các bộ lạc được hình thành. Mỗi bộ lạc có thể gồm nhiều thị tộc có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau. Có những bộ lạc đông hàng vạn người. Cũng như thị tộc, các thành viên trong bộ lạc có quan hệ cộng đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, nhưng thường phong phú hơn so với thị tộc.

So với thị tộc, các bộ lạc có vùng lãnh thổ ổn định hơn, bao gồm nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...

Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng gồm các tộc trưởng của các thị tộc trong bộ lạc. Các vấn đề quan trọng của bộ lạc được đưa ra bàn bạc trong hội nghị bộ lạc gồm tất cả các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự. Vị thủ lĩnh đứng đầu bộ lạc được gọi là tù trưởng.

Ngày nay, hình thức bộ lạc vẫn tồn tại ở những vùng hoang sơ như: bộ tộc Tufi ở New Guinea; bộ tộc Wodaabe ở Chad; bộ lạc Sadhus ở Ấn Độ; bộ lạc Mundari ở Nam Sudan…


Các chủ đề được xem nhiều


HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Video liên quan

Chủ Đề