Cách ngâm chân cho người đứng nhiều

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng [hoặc ngâm chân nước ấm] là liệu pháp trị bệnh thông dụng. Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Do đó, việc giữ ấm và chăm sóc bộ phận này đúng cách cũng là điều đáng quan tâm.

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

Ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản để nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

1. Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.

2.Tác dụng ngâm chân nước nóng: Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.

3. Ngâm chân nước ấm chữa trị các bệnh mãn tính

Tác dụng của ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.

Đối với người bệnh ung thư, thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.

4. Ngâm chân nước nóng giảm chứng mất ngủ

Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể ngâm chân nước muối hoặc ngâm chân nước gừng ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

5. Ngâm chân giúp trị bệnh ngoài da

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

6. Khử mùi hôi chân

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì? Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Hướng dẫn các bước ngâm chân nước nóng

Để phát huy những tác dụng của liệu pháp ngâm chân nước nóng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Trong cuộc sống hiện đại, đôi chân là bộ phận chịu áp lực nhất trên cơ thể. Chuyện di chuyển vài cây số, đứng suốt vài tiếng đồng hồ là vấn đề như cơm bữa. Nếu bạn cũng đang ở trong trường hợp phải chịu đựng đứng yên 1 chỗ trên dưới 5 tiếng mỗi này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Tiếp tân là nghề khiến bạn thường xuyên phải đứng.

Với công thức 4 thành phần dễ tìm, tin chắc rằng chỉ cần ngâm chân 20 phút là bạn sẽ hết đau mỏi và ngủ ngon lập tức.

Chuẩn bị:

- 1 củ gừng to 

- 5 đến 10 cây sả

- Ngải cứu [nhiều ít tùy ý]

- 4 muỗng canh muối hột.

- 2 lít nước

Các thành phần cần thiết để pha chế nước ngâm chân.

Thực hiện:

- Rửa sạch và thái lát gừng.

- Rửa sạch và cắt sả cây [chỉ lấy chừng 15cm tính từ gốc].

- Cho tất cả thành phần vào 2 lít nước, đem đun sôi.

- Xong hòa thêm với chút nước lạnh sao cho nhiệt độ giảm xuống phù hợp với khả năng chịu nóng của bản thân [cố gắng tăng dần nhiệt độ lên sau mỗi lần ngâm để đạt hiệu quả tối đa, đừng để quá nguội].

- Ngâm chân khoảng 20 phút hoặc cho đến khi nước thảo mộc nguội hẳn.

Bạn ngâm chân 20 phút cho đến khi nước nguội hẳn.

Chú ý: Người đang bị giãn tĩnh mạch không nên áp dụng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Nước ngâm chân thảo mộc có nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà cho hiệu quả vô cùng tốt. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện mỗi ngày hoặc áp dụng vào những thời điểm chân bị đau nhức thì sẽ phòng tránh triệt để căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đừng cố gắng chịu đựng tình trạng chân đau nhức suốt vì về lâu dài thì bệnh nặng là điều có thể đoán trước được.

Không chỉ dành cho những ai bị đau chân vì đi đứng nhiều, công thức còn phù hợp với phụ nữ mang thai và bệnh nhân bị mất ngủ lâu ngày. Cứ thử ngâm chân 20 phút với nước thảo mộc này là sẽ thấy thư thái tinh thần, an tâm đi ngủ.

Chúc bạn sống khỏe.

Gia Bảo - Chuyện của Bếp

Doorman, Hostess, lễ tân hay thu ngân… là những vị trí thường xuyên phải đứng khi làm việc trong khách sạn. Việc đứng lâu nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự bền bỉ, sức chịu đựng cao và có thể dẫn đến chứng đau bàn chân.

► Tác hại của việc đứng làm việc quá lâu

 - Tư thế đứng làm việc hàng giờ liền có thể khiến đôi chân bị đau, xuất hiện vết tấy đỏ, sưng phù, cứng khớp - thậm chí dẫn đến chứng đau lưng, đau cổ.

 - Những ai làm việc lâu năm - phần gân, cơ, xương, khớp, dây chằng phải chịu áp lực lớn lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh: giãn tĩnh mạch chân, đau gân gót, viêm cân gan chân, tăng huyết áp, bệnh lý liên quan đến tim mạch…

 - Việc đứng làm việc quá lâu còn gây ra cảm giác khó chịu, dễ bị stress khiến hiệu quả công việc giảm sút và khó gắn bó lâu dài với nghề.

Việc đứng làm việc quá lâu là nguyên do dẫn đến các chứng bệnh đau chân và bàn chân

► Những lưu ý giúp đôi chân đỡ mỏi khi làm việc

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn, có nhiều cách khác nhau mà nhân viên khách sạn nên áp dụng giúp đôi chân đỡ mỏi khi làm việc:

 - Nếu cần mang giày cao gót khi làm việc, bạn nên sử dụng luân phiên hai đôi giày có độ cao chênh lệch nhau một chút. Những nhóm cơ phải làm việc nhiều khi mang đôi giày này sẽ được nghỉ ngơi khi bạn mang đôi giày kia. Bạn không nên mang giày có mũi nhọn bó vào những ngón chân thường xuyên vì lâu ngày sẽ dễ bị nổi cục chai hay mắc tật quẹo ngón chân cái vào trong theo hình giày.

 - Trường hợp mang giày bệt, bạn cũng nên thường xuyên thay đổi giày giúp giảm đau chân hơn.

 - Với nhân viên lễ tân, thu ngân đứng sau quầy - nên có một chiếc ghế hoặc bục nhỏ để có thể đứng trên 1 chân và thả lỏng chân còn lại trên bục.

 - Với Doorman, Hostess phải đứng làm “mặt tiền” đón khách, vài phút nên thay đổi hướng người một lần, đổi trọng tâm từ chân này sang chân kia và bước tới bước lui theo động tác chào mời. Khi không có khách có thể đứng một chân trước một chân sau thay vì đặt hai chân ngang hàng.

 - Đứng trên 1 chiếc thảm nhỏ [bằng vải hay nhựa dẻo] khi làm việc sẽ giúp đôi chân êm ái hơn. Vì việc đứng lâu trên 1 mặt phẳng cứng khiến gân gót và cân gan chân bị quá tải.

 - Muốn giảm sưng hiệu quả, đến giờ nghỉ giữa ca hoặc kết thúc ca làm việc, bạn nên tìm một chỗ ngồi, gác chân hơi cao lên ghế hoặc bàn nhỏ rồi mát xa chân nhẹ nhàng theo hướng từ bàn chân lên đùi.

 - Nếu bàn chân bị sưng, đau sau khi đứng lâu bạn nên chườm đá lạnh trong khoảng 5 phút

Chườm đá lạnh sẽ giúp đỡ sưng, đau chân

► Những bài tập giúp thư giãn gân cơ và tăng lưu thông máu

 - Trong quá trình làm việc, khi cảm thấy mỏi, bạn có thể ngọ nguậy các ngón chân, quặp vào vài giây rồi xòe ngón chân ra.

 - Thực hiện luân phiên động tác co chân hoặc nâng gối lên một chút để thư giãn bắp chân.

 - Đứng bằng cạnh ngoài bàn chân rồi chuyển dần vào cạnh trong, thực hiện động tác vài lần rồi đổi chân.

 - Sau ca làm việc về nhà, bạn nên tập mát xa lòng bàn chân trên một trái bóng tennis.

Bài tập mát xa lòng bàn chân trên bóng tennis rất hiệu quả trong việc tăng lưu thông tuần hoàn máu

► Các liệu pháp hỗ trợ giúp chữa chứng đau bàn chân

Ngâm chân trong nước ấm

Nếu cảm thấy bàn chân thường xuyên bị đau, sưng do đứng nhiều - mỗi tối bạn nên dành 15 phút để ngâm chân trong nước ấm. Sẽ tốt hơn nếu bạn pha vào nước một ít muối khoáng làm đẹp Epson [đặt mua muối qua các web thương mại điện tử]. Lượng Magie trong muối có tác dụng thư giãn cơ rất hiệu quả. Sau đó, bạn có thể nằm xuống và tập đạp xe tại chỗ.

Dùng liệu pháp mát xa chân

Nhờ người thân, bạn bè mát xa chân cũng là liệu pháp giúp cơ bắp giảm căng thẳng và kích thích lưu thông máu. Xoa bóp bắt đầu từ lòng bàn chân và di chuyển dần lên bắp chân. Sử dụng con lăn gỗ cũng là cách hay để kích thích huyệt đạo dưới lòng bàn chân, tăng khả năng tuần hoàn máu trở lại.

Sử dụng đế lót giày chỉnh hình

Với thiết kế riêng, đế lót giày chỉnh hình có công dụng hỗ trợ cung bàn chân, giảm chấn động và cải thiện được cơ chế sinh học ở bàn chân. Nhờ đó giảm đau chân - lưng và đặc biệt hữu ích trong việc phòng ngừa - điều trị bệnh viêm cân gan chân và tật bàn chân bẹt.

Giảm cân

Thường với những người thừa cân dễ gặp phải các vấn đề về bàn chân hơn do phải chịu nhiều áp lực nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Do đó, hãy giảm tải cho đôi chân bằng cách tập thể dục và giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày.

Thực tế thì nghề nghiệp nào cũng có những chứng bệnh nghề nghiệp liên quan. Người ngồi làm việc quá lâu trong phòng lạnh dễ mắc phải tật về mắt, da hay bệnh trĩ… Với nhân viên khách sạn hay phải đứng nhiều trong ca làm việc - sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt lên đôi chân, quan trọng là bạn sẽ tập luyện và phòng ngừa điều đó ra sao. Những lời khuyên Ms. Smile chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn phần nào…

[Bài viết tham khảo nguồn Hội y học thể thao Tp.HCM]

​5 Tips bảo vệ đôi chân cho chị em nhân sự nghề khách sạn hay mang giày cao gót

Video liên quan

Chủ Đề