Cách nấu cháo ngao tôm

Cháo ngao là món cháo ngon – bổ – rẻ, vị ngọt từ ngao kết hợp vị thơm của hành phi khiến cả gia đình phải thích mê luôn đó.

Nào các bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp và thực hiện cách nấu món cháo ngao thơm ngon hấp dẫn này nhé!

Không chỉ có cháo tôm mà các loại cháo hải sản là những món ăn vô cùng quen thuộc, nhất là với người dân miền biển. Tùy theo nguyên liệu sử dụng mà mỗi món cháo có mùi vị khác nhau. Cách nấu cháo tôm rất đơn giản, quan trọng nhất là làm sao giảm được bớt mùi tanh của tôm trong cháo. Cùng PasGo Team tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!

Nguyên liệu cần có để nấu món cháo tôm:

- Gạo nếp: 50gr

- Thịt lợn nạc: 150gr

- Tôm tươi: 200gr

- Xương lợn: 500gr

- Nước lọc: 2 lít

- Hành khô: 1 củ băm nhỏ

- Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn

- Hành hoa, mùi

Cách nấu cháo tôm:

Bước 1:

- Xương lợn rửa sạch, chặt vỡ, cho vào 2 lít nước ninh 1 giờ để lấy nước dùng.

- Thịt nạc rửa sạch, thái miếng, băm nhỏ ướp với 1 thìa cafe nước mắm, ½ thìa cafe hạt tiêu.

Cách nấu cháo ngao tôm

- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhỏ, ướp 1 thìa cafe nước mắm, ½ thìa cafe hạt tiêu.

Cách nấu cháo ngao tôm

- Hành hoa, rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2:

- Hành củ thái nhỏ rồi phi thơm cùng dầu ăn.

- Khi hành vàng thì cho tôm và thịt vào đảo đều.

- Xào khoảng 3 phút khi thấy tôm và thịt săn lại thì tắt bếp.

Bước 3:

- Gạo nếp vo đãi sạch, để ráo nước.

- Đổ gạo vào nồi nước dùng, đun sôi nhỏ lửa cho nở sánh. Khi cháo đã được, cho thịt và tôm vào khuấy đều, đun sôi.

Cách nấu cháo ngao tôm

- Nêm nước mắm, muối, mì chính vừa ăn.

Cách nấu cháo ngao tôm

Khi ăn có thể thêm hành hoa, mùi, hành khô, hạt tiêu lên trên để thơm ngon hơn. Cháo tôm khi hoàn thành sánh, nhừ đồng nhất, không quá đặc. Cháo trắng và thịt tôm còn hồng, ăn cảm nhận được vị ngọt của thịt lợn và tôm thì không tanh.

Lưu ý:

- Ở bước cho thịt, tôm vào cháo các bạn nhớ khuấy đều tay một lúc để tránh cho cháo không bị vón cục.

- Khi mua thịt và tôm, chọn nguyên liệu còn tươi đặc biệt tôm phải còn sống thì món cháo mới ngon và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nên ngâm gạo trước khi nấu, làm như vậy cháo sẽ nhanh nhuyễn hơn.

Ngoài ra, có thể kếp hợp với cháo tôm với nhiều loại rau củ khác nhau: đậu Hà Lan, bí đỏ… để bổ sung thêm chất xơ cho bữa ăn nữa nhé.

Cháo tôm vừa ngon, ngọt lại đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe như canxi, đạm và chất sắt giúp tăng trưởng và phát triển toàn diện nhất là với trẻ nhỏ. Ngoài cháo tôm thì các loại hải sản và cháo hải sản khác cũng nhiều chất dinh dưỡng không kém đâu ạ.

Chúc bạn thành công với công thức nấu cháo tôm từ PasGo!

ThaoVP - Minh Phương & PasGo Team

Tổng đài hỗ trợ đặt bàn và tư vấn: 19006005

Tải ứng dụng PasGo để tìm Nhà hàng gần nhất: iOS & Android

--

PasGo là giải pháp đặt bàn Nhà hàng trực tuyến, giúp bạn đặt bàn, đặt tiệc online tới hơn 2000 Nhà hàng tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,... Trên PasGo luôn sẵn có hơn 10.000 ưu đãi giảm giá mỗi ngày, mức giảm có thể lên tới 50% dành cho bạn đấy! 

Sau khi đã biết cách nấu cháo nghêu cho bé; mẹ lưu ý về độ tuổi để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi ăn cháo nghêu.

Theo CDC Hoa Kỳ, bé đã có thể ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nghêu là một loại hải sản có thể gây dị ứng; do đó, mẹ hãy chờ đến khi bé lớn tuổi hơn để nấu cháo nghêu cho trẻ ăn. Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ hãy cho bé ăn cháo nghêu khi đủ 12 tháng (1 tuổi).

>> Mẹ xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, mẹ cập nhật ngay nhé!

Nấu cháo ngao cho bé với rau gì? Vì ngao có tính hàn và vị tanh, do đó, mẹ hãy nấu kèm các loại rau củ giúp át chế tính hàn và mùi vị tanh như rau mồng tơi; rau cải; bí đỏ; cà chua và thì là; nấm; cà rốt.

3. Trẻ nhỏ ăn nghêu có tốt cho sức khỏe không?

Cách nấu cháo ngao tôm
Cháo nghêu cho bé là món ăn vô cùng bổ dưỡng

Trong 100g thịt nghêu có chứa 10,8g chất đạm; 1,6g chất béo; kẽm; sắt; kali; mangan; đồng; iot… và các vitamin B1, B6, B12 và vitamin C.

Do nghêu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu; nên khi tiêu thụ loại thực phẩm này hàng tuần có thể giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, chuyển hóa chất trong cơ thể. Đặc biệt, nấu cháo nghêu cho bé giúp cải thiện chiều cao ở trẻ em và giúp tăng cảm giác ngon miệng.

Theo Đông y, nghêu có tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hóa đàm, ích tinh, bổ thận. Thực phẩm này rất tốt cho người ho hen; tiểu đường; người bị trĩ; phù nước; trướng bụng; người sưng tuyến giáp trạng; bí tiểu; xơ vữa động mạch và phụ nữ ra nhiều khí hư.

4. Những lưu ý khi cho trẻ ăn nghêu

Để biết cách nấu cháo nghêu cho bé ngon nhất; đồng thời, đảm bảo bé ăn một cách an toàn, đủ dưỡng chất. Mẹ cần lưu ý những điều sau.

4.1 Cách lựa và sơ chế nghêu ngon

Cách chọn nghêu:

  • Chọn những con nghêu khép miệng và khó tách. Nếu nghêu dễ tách thì đã chết rồi đấy.
  • Trường hợp những con mở miệng thì dùng tay chạm vào chúng. Nếu nghêu tươi sẽ cử động hoặc đóng vỏ lại.

Cách sơ chế:

  • Nghêu mua về rửa sạch qua nước lạnh.
  • Ngâm vào nước có pha muối và ớt trái trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

4.2 Những lưu ý khác

  • Nghêu cũng có thể gây dị ứng; mẹ nên thận trọng cho bé ăn thử một lượng ít trước khi nấu thành bữa nhiều cho bé.
  • Nghêu là loại hải sản rất lạnh nên các mẹ lưu ý khi đã cho bé ăn nghêu thì không nên cho bé ăn hoa quả ngay vì sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy. Ăn hoa quả ngay sau khi ăn nghêu còn ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi, protein có trong nghêu hoặc tạo thành chất không hòa tan, gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí buồn nôn.
  • Không cho bé ăn nghêu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ ngộ độc là rất lớn.
  • Không dùng nghêu đã bị thối, chết, dập vỡ, nứt vỏ… nấu món cho bé vì có nhiều vi khuẩn độc hại.
  • Nghêu có hàm lượng đạm cao, do đó sẽ có chứa một lượng purin cao. Chất purin khi vào trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn nghêu.
  • Nghêu có tính hàn, nên không tốt cho những người bụng yếu, đau dạ dày, cảm lạnh. Khi luộc nghêu nên cho xíu gừng để trung hòa tính hàn.
  • Nghêu có chứa một lượng muối nhất định nên những người mắc bệnh thận, kén ăn, chậm tiêu không nên ăn.
  • Cũng vì nghêu có tính hàn nên chỉ cho các bé ăn nghêu vào mùa hè, hạn chế ăn vào mùa đông dễ bị lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy.

Hy vọng với những cách nấu cháo nghêu cho bé MarryBaby vừa mách cho các mẹ sẽ giúp bé ăn dặm thêm thích thú. Chúc các mẹ thành công nhé!