Cách may áo tay Lỡ

T​ham khảo video dạy cắt may:
 


Để cắt may áo tay liền cổ thuyền, chui đầu bạn cần thực hiện theo quy trình sau đây: Lấy số đo -> Tính vải -> Tiến hành vẽ và cắt -> May và hoàn thiện sản phẩm.

Sau đây là công thức cụ thể để bạn tham khảo.


Cắt may áo tay liền cổ thuyền, chui đầu

 
Số đo mẫu: Vòng mông = 84 cm; Vòng ngực = 80 cm; Vòng cổ = 32 cm; He = 33 cm; Dài tay = 12 cm; Rv = 36 cm; Da = 55 cm.

a. Xếp vải:

Thực hiện gấp vải theo canh dọc sao cho mặt phải ở trong, mặt trái ra ngoài. Phần vải gấp vào = đường may + chỗ rộng nhất của thân áo. Lưu ý là nếp gấp được đặt ở phía trong người cắt bạn nhé!

Công thức cắt may áo tay liền cổ thuyền, chui đầu phần thân trước


b. Cách vẽ: Đo xuống 2 cm tính từ đầu vải ta có điểm A. AX = Dài áo = 55 cm = Số đo; AC = Hạ nách = 1/4 số đo vòng nách cộng thêm 3 cm = 23 cm; AL = Hạ eo = 33 cm = Số đo; XM = Sa vạt, bạn lấy bằng 1 cm; Kẻ đường ngang vuông góc với AX từ các điểm A, C, L, X.

+ Vẽ cổ áo:

AA1 = Rộng cổ = 1/5 số đo vòng cổ cộng thêm 4 cm = 10.4 cm; BB1 = Hạ xuôi vai = 1/10 Rv bớt đi 1 cm = 2.6 cm; Tiến hành nối đường sườn vai A1B1. Số đo dài tay = B1H kéo dài; Vẽ cửa tay: Kẻ đường cắt CC1 kéo dài tại điểm H1 và vuông góc với A1H tại điểm H; HH2 = giảm cửa tay = 1 cm. Nối điểm B1 với điểm H2; Lúc này, cửa tay là H1H2 còn đường sườn vai và tay liền là A1B1H2.

+ Vẽ nách áo và sườn áo:

Ngang ngực: Số đo CC1 = 1/4 số đo Vòng ngực cộng thêm 2 cm = 22 cm; Số đo C1C2 = 1/10 số đo vòng ngực bớt đi 1 cm = 7 cm; LL1 = Ngang eo = Số đo CC1 bớt đi 1 cm = 22 cm; Ngang mông: Số đo XX1 = Số đo CC1 thêm 1 cm = 24 cm; H1C2L1X1 vẽ cong.

+ Vẽ gấu áo:

X1X2 = Giảm sườn áo = 1 cm. Tiến hành vẽ gấ áo cong bắt đầu từ điểm X2 đến khoảng 1/3XX1 rồi vẽ thẳng đến điểm M.

c. Cách cắt:

Vòng cổ: Nếu viền bọc thì cắt đúng nét vẽ, nếu viền gấp mép thì chừa chừng 0.5 cm; Gấu tay: Nếu viền bọc mép thì cắt đúng nét vẽ, nếu viền gấp mép thì chừa 2 cm; Chừa từ 1 cm đến 2 cm đối với sườn thân, sườn vai và 2 cm đối với gấu thân áo.

T​

ham khảo video dạy cắt may:
 


a. Xếp vải: Tương tự như thân trước.

b. Cách vẽ:

AA1 = Rộng cổ = 1/5 số đo vòng cổ thêm 4 cm = 10.4 cm; AA2 = Sâu cổ = 1/10 số đo vòng cổ thêm 1 cm = 4.2 cm. Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối điểm A1 và điểm A2 lại với nhau và A1A2 có trung điểm là N. Nối điểm A3 và điểm N. Lấy MN1 trên A3N sao cho số đo A3N gấp 3 số đo MN1. Vòng cổ A1N1A2 vẽ cong. AB = Ngang vai = 1/2 số đo Rộng vai = 18 cm.

Mẫu thiết kế này không có sa vạt.

Công thức cắt may áo tay liền cổ thuyền, chui đầu phần thân sau


c. Cách cắt: Gấu thân áo, gấu tay, sườn vai, sườn thân và vòng cổ: Bạn cắt tương tự như thân trước.

Riêng phần nẹp cổ: Viền bọc mép: Vải canh xéo, rộng chừng 2.5 cm đến tối đa 3 cm; Viền gấp mép: Rộng nẹp từ 3 cm đến 4 cm. Để cắt nẹp cổ bạn sẽ dựa vào vòng cổ thân áo.


Nếu muốn mặt cổ ôm sát, không bị rộng hoặc thừa gây mất thẩm mỹ thì bạn nên giảm bớt độ rộng cổ thân trước 1 cm do với rộng cổ thân sau.  Ngoài ra, để tay áo mềm mại và đẹp mắt hơn, ôm vừa bắp tay, bạn cũng nên giảm cửa tay xuống 1 cm. Thêm 3 cm đến 4 cm nẹp áo ở thân trước và 2.5 cm giao khuy trong trường hợp may áo cài khuy.

Trên đây là công thức cắt may áo tay liền cổ thuyền, chui đầu do Công ty dạy cắt may Phong Phú tổng hợp và giới thiệu. Chúc bạn thực hiện thành công!


 

Các bạn có thể tham khảo video dạy cắt may sau đây:​
 


Xem thêm các công thức dạy cắt may khác tại: //hoccatmay.com.vn/khoa-hoc-cat-may-co-ban/​

Hotline

0978 555 283 Địa chỉ: SỐ 1 NGÕ 1 ĐƯỜNG TRẦN QUÝ KIÊN CẦU GIẤY HÀ NỘI

Bên cạnh cổ áo thì tay áo cũng là một trong những chi tiết quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý đến khi thiết kế trang phục.

Sau đây là hướng dẫn cắt may các dạng tay áo thông dụng do Công ty dạy cắt may thời trang cao cấp Phong Phú tổng hợp và giới thiệu tới quý bạn đọc. Hãy nhanh tay note lại những ý chính để thuận tiện áp dụng khi cần nhé!

1. Tay lửng Là loại tay áo không đủ độ dài của một tay ngắn bình thường, được mặc lưng chừng. Tay lửng gắn liền với dạng thân áo căn bản như các kiểu áo không bâu cài bên, các kiểu áo nút thắt cài bên, cài giữa... phù hợp cho các kiểu áo dáng ôm.

Dài tay lửng bằng số đo hạ nách tay của tay căn bản, do vậy không cần lấy số đo dài tay trên người khi cắt may tay này.


 


Cách thực hiện:
+ Vẽ mẫu tay
Bạn dựa theo tay căn bản nách cong để khéo léo điều chỉnh sang dạng tay này [Tham khảo bài viết: Học cắt may tay áo căn bản nách cong]
+ Cắt vải Ngoài đường phấn vẽ trừ thêm đường may. Nẹp viền đối với cửa tay. Viền gấp mép: Vải viền cắt theo đường con cửa tay, một miếng nẹp rời dài bằng vòng cửa tay và rộng chừng 2 cm đến 3 cm. Tuy nhiên không cần viền nẹp rời nếu cửa tay may lai nhuyễn.  Viền bọc mép: Không trừ đường may đối với cửa tay, cắt vải liền canh xéo. Chiều dai đủ để viền cửa tay, chiều rộng khoảng chừng 3 cm.

2. Tay loa rũ

Bạn có thể áp dụng một trong hai cách vẽ mẫu tay sau.

Cách 1: Điều chỉnh rộng cửa tay và dài tay tùy ý từ dạng tay cơ bản nách cong


+ Cắt vải Bạn đặt mẫu lên vải, sử dụng đường vải gấp đôi canh xéo hay canh xuôi đều được, lưu ý trừ đường may xung quanh.

+  May ráp


Tương tự kiểu tay căn bản.


 


Cách 2: Thực hiện cắt, may và ráp tương tự kiểu tay loa cách 1.

 


3. Tay cánh hồng  [Tay loa rời]
Giữa tay là hai mép vải rời nằm chồng lên nhau, còn lại giống nhưu tay loa rũ.

 



4. Tay dún nách thường
Điều chỉnh thêm phần rộng cửa tay từ tay căn bản nách cong để dún [tương tự như kiểu tay loa cách 1, chỉ khác ở chỗ độ rộng cửa tay ít hơn].

 


5. Tay thường nách dún Cần điều chỉnh cả thân lẫn tay.

Tay áo: Khéo léo điều chỉnh từ tay căn bản để thêm phần phồng và phần dún.


Điều chỉnh vòng nách: Giảm vào 2 cm ở đầu vai căn bản, thực hiện vẽ cong lại vòng nách.


 

Khi thiết kế kiểu tay áo này bạn cần chú ý để tay phồng được đứng và ôm đầu vai thì áo tay phồng, đầu vai áo phải thụt vào.

6. Tay phồng có dún thân tay ôm


Bạn điều chỉnh tay áo và nách thân như hình 187.


 



7. Tay phồng có dún thân tay rộng Cần điểu chỉnh cả tay áo lẫn phần thân. Thân tay so với tay căn bản thì rộng hơn do độ dún thêm rộng từ nách đến cửa tay.

Cắt tay vải phồng:

Đường giữa tay sử dụng vải gấp đôi, chừa đường may như tay căn bản đối với các đường còn lại.

Cắt vải viền cửa tay: Công đoạn này được thực hiện tùy theo hình thức viền.

Viền nẹp rời: Cắt vải thẳng canh xéo hoặc xuôi có chiều dài bằng số đo cửa tay cộng thêm đường may, chiều rộng bằng 5 cm [còn 2.5 cm khi gấp đôi lại] cộng thêm đường may, hoặc bạn cũng có thể cắt vải có độ rộng tùy theo ý muốn hoặc yêu cầu.

Viền bọc mép: Cắt miếng vải viền canh xéo có độ dài bằng số đo cửa tay cộng thêm đường may, rộng 3 cm.


 


Cách may tay phồng: Để rút dún vòng cửa tay và vòng nách, bạn may thưa hai đường dọc theo đường nách tay và cửa tay, cách nhau 0.3 cm. Vòng cửa tay còn lại dún bằng số đo cửa tay; Vòng nách tay còn lại dún bằng vòng nách thân áo. May nẹp viền cửa tay, tiếp đó bạn ráp sườn tay, cuối cùng ráp tay vào thân.

8. Tay cánh tiên

Kiểu tay này thường được dùng để may các kiểu đồ bộ, áo ngắn, váy đầm của phụ nữ và trẻ em. Tay áo bạn có thể ráp cách nách một khoảng chừng 5 cm [điểm 0] hoặc suốt vòng nách.

Có thể sử dụng vải đôi hay vải chiế theo đường cửa tay cho tay dạng thẳng.


 


9. Tay vải xéo Bạn sử dụng vải xéo gấp đôi theo dọc đường cửa tay.

Cách vẽ tay vải xéo tương tự như tay cánh tiên dạng thẳng, tuy nhiên có thêm sườn tay chừng 2 cm đến 3 cm và nách tay không dún.


 


Vậy là Công ty dạy cắt may thời trang cao cấp Phong Phú đã giới thiệu xong cho quý bạn đọc cách cắt may các dạng tay áo thông dụng rồi. Bạn hãy tham khảo cách làm và áp dụng thật phù hợp cho từng kiểu áo để có những thành phẩm hoàn hảo nhất nhé!

Nguồn: Triệu Thị Chơi


Các bạn có thể xem thêm các công thức mới nhất tại đây


 

Video liên quan

Chủ Đề