Cách luyện đất trồng địa lan

Cách trồng Địa lan Hoàng Vũ đúng chuẩn

Địa lan Hoàng Vũ là một trong những loài Địa lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo, có giá thành cao nên được nhiều người trồng lan lựa chọn để bán. Khi chăm sóc Địa lan Hoàng Vũ cần chú ý đến những yếu tố sau đây giúp lan có thể phát triển khỏe mạnh, cho được những bông hoa chất lượng.

Địa lan Hoàng Vũ có tên khoa học là Cymbidium sinense var alba, là loài Địa lan ưa ẩm, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới, thường sinh trưởng ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, các nước đông nam Á nói chung, một số đảo và bán đảo nhỏ khác. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, Quảng Ninh, Hoà Bình,

Đặc điểm của Địa lan Hoàng Vũ

Địa lan Hoàng Vũ dù có nguồn gốc xuất xứ khác nhau nhưng chúng điều chung những đặc điểm cơ bản như: cây thuộc dạng thân củ, chiều cao từ 3-5cm, củ phình to 2-3cm, thân cây có màu xanh tuyền hoặc xanh vàng tùy theo điều kiện môi trường sống, độ ẩm, ánh sáng của từng khu vực vùng miền.

Hướng dẫn cách phân biệt Địa lan Hoàng vũ với nhiều loài Địa lan khác

+ Lá của Địa lan Hoàng Vũ thuôn dài, màu xanh đặc trưng, ôm sát và tỏa ra các hướng khác nhau

+ Lá thường mọc thẳng đứng vươn lên trên, chỉ cong dần xuống ở phần đầu lá

+ Chiều dài lá từ 40-70cm, to khoảng 2-3cm, những khu vực nhiều nắng cây sẽ có bản lá to và ngắn hơn, cây bị thiếu nắng, trồng khu vực nắng yếu lá sẽ nhỏ, dài hơn

Cách luyện đất trồng địa lan

+ Rễ của Địa lan Hoàng Vũ là loại rễ trùm, phần đầu rễ có màu trắng trong hoăc xanh nhạt, thân rễ có màu vàng, nâu nhạt. Vào mùa đông bộ rễ ngừng phát triển, khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm chúng phát triển liên tục

+ Thân cây thường phinh to ra, chỉ cao từ 3-5cm, có màu xanh tuyền, xanh vàng hoặc có thể có sọc trắng chạy dọc theo thân của cây.

+ Khi thấy cây mới ra mầm thì thưởng mỏng hơn và có màu xanh vàng, khi cây trưởng thành thì thân cây mới bắt đầu phình to ta và chứa nhiều nước hơn

+ Hoa của Địa Lan Hoàng Vũ dạng chùm, mọc từng ngồng thẳng đứng vươn lên, chiều dài cành hoa từ 40-70cm, đường kính cần hoa từ 0,3 0,5 cm. Mỗi ngồng hoa sẽ cho khoảng 10 đến 20 bông hoa, kích thước hoa từ 4-6cm

+ Cánh hoa khá dày, đa dạng, mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ.

+ Độ bền của hoa có thể kéo dài từ 5-7 ngày khi được trồng ở điều kiện nóng và khô, nhiệt độ lạnh độ bền của hoa có thể kéo dài 15 ngày.

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc Địa lan Hoàng Vũ

Chọn giống Địa lan Hoàng Vũ

Giống cây trồng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc phát triển của cây. Khi chọn giống Địa lan Hoàng Vũ, cần lưu ý chọn những cây sở hữu những đặc điểm nổi bật sau đây:

+ Cây Địa lan Hoàng Vũ phải mập mạp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

+ Lá cây còn tươi, xanh không bị úa vàng, không bị rập, nát hay gãy rập

+ Thân cây không khô héo, dập nát hay có bất cứ vết tích va đập nào

+ Rễ cây Địa lan Hoàng Vũ còn nguyên vẹn, không bị đứt hay dập nát, thối đen hay có sự xuất hiện của nấm bệnh, sâu bệnh.

+ Chọn mua giống Địa lan Hoàng Vũ ở những cơ sở uy tín, chuyên bán cây giống.

Giá thể trồng cây Địa lan Hoàng Vũ

Cũng giống như nhiều loài Địa lan khác, cây Địa lan Hoàng Vũ có thể phát triển tốt khi được trồng trong nhiều loại giá thể khác như: vỏ thông, trấu ủ hoai mục, dớn vụn, vỏ lạc hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, nhưng để cây phát triển tốt nhất nên phối trộn giá thể hoặc lựa chọn giá thể trộn sẵn để trồng lan. Các giá thể này cần được xử lý sạch trước khi trồng để tránh các mầm bệnh, nấm hại tồn tại trong giá thể gây hại cho sự phát triển của Địa lan.

Chậu trồng Địa lan Hoàng Vũ

Địa lan Hoàng Vũ khi ra hoa chiều dài cành hoa từ 40-70cm, đường kính cần hoa từ 0,3 0,5 cm khi lựa chọn chậu trồng nên lựa chọn chậu trồng sao cho phù hợp. Những cây Địa lan lá dài nên chọn chậu trồng cao, khóm lan nhiều thân chọn chậu trồng có đường kính to.

Nên sử dụng chậu kín lỗ bên không, chậu phải thoát nước tốt. dưới đất chậu nên lót một ít đá xanh nhỏ khoảng 2cm để rễ cây không chui ra ngoài, mau cho hoa.

Khi lựa chọn chậu trồng sâu sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh, những chậu vừa rộng, sâu giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít, yếu. Những chậu vừa sâu, hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống. Sử dụng chậu bằng đất nung, chậu sành, chậu sứ dưới có lỗ thoát nước với kích thước rộng.

Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn chậu nếu sử dụng chậu trồng mới. Ngược lại nếu sử dụng những chậu đã qua sử dụng cần rửa sạch cho hết bùn đất bên trong lẫn bên ngoài chậu, dùng nước xà phòng để rửa sạch chậu, loại bỏ các mầm bệnh, nấm bệnh tồn tại trong chậu cũ.

Cách luyện đất trồng địa lan

Tách chiết Địa lan Hoàng Vũ

Bước 1: Sử dụng dao sắc đã được khử trùng để tách thân lan thành nhiều khóm nhỏ rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng, lá khô, lá già,

Bước 2: Dùng một que sắt đã nung nóng để sát trùng và làm khô vết tách ở gốc Địa lan Hoàng Vũ.

Bước 3: Dùng sơn bôi vào vết tách để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, vị trí tách không bị thối hỏng do nước tưới, chăm sóc cây sau này

Bước 4: Di chuyển những khóm lan vào chỗ mát để chờ sơn khô, sau khi khô chuyển lan sang trồng vào trong chậu và chăm sóc lan.

Cách trồng Địa lan Hoàng Vũ

Bước 1: Rải một lớn giá thể đã phối trộn xuống chậu trồng Địa lan Hoàng Vũ, nên rải lớp giá thể to xuống bên dưới và nhỏ dần bên trên, rải đén khi giá thể đến khoảng 2/3 chậu là được

Bước 2: Đặt Địa lan Hoàng Vũ thẳng đứng, nhẹ nhàng dùng tay hoặc xẻng nhỏ để lấp giá thể trồng xung quanh gốc, sao cho củ cây lan phải nổi bên trên giá thể.

Bước 3: Thời gian mới trồng cây không đứng vững nên dùng que tre cắm cố định để buộc

Bước 4: Di chuyển cây ra khu vực thoáng mát, tránh mưa nắng trực tiếp và đợi ngày hôm sau rồi bắt đầu tưới cho cây. Thời gian đầu nên tưới 1 lần/ngày cho đến khi cây phát triển ổn định

Chăm sóc Địa lan Hoàng Vũ phát triển tốt, hoa đẹp chất lượng

Ánh sáng

Địa lan Hoàng Vũ là loài Địa la thích thoáng gió, ánh sáng vừa phải từ 50-60%, khi trồng hãy sử dụng lưới che để hạn chế thời gia chiếu sáng của mặt trời lên lan. Ngoài ra, có thể đặt chậu trồng dưới 1 tầng của cây lan chịu nắng tốt

Độ ẩm

Địa lan Hoàng Vỹ ưa sinh trưởng ở độ ẩm từ 50-60%, nếu như độ ẩm vượt quá mức cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh nấm hại, vi khuẩn, ảnh hưởng tới bộ rễ của lan.

Nước tưới

Địa lan Hoàng Vũ không thể chịu được hạn do đó cần điều chỉnh lượng nước tươi sao cho cây Địa lan không bị thiếu nước mà kém phát triển, hay không quá nhiều nước dẫn tới úng mà chết. Lan sẽ được tưới dưới dạng sương là phù hợp nhất.

Tần suất tưới cho chúng nên là khoảng 2 lần/ngày nếu trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, nắng gắt. Những ngày trời mưa, độ ẩm cao thì hạn chế tưới, thậm chí là không nên tưới.

Có thể tưới mỗi ngày nhiều lần nếu vườn lan thoáng gió, độ ẩm cao. Khi tưới hoa lan thì nên tưới dưới dạng sương là phù hợp nhất. Khi cây có dấu hiệu ra hoa, nên tưới phun sương vừa đủ, hạn chế tưới vào ngọn tránh hỏng nụ hoa, thối nụ hoa.

Phân bón

Địa lan hoàng vũ không yêu cầu lượng phân bón quá lớn, cây dễ bị sốc phân nếu sử dụng phân bón liều cao và mạnh. Nếu đất trồng có ít dinh dưỡng cần bổ sung phân bón cho lan, duy trì bón phân 1 lần/tuần và lượng phân thật loãng với phân hữu cơ là được.

Ngoài ra, người trồng có thể sử dụng phân tan chậm của Nhật để bón cho cây hoặc sử dụng phân bón hữu cơ đã qua xử lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phòng trừ bệnh ở Địa lan Hoàng Vũ

Trong quá trình trồng do một vài yếu tố nào đó khiến lan bị nhiễm bệnh, cây bị ảnh hưởng, chậm phát triển thậm chí bị chết.

Bệnh vi khuẩn thối nhũn ở Địa lan Hoàng Vũ:

Bệnh vi khuẩn thối hay còn gọi là bệnh đốm nâu xuất hiện nhiều ở loài Địa lan. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm hay những lá non, bệnh lan truyền theo nước tưới hoặc nước mưa.

Khi phát hiện cây bị bệnh thối nhũn hãy tiến hành loại bỏ cây bị bệnh khỏi vườn, xử lý sạch sẽ môi trường xung quanh cây lan bị bệnh. Phòng trừ bệnh thối rữa do vi khuẩn cần chú ý môi trường khi thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ cho cây.

Bệnh thối rữa ở Địa lan Hoàng Vũ

Bệnh thối rữa ở Địa lan do trực khuẩn gây ra với sự xâm nhiễm của men ác tính và men thối rữa trong đơn bào thực vật gây nên. Tùy thuộc vào vị trí sinh bệnh và triệu chứng của bệnh mà còn có thể phân chia thành các bệnh như bệnh thối đen, thối tâm, thối gốc, bệnh đổ rạp.

Khi phát hiện hoa lan có các dấu hiệu: héo lá, ủ rũ, bề mặt lá của hoa lan xuất hiện những chấm nhỏ như bị bỏng, lá bị vàng, loang lổ khắp lá, thâm đen lại, ngọn cây dần chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen,hãy ngưng tưới nước cho cây, kiểm tra lại giá thể trồng lan và tách cây ra khỏi giá thể. Đảm bảo giá thể trồng luôn được khô thoáng.

Sau khi cắt bỏ hết phần lá và rễ bị bệnh hãy sử dụng thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt và để khô. Chờ cho vết cắt khô hẳn thì bôi keo liền sẹo, vôi trầu hay sơn móng tay. Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần.

Cứ sau 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng 1/2 chỉ định phun sương cho lan. Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan. Sau thời gian cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là có thể ghép vào giá thể mới cho lan phát triển

Bệnh thán thư ở Địa lan Hoàng Vũ

Bệnh thán thư thường xuất hiện trên hoa lan do sự sinh sôi của loại nấm thuộc chủng Colletotrichum gây ra. Trong đó, các loài gây hại chủ yếu trên hoa lan là: Colletotrichum capsici và Colletotrichum nigrum.

Kiểm tra, phát hiện những chậu lan bị bệnh cần cách ly cây bị bệnh khỏi cây khỏe mạnh khác trong giàn trồng lan. Dùng kéo hoặc dao sắc đã được khử trùng loại bỏ lá, bộ phận thân lan bị bệnh. Di chuyển chậu ra khỏi khu vực thông thoáng, ít ẩm

Phun thuốc diệt nấm Topsin WP70 hoặc Physan 20 hay Ridomil Gold GW68 với lượng 8mg/4 lít nước/ lần phun. Phun thuốc 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 3 ngày và sau 7 ngày tiến hành phun lại để các loại nấm hại có thể bị diệt hoàn toàn, không có khả năng gây bệnh cho hoa lan

Bên cạnh đó, tăng cường chăm sóc lan, tạo cho cây nhận đủ ánh sáng, không khí trong vườn trồng thông thoáng. Thực hiện khử khuẩn các vật liệu trước khi trồng và ghép lan như: kéo, lan, giá thể trồng Địa lan. Không tưới nước quá muộn, không tưới nước quá nhiều cho hoa lan, chỉ nên tưới vào buổi sáng và chiều mát

Phòng ngừa bệnh thán thư hãy phun thuốc phòng nấm định kỳ cho cây bằng dung dịch Carbenzim mỗi 2 tháng hoặc sử dụng các thuốc gốc mancozeb như Ridomilgold 68WG với hoạt chất Mancozeb phòng trừ bệnh trên hoa lan

Bệnh khô lá ở Địa lan Hoàng Vũ

Bệnh khô lá là loại bệnh do khuẩn hình gậy tròn gây hại hay phát sinh ở đuôi lá hoặc phía trước của phiến lá hoa địa lan.

Khi phát hiện cây Địa lan bị nhiễm bệnh cần cắt bỏ ngay những lá khô đem tiêu hủy tập trung, đồng thời có thể phun thay đổi các loại thuốc trừ khuẩn.

Bệnh muội đen ở Địa lan Hoàng Vũ

Bệnh muội đen phát triển do vườn lan bị thiếu ánh sáng, thông thoáng kém, một số loại sâu như rệp, khi bám vào cây lan chúng tiết ra loại dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn cộng sinh hình thành bệnh

Hãy tạo môi trường thông thoáng cho cây, tiêu diệt các loại sâu hại và định kỳ lau lá bệnh bằng khăn mặt ướt nhằm loại bỏ vi khuẩn bám ở đó, sử dụng các thuốc diệt côn trùng để loại bỏ các côn trùng gây hại

Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ còn gọi là bệnh khô héo, do khuẩn thể gây nên, ngoài địa lan còn làm hại các loại cây khác. Rễ cây bị thối do một loại khuẩn hình sợi. Đây là loại vi khuẩn hại rất nặng đối với địa lan, gây hại trên tất cả các giai đoạn của địa lan nhưng hại nặng nhất là ở cây mới trồng, tưới nước quá nhiều.

Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành sử dụng thuốc trừ khuẩn để phun, cũng có thể ngâm rễ lan bằng thuốc tím hoặc tưới vào gốc từ 2 3 lần, cách 1 tuần 1 lần cho hiệu quả khá tốt.

Thay thế chậu và giá thể khi thay chậu phải cắt bỏ rễ bị thối, sau khi thay chậu hạn chế tưới nước nhằm giảm khả năng bệnh tái phát. Khi cây bị bệnh nặng, thối hỏng phải lập tức loại để bỏ tránh lây lan.

Mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều, hàng ngày cần phải chú ý quan sát phát hiện kịp thời và sừ dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Một số bệnh thường gặp trên Địa lan, cách điều trị hiệu quả

+Kinh nghiệm trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp

+Kinh nghiệm chăm sóc lan kiều dẹt nở hoa nhiều, phát triển tốt, hoa đẹp

+Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp

+Kinh nghiệm chăm sóc lan trong mùa nghỉ đúng chuẩn

Suckhoecuocsong.vn/TH