Cách làm mồi rắn cho gà chọi

Ba nội dung chính trong việc nuôi gà chọi: ăn, vần và om

  • Gà Con
  • Chăn nuôi gà

Chế độ ăn uống

Gà chọi là giống gia cầm, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc. Kinh nghiệm cho thấy, muốn cho cơ bắp gà rắn chắc nên cho gà ăn thóc tẻ là chính, ngoài ra điểm phụ thêm một ít mồi và rau, quả khác.

Nội dung trong bài viết

  • Chế độ ăn uống
  • Om chườm

Cách cho ăn: Mỗi ngày cho gà ăn 2 bữa thóc: Sáng từ 6 7 giờ, chiều từ 17 18 giờ tuỳ theo mùa đông hay mùa hè; Buổi trưa khoảng 12 13 giờ cho ăn phụ thêm ít mồi và rau quả tươi cho đủ chất.

Lượng thức ăn: Mỗi bữa không được cho gà ăn no hết dung tích diều, cho ăn như vậy gà vừa béo vừa lười, không chịu hoạt động lùng sục tìm ăn, mất bản năng sinh tồn trong thiên nhiên, hại vô cùng. Vậy lượng ăn mỗi bữa chỉ khoảng 1/2 2/3 dung tích diều, sao cho sau khi ăn xong bữa, không quá 4 giờ đồng hồ, tức là khoảng 10 11 giờ trưa trong diều không được còn một hạt thóc nào là vừa; với lượng ăn sáng này, đến 12 13 giờ trưa, gà đói, bắt đầu sục bói tìm ăn, chủ gà cho ăn bổ sung mồi và rau [hoặc quả] cho đỡ đói, chờ bữa ăn chiều.

Mồi là thức ăn giàu đạm [protein], ít mỡ [lipid] và đủ chất khoáng. Dưới đây là một số loại mồi hay dùng:

+ Thịt nạc [thịt chót, vó bò, đùi cóc đã làm sạch] kho hơi mặn.

+ Trạch nướng, hay cá nục khô cắt nhỏ, rửa sạch

Hai loại mồi ở trên nên thay đổi xen kẽ nhau cho gà ăn rất tốt.

Các loại mồi đặc biệt:

+ Tắc kè, thảo long, thạch sùng ngâm rượu thỉnh thoảng cho ăn điểm thêm, rất bổ.

+ Cua đồng băm nhỏ ăn ít chắc gà, ăn nhiều rạc gà.

+ Thịt bò băm nhỏ trộn với bột Mã tiền, ủ thối lên dòi, mỗi ngày 1 gà chiến chỉ cần cho ăn 1 2 con, gà rất sung, tuy vậy không nên ăn nhiều rất nóng.

Chú ý: Mã tiền là độc dược, để bảo đảm an toàn, khi ủ mồi phải làm xa chỗ người và vật sinh sống.

Nhớ mỗi tuần vào lúc mát trời, nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt [1 quả] tránh dịch toi và làm gà không quáng mắt.

Chế độ thuốc bổ dưỡng cho gà chiến:Muốn gà có thể lực sung mãn, ngoài ăn uổng điều độ, khổ luyện có bài bản, chủ gà phải bồi bổ cho chiến kê của mình bằng chu kỳ thuốc 7 ngày theo bảng dưới đây:

+ Trường hợp gà kém gân, nên tăng cường Strichnin, theo chế độ thuốc bảng sau:

Khi gân đã khá, chuyển sang dùng thuốc ở bảng tiếp theo.

+ Một số lưu ý khi dùng thuốc:

Nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc là biết phối hợp điều hoà tính hàn và tính nhiệt của các loại thuốc; biết lựa chọn thời tiết, thời khắc thích hợp để dùng thuốc không bị phản tác dụng, lại có hiệu quả cao. Ví dụ: Buổi trưa hè, nhiệt độ ngày đang cao 35 36°c mà dùng các loại thuốc có tính nhiệt như Hải cẩu hoàn hay Strichnin, không những chẳng lợi mà còn có thể làm mất gân hoặc dạc gà. Ngược lại, trời lạnh, nhiệt độ ngày thấp 8 10°C, đừng uống sâm vì tính hàn cao, hại gà.

Khi dùng thuốc có tính nhiệt cao như: Hải cẩu hoàn, Strichnin, Hổ cốt, nghệ phải cho ăn kèm theo cà chua mát, tránh táo bón.

Mũi tiêm bắp [B12] phải cách ngày ra trường ít nhất trước 5 ngày.

Những gà mình thịt còn béo, các buổi sáng mát trời đều trong nuốt nghệ, ngoài vào nghệ liên tục cho đến khi ráo gà mới dừng nuốt nghệ.

Khi gà đã đỏ khoẻ, nên thay mũi tiêm bắp B12 bằng việc uống 1 viên 3B, đỡ tiêm hại gà.
Phương pháp vần

Vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà mộc thành 1 gà chiến.

Có 3 hình thức vần gà:

+ Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.


+ Gà vần tập với người: Gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập quay thóc.

+ 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng.

Cường độ vần gà:

Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao; từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh [Max] của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh.

Vậy 1 con gà mộc muốn ra trường thi đấu được, cần vần theo cung bậc nào? Bảng vần sau đây đã được qụy chuẩn: Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng và thuốc men khoảng 1tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.

Công thức chung:

+ Vần 1 hồ đòn [15 20 phút], số ngày nghỉ sau khi vần là 4 ngày.

+ Vần 1 hồ hơi [30 40 phút], sổ ngày nghỉ khi vần là 3 ngày.

Các hệ số trên thay đổi tuỳ theo sổ hồ vần ít hay nhiều [± 0,5 ngày/ hồ].

Sau kỳ vần thứ 3 bắn chân có thể ra trường được: Nếu bắn chân: 5 phút, sau 2 ngày ra đá; 10 phút, sau 4 ngày ra đá; 15 phút sau 5 ngày ra đá; kỳ bắn chân này đặc biệt quan trọng, người chơi phải quan sát kỹ [sức bật khi giao chân, đọ chí chợp bén mỏ khi vào díu, đọ căng xiết khi tung chân đá, quan trọng hơn cả là thần khí của chiến kê thể hiện qua sắc đỏ và hơi thở trong khi bắn chân].

+ Muốn cho gà an toàn khi bắn chân, phải tìm gà phu bịt mỏ, cuốn chân to, đứng cho gà chiến bắn.

+ Nên bắn chân hoặc vần gà những kỳ cuối vào lúc nào? Các hình thức vần gà đều nên chọn lúc thời tiết đẹp, lý tưởng nhất là ngoài trời có nắng nhẹ, khô ráo, nhiệt độ không quá nóng, lạnh. Ngược lại, không bắn chân hoặc vần gà vào ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời cao hoặc lúc gió mùa mưa rét, sẽ hỏng gà.

+ Thường sáng dậy, trước khi cho gà ăn, hãy cho gà chạy lồng, chia số vòng chạy lồng làm 2 hoặc 3 đợt, giữa mỗi đợt chạy, gà được phun nước chè để kích thích sự hưng phấn tự nhiên trong luyện tập.

+ Sau khi chạy lồng, phun nước chè, xoa khô, cho dùng thuốc & ăn sáng rồi mới được vào nghệ.

Vào nghệ: Là công đoạn không thể thiếu được trong trình nuôi gà chọi. Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao và công lực phát ra nặng hay không tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.

Phương pháp vào nghệ cụ thể như sau: Nghệ củ [đã luộc trong nồi om], 1 nhánh bằng ngón tay cái giã nhuyễn trong cối, đổ ít rượu [hoặc nước chè] vào nghệ nhuyễn, đánh cho ngấu và sánh là được. Lấy bàn chải hoặc chổi quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: đầu, mặt, cổ, vai, lưng, cánh, hốc nách, lưng sườn, ngực và những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà.

Ra nghệ: Sau 6 giờ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ. Khoảng 12 13 giờ trưa phun nước chè, xoa đều bớt nghệ lần 1; 4 giờ đồng hồ sau, khoảng 16 17 giờ lại phun nước chè, xoa đều ra bớt nghệ lần 2. Tiếp đó bước vào tập quay thóc rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội; cuối cùng cho gà dùng thuốc và ăn nốt bữa chiều.

Quay thóc là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ. Tổng số vòng chạy lồng và quay thóc khoảng 110 vòng/ngày. Ví dụ: hôm nay chạy lồng 70 vòng, thì số vòng quay thóc là 110 70 = 40 vòng; chủ gà điều khiển cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng thuận chiều kim đồng hồ và 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ, cứ làm thế cho đủ 40 vòng.

Chú ý: Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng số vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi; ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường số vòng chạy lồng là 50 vòng, vậy sốvòng quay thóc là 80 50 = 30 vòng.

Các động tác tập bộ: Có tác dụng hỗ trợ, bổ sung và nhấn mạnh vào các động tác vận động trong thi đấu. Tuy vậy luyện tập phải nhịp nhàng, các động tác càng tự nhiên càng tốt. 6 động tác tập bộ như sau:

+ Lắc cần cổ sang 2 bên, sau trước.

+ Giật nhẹ cánh xuống để gà tự giật trở lại. Vuốt cánh treo gà lên và thả xuống nhẹ nhàng.

+ Ấn gà đi tấn gối sát đất [rất mỏi, làm ít].

+ Cánh tay chắn ngang diều, tay kia đập nhẹ vào lưng vào hông cho gà tập trườn đẩy.


+ Tập quay tại chỗ: Để dọc cánh tay khoác vào cần, vai gà, quay tay từ từ cho gà tự xoay theo.

+ Kéo hàm mỏ dưới, bật tay mỏ ngậm trở lại, tập vậy rất khoẻ hàm mỏ.

Quần sương, dãi nắng: Là hình thức rèn khổ luyện cho gà, chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời đông lạnh, vẫn vần tập đều; Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hằng ngày.

+ Cách phơi nắng: Buổi trưa có nắng phải phơi gà trên nền đất ẩm hoặc cỏ mát [nếu la nền xi măng, phải trải bao tải dầy, ẩm nước]. Thời gian phơi 1 giờ nắng/ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước.

+ Chú ý: Nếu nắng nóng 34 35°C trở lên, phải cho gà uống 1 miếng sâm khi phơi nắng.

Om chườm

Om chườm gà chọi là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhờ đó làm gà săn chắc, sức bền chịu tăng lên và ra đòn nặng hơn so với gà không được om.

Các công việc cần làm hằng ngày: Sáng vào nghệ; Trưa phun nước chè ra nghệ lần 1, chiều phun nước chè ra nghệ lần 2, trước bữa ăn chiều om nóng ra nghệ lần thứ 3, rồi tắm xoa khô và mắc màn cho gà ngủ.

Nồi om:

Gà sau khi vần, đá về nồi nước om gồm nghệ nguyên củ, ngải cứu và ít muối, nồi om này không để quá 4 ngày phải thay nước mới. Nồi om mối tiếp theo vẫn vậy, chỉ thay ngải cứu bằng lá chè tươi, không để quá 5 ngày lại thay nước mới, nguyên liệu không đổi.

Thao tác om:

Mỗi lần om nóng khoảng 10 15 phút; nồi om đun sôi, bắc ra ngoài, om chườm theo thao tác [10 tay om] như sau:

+ Tay 1 [T1]: Nhúng khăn om, vắt khô, chấm tảng, mặt; vuốt xuôi cần cổ xuống sống lưng, 2 âu vai, cánh gà; chuyển nếp khăn lấy hơi nóng chấm 2 quả táo và day ngực gà; dở khăn om mặt trong cánh bên trái, rồi nắm khăn đấm vào gầm bụng, đít gà; cuối cùng mở khăn còn ấm xoa mông, hông, đùi và gập nhẹ quản bàn ngón chân trái gà.

+ T2: Thao tác như T1, nhưng làm bên cánh và chân phải gà.

+ T3 T4: Làm lại như T1 T2. Lúc này nước đã nguội, tiếp tục om theo thao tác sau:

+ T5: Nhúng khăn nóng, vắt khô, chỉ om cần mặt cổ gà, dở khăn lăn cổ, om âu vai, vuốt sống lưng. Nhúng khăn nóng lần nữa, vắt khô, vỗ đít, om ngực, vuốt phía trong cánh trái, om hông đùi chân trái.

+ T6 : Nhúng khăn 2 lần om như T5, nhưng làm với cánh và chân phải gà.

+ T7 T8, T9 T10 : Làm lại như T5 T6.

+ Nồi om cổ truyền: Là nồi om có 2 lớp: Lốp ngoài gọi là nồi thành [gồm nghệ củ và chè tươi];Xớp trong gọi là nồi quách [gồm vỏ gạo, rễ si, lá tre tước nhỏ, cắt ngắn, nghệ giã nhuyễn và ít muối].

Các thao tác T1, 2, 3, 4, 5, 6 dùng nước om nồi quách.

Các thao tác T7, 8, 9, 10 dùng nước om nồi thành.

+ Chú ý: Sau khi om, nhớ lấy khăn khô lau kỹ, dùng tay mát xa thư giãn toàn thân gà rồi cho thuốc, ăn chiều và mắc màn, ngủ bồ.

Share Tweet Pin Gmail Linkedin Ý kiến

Video liên quan

Chủ Đề