Cách làm đề thi tiếng anh vào lớp 10

Chiều ngày 7/6, các thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Nghệ An môn tiếng Anh. Thí sinh được làm trong vòng 60 phút theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi được nhận định có mức độ khó tương đương với năm học 2021-2022. Đề thi có độ phân hóa tốt, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi. Dưới đây Tiếng Anh Tốt sẽ chia sẻ cho bạn đề thi và đáp án môn thi Tiếng Anh vào 10 năm 2022-2023 tỉnh Nghệ An có FILE PDF. 

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Nghệ An môn Tiếng Anh 2022

Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 tỉnh Nghệ An năm 2022-2023

Tải FILE PDF đầy đủ nhất TẠI ĐÂY. 

Lưu ý: Đáp án thí sinh khoanh chưa chính xác hoàn toàn, xem đáp án phía trên bài viết.

Đây là năm đầu, Sở GD&ĐT tỉnh áp dụng 1 hệ số cho 3 môn thi. Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 bài thi tính theo hệ số 1 và điểm cộng cho đối tượng ưu tiên. Nên nếu làm tốt môn tiếng Anh sẽ tạo cơ hội rất tốt cho các thí sinh. Theo số liệu của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, năm 2022 số thí sinh dự thi vào lớp 10 tăng cao so với năm học trước. Toàn tỉnh có hơn 43.000 thí sinh tham dự kỳ thi, tăng hơn 7.000 thí sinh so với năm 2021. Tỷ lệ trúng tuyển của các trường đạt từ 70 – 90%. Tuy nhiên, một số trường có tỷ lệ trúng tuyển đạt dưới 70% như Trường THPT Phạm Hồng Thái [63%],…

Lời kết

Bạn có đánh giá như thế nào về đề thi và đáp án tuyển sinh môn tiếng Anh vào 10 năm 2022-2023 tỉnh Nghệ An. Nếu có ý kiến gì hãy để lại bình luận phía dưới để Tiếng Anh Tốt có thể cập nhật nhanh nhất nhé.

Bích Hà   -   Thứ bảy, 18/06/2022 20:12 [GMT+7]

Đề thi có sự thay đổi về mặt cấu trúc

Nhận định chung về đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội, tổ tiếng Anh – Hệ thống giáo dục HOCMAI cho biết, đề thi có sự thay đổi về mặt cấu trúc so với năm trước, bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài là 60 phút [đề thi năm học 2021-2022 là 45 phút và 30 câu trắc nghiệm].

Theo đó, các đơn vị kiến thức được hỏi nằm trong chương trình tiếng Anh THCS, chủ yếu là lớp 9. Đề có độ phân hóa tốt, đáp ứng yêu cầu của một đề tuyển sinh.

Với đề thi này, thí sinh nắm chắc các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp cơ bản và từ vựng trong sách giáo khoa có thể hoàn thành 60% bài thi. Tuy nhiên, nếu muốn điểm cao cần phải mở rộng và nâng cao kỹ năng làm bài.

Theo các giáo viên, nội dung kiến thức được hỏi trong đề thi có độ phủ rộng; không kiểm tra các phần kiến thức khó như cụm từ cố định, thành ngữ hay các từ vựng nâng cao. Tuy nhiên, đề thi năm nay được đánh giá có sự phân hóa tốt. 75% câu hỏi của đề thi thuộc cấp độ nhận biết - thông hiểu và 15% câu hỏi còn lại của đề thi thuộc cấp độ vận dụng - vận dụng cao.

Đặc biệt, đề thi mặc dù không xuất hiện nhiều câu hỏi đánh đố, nhưng số lượng câu hỏi kiểm tra khả năng từ vựng của thí sinh lại tăng lên đáng kể so với những câu hỏi kiểm tra ngữ pháp thông thường. Câu hỏi dùng để phân loại thí sinh còn nằm ở dạng bài đọc điền từ vào đoạn văn. Đây là một điểm đáng khen của đề thi tuyển sinh vào 10 của Hà Nội môn tiếng Anh.

"Nhìn chung, trong bối cảnh tương đối nóng của kì thi năm 2022-2023, nhất là các thí sinh tham dự kì thi đã có gần 3 năm học và ôn tập trực tuyến thì chìa khóa tốt nhất để hoàn thành bài thi vẫn là nắm chắc các kiến thức nền tảng và thành thạo các kỹ năng làm bài.

Mức điểm phổ biến với bài thi lần này có thể rơi vào khoảng 6-7 điểm. Và để đạt được khoảng điểm 9-10 thì thí sinh cần nỗ lực rất nhiều trong việc rèn luyện và mở rộng kiến thức" - đại diện tổ tiếng Anh - Hệ thống giáo dục HOCMAI nói.

Học lực khá có thể đạt 8 - 8,75 điểm dễ dàng

Phân tích cụ thể về đề thi, cô Nguyễn Phương Linh - công tác tại Tuyensinh247 - cho biết, cấu trúc đề thi chính thức có thay đổi so với năm ngoái. Theo đó, số lượng câu tăng từ 30 lên 40 câu.

Phân tích chi tiết, đề thi không kiểm tra các phần kiến thức khó như cụm từ cố định, thành ngữ, cụm động từ, sự lựa chọn từ phù hợp ngữ cảnh.

Đề thi vừa sức học sinh, trên 60% thuộc câu hỏi nhận biết. Chỉ 4-5 câu vận dụng phân loại học sinh. Học sinh ở mức học lực khá có thể đạt 8 - 8,75 điểm dễ dàng.  

"Bài đọc chủ đề quen thuộc, từ vựng và câu hỏi không đánh đố học sinh. Học sinh dễ mất điểm ở dạng bài viết lại câu và sử dụng từ gợi ý viết lại câu nếu không nắm vững cấu trúc và đọc không kĩ đề bài. Bên cạnh đó, câu hỏi về ngữ âm khá hay, từ vựng rất quen thuộc nhưng nếu không nắm vững cách phát âm học sinh rất dễ mất điểm ở câu hỏi này" - cô Linh chia sẻ.

Kết thúc ngày thi thứ nhất với hai môn Văn, tiếng Anh, đề thi đều được đánh giá là vừa sức với học sinh. Dự báo, phổ điểm các môn thi vào lớp 10 năm nay sẽ ở mức cao, kéo theo điểm chuẩn vào lớp 10 vẫn sẽ "nóng", với cuộc cạnh tranh căng thẳng của các thí sinh để giành suất vào lớp 10 công lập. 

LÊ MINH HỒNG ĐỨC - HUỲNH THỊ THANH CÁT [Trường THPT Vĩnh Viễn]

“Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến kì thi vào lớp 10, và đề thi trong mấy năm trở lại đây đều có đặc điểm chung ở mảng ngữ pháp. Với chương trình Trung học cơ sở, kiến thức ở lớp 8 – 9 đều có trong đề thi, ví dụ: Câu bị động, câu điều kiện.

Nếu chia nhỏ các mảng đó ra để ôn tập với đề thi 40 câu, chúng ta sẽ đánh giá được những câu hỏi đó ở mảng nào. Khi làm đề mẫu, học sinh sẽ biết được những mảng câu hỏi nào được trộn vào nhau, từ đó rút ra kinh nghiệm để ôn tập tốt hơn. Khi học sinh ôn tập thêm ở nhà, để đạt được mức 7 điểm thì hoàn toàn không khó bởi chỉ cần ôn tập theo sách giáo khoa.

Với đề thi vào lớp 10 thường có 25 mảng ngữ pháp, khi ôn tập, học sinh nên chia nhỏ các mảng giúp thuận tiện hơn, mỗi mảng ôn trong 2 ngày và luyện nhiều đề thi mẫu, nếu bài làm đạt khoảng 70%, có nghĩa học sinh đã nắm chắc được mảng ngữ pháp đó”, cô Nguyễn Thị Sinh - Giáo viên dạy tiếng Anh, Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp [Nam Từ Liêm, Hà Nội] đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Cô Nguyễn Thị Sinh - Giáo viên dạy tiếng Anh, Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp [Nam Từ Liêm, Hà Nội]. Ảnh: NVCC.

Theo cô Sinh: “Thường trong đề thi, với 4 câu đầu tiên thuộc phần trọng âm, ngữ âm, và để làm được những câu này học sinh phải luyện tập và nhớ kĩ ở phần cuối sách giáo khoa có từ vựng của cả cuốn sách, và để làm tốt cần chú trọng phần trọng âm. Trong chương trình lớp 8, có 6 phần cuối cùng là 6 cách đánh trọng âm, ở đây học sinh cũng đã lọc ra được rất nhiều từ. Các em lưu ý, chương trình lớp 8 là kiến thức nền, còn lớp 9 chỉ ôn lại kiến thức của lớp 8.

Đề thi còn có 2 câu đồng nghĩa, và 2 câu trái nghĩa, đây là những cụm thành ngữ và học sinh phải tìm những từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa. Các em lưu ý phần này khi làm bài bởi nhiều khi khó đoán biết được câu thành ngữ, cách làm là phải đoán nghĩa của câu, đoán văn cảnh, từ đó đoán được cụm thành ngữ đó là gì. Vậy nên ôn tập nhiều phần này sẽ có thêm vốn kiến thức thành ngữ.

Phần học sinh dễ giành được điểm ở phần viết, và từ vựng ngữ pháp. Phần từ vựng ngữ pháp không có quá nhiều từ vựng, mỗi mảng từ vựng và ngữ pháp sẽ có 1 câu. Ví dụ: Câu hỏi đuôi chắc chắn có 1 câu; Các thì trong Tiếng Anh có khoảng 2 câu; Mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ có 1 câu; Bị động có 1 câu; Trực tiếp gián tiếp có 1 câu; Điều kiện 1 câu; So sánh có 1 câu, gần như những mảng nào quan trọng của kiến thức lớp 8 đều có trong đề thi vào lớp 10. Học sinh nên ôn tập theo mảng trong Tiếng anh trước để có kiến thức, nếu thấy đã nắm được 70% kiến thức của một mảng đã là tương đối tốt”.

Lưu ý kĩ năng làm bài thi

Cô Sinh lưu ý: “Việc đáng tiếc mà học sinh hay vấp phải dẫn đến sai trong quá trình làm bài qua nhiều năm, tôi nhận thấy đề bài ở một tờ giấy, và phiếu làm bài trắc nghiệm ở tờ giấy khác. Có nhiều em làm xong cả bài ở phần đề, rồi mới tô vào phiếu trắc nghiệm, dẫn đến ở đề thì làm đúng nhưng khi điền vào phiếu trắc nghiệm lại bị nhầm lẫn. Có thể hiểu làm bài thì đúng, nhưng việc đánh dấu vào đáp án lại sai.

Vậy học sinh cần lưu ý, khi làm được câu nào thì đồng thời đánh dấu luôn câu đó vào phần trắc nghiệm. Khi làm được đáp án A, ta đánh dấu luôn vào đáp án A, còn nếu làm xong tất cả rồi mới đánh đáp án, như vậy luôn luôn bị sai, và tỉ lệ học sinh đánh sai như vậy rất nhiều.

Một lưu ý nữa cũng rất quan trọng, học sinh nhớ tô đáp án bằng bút chì loại 2b, bút loại này mềm giúp tô nhanh và đậm. Có nhiều học sinh dùng bút chì kim, bút bi dẫn đến việc tô đáp án mất nhiều thời gian mà lại không đạt, không đạt ở chỗ khi chấm điểm bằng máy thì chất cacbon ở đầu bút chì càng đậm, máy sẽ quét càng nhanh và chuẩn, còn với nét bút chì kim, bút bi máy sẽ khó nhận biết và có thể vô tình bỏ qua không chấm, như vậy từ đúng lại thành mất điểm bài thi. Việc này cũng rất nhiều học sinh phạm phải dẫn đến mất điểm oan.

Ở phiếu trả lời trắc nghiệm có 2 phần, một phần phải tô bằng bút mực [bút bi] gồm thông tin tên học sinh, mã đề thi, mã bài thi, số báo danh, thông tin liên quan đến trường lớp, hội đồng thi,…Những phần này bắt buộc phải tô bằng bút mực. Còn các thông tin phải tô theo số ô, toàn bộ tất cả phải tô bằng bút chì, nếu không sẽ bị lỗi bài thi. Phần này cũng rất nhiều học sinh mắc lỗi, phải xin thêm tờ giấy khác để tô lại, như vậy mất nhiều thời gian làm bài”.

Năm nay, Hà Nội có khoảng 104.000 học sinh [tăng khoảng 14.000 học sinh so với năm học 2021-2022] tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó, chỉ tiêu vào các trường công lập tuyển khoảng 77.000 học sinh. Ảnh minh họa: T.D.

Theo cô Sinh: “Khi làm bài thi, phần nào dễ làm trước, phần khó làm sau bởi nếu làm tuần tự từ đầu đến cuối, gặp câu khó, học sinh cứ dừng lại ở câu đó suy nghĩ, việc này ảnh hưởng đến thời gian làm những câu khác. Cứ làm xong một vòng thứ nhất, rồi vòng lại làm bài tiếp, lần lượt như vậy cho đến khi làm hết bài.

Làm được câu nào, tô luôn câu đó vào phiếu trắc nghiệm, như vậy khi quay lại làm vòng thứ hai dễ nhận biết câu nào đã làm xong và còn lại câu nào chưa làm. Nếu làm xong tất cả các câu hỏi rồi mới điền vào phiếu trắc nghiệm thì khó nhận biết được câu nào đã làm và còn lại câu nào, như vậy dễ bị sót câu hỏi”.

Cô Sinh chia sẻ thêm: “Trừ đề thi năm 2021 vì tình hình dịch bệnh Covid-19 nên đã giảm tải rất nhiều số lượng câu hỏi, còn lại khoảng 5 năm trở lại đây đề thi gần giống nhau về cấu trúc, phần câu hỏi cũng không thay đổi nhiều nội dung. Đề thi đảm bảo tất cả các phần gồm 2 câu trọng âm, 2 câu ngữ âm, khoảng 8 đến 10 câu ngữ pháp từ vựng, 2 câu giao tiếp, 2 câu đồng nghĩa, 2 câu trái nghĩa, 10 câu bài đọc chia làm hai gồm đọc hiểu và trả lời đục lỗ, 8 câu viết dạng trắc nghiệm.

Trong phần viết, hoàn toàn là trắc nghiệm và có thể nói đây là phần khá dễ. Phần tìm lỗi sai cũng dễ đạt điểm bởi học sinh chỉ cần tìm ra lỗi sai rồi đánh dấu chứ hoàn toàn không phải sửa lỗi viết lại. Phần tìm lỗi sai này vẫn nằm trong mảng ngữ pháp và từ vựng, bởi có lỗi sai nào thì cũng loanh quanh ở ngữ pháp và từ vựng mà thôi”.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản số 944/SGDDDDT-QLT về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023.

Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào các ngày 18 đến 20/6.

Ngày 18/6 thi môn Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Sáng 19/6 thi môn Toán.

Ngày 20 dành cho các thí sinh dự thi môn chuyên vào các trường trung học phổ thông chuyên.

Năm nay, Hà Nội có khoảng 104.000 học sinh [tăng khoảng 14.000 học sinh so với năm học 2021-2022] tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó, chỉ tiêu vào các trường công lập tuyển khoảng 77.000 học sinh [tăng khoảng 10.000 học sinh so với năm học 2021 - 2022].

Tùng Dương

Video liên quan

Chủ Đề