Cách kiểm tra bất dung nạp lactose

“Bất dung nạp đường lactose là một hội chứng có tính chất di truyền, chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ và thường gặp ở nhóm người châu Á…” Đó là những thông tin bạn có được từ chứng bất dung nạp đường trong sữa? Đâu là thông tin chính xác để bạn có thể tin tưởng cập nhật cho mình và gia đình? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn được biết: Chứng bất dung nạp đường trong sữa xuất hiện ở những người không có khả năng tiêu hóa đường lactose có trong sữa

Sự thật là: Hội chứng không dung nạp lactose [tên tiếng Anh Lactose intolerance] là một tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người kém hoặc không có khả năng tiêu hóa đường lactose trong sữa. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, với triệu chứng và mức độ khác nhau tùy theo độ nhạy cảm với đường lactose. Đây không phải là một chứng bệnh hiếm gặp, phổ biến nhất ở người dân ở khu vực châu Á và châu Phi.

Bạn được biết: Triệu chứng của chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa diễn ra ngay khi người có bệnh dùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa

Sự thật là: Biểu hiện của chứng không dung nạp đường lactose trong sữa rất đa dạng, tùy theo thể trạng và mức độ nhạy cảm của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi dùng sữa và điển hình nhất là: Khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút...

Bạn được biết: Yếu tố chủng tộc và bệnh sử gia đình làm tăng nguy cơ mắc chứng bất dung nạp đường lactose

Sự thật là: Bên cạnh yếu tố chủng tộc và di truyền, còn có rất nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa. Điển hình là nguy cơ sinh non. Trẻ vì một lý do nào đó phải chào đời sớm thường dễ mắc chứng bất dung nạp đường lactose do nồng độ men lactase [loại men được cơ thể sản sinh, cần có để tiêu hóa đường lactose] thường đạt mức cao nhất ở những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, những người có bệnh ở ruột non hay dùng thuốc điều trị các bệnh về tiêu hóa cũng có khả năng mắc hội chứng bất dung nạp đường lactose cao hơn người bình thường.

Bạn được biết: Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng bất dung nạp lactose bằng các xét nghiệm chức năng men lactase ở đường tiêu hóa

Sự thật là: Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách khám lâm sàng và kiểm tra bệnh sử của gia đình. Ngoài ra, người bệnh còn có thể được kiểm tra bằng các xét nghiệm đo sự hấp thu lactose ở đường tiêu hóa, xét nghiệm khí hydro trong hơi thở, xét nghiệm nồng độ axit trong phân hoặc sinh thiết ruột non nếu cần.

Bạn được biết: Giải pháp cho những người mắc chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa là tránh dùng sữa

Sự thật là: Sữa là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của con người. Vì thế, nếu tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa là bạn đã tự đánh mất cơ hội thu nạp nguồn thực phẩm quý giá cho các hoạt động sống của mình. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là bạn dùng các sản phẩm sữa có công thức chuyển đổi phù hợp với thể trạng, nhằm làm giảm các rắc rối do hội chứng bất dung nạp đường trong sữa gây ra, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác. Trên thị trường hiện có một sản phẩm có thể giúp bạn tháo gỡ những mối lo có liên quan đến chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa, đó chính là sữa tươi A2. Dòng sữa đặc biệt này do các chuyên gia của New Zealand, Australia nghiên cứu thành công năm 2000 để phục vụ cho người mắc chứng bất dung nạp lactose và hiện tại Việt Nam được Tập đoàn TH phát triển thành công năm 2018.

Sữa tươi tiệt trùng TH true MILK A2 từ trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực, mang đến cho người tiêu dùng nguồn dinh dưỡng thuần khiết, đúng như cam kết về sứ mệnh đảm bảo sức khỏe cộng đồng của Tập đoàn TH. Từ nay tới 30-4-2019, TH true MILK dành tặng các bé món quà sức khỏe vô cùng hấp dẫn với chương trình khuyến mại đặc biệt: MUA 2 TẶNG 1. Theo đó, khách hàng khi mua 2 hộp sữa tươi TH true MILK Organic hoặc 2 hộp sữa tươi TH true MILK A2 sẽ được tặng thêm một hộp sữa TH true MILK TOPKID - sữa tươi organic bổ sung vi chất đặc biệt phù hợp cho trẻ em.

Bất dung nạp lactose là gì?

  • Lactose là một loại đường của sữa, có trong rất nhiều các loại thực phẩm có thành phần từ sữa, bao gồm: sữa chua, phô mai, kem, nhiều loại bánh, một số loại kẹo...
  • Lactase [chữ “tase” đánh vần bằng chữ “a”, không phải chữ “o”] là một loại protein [được gọi là enzym] trong ruột giúp phân hủy đường lactose.

Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ enzyme lactase để phân hủy lactose [đường sữa]. Nếu lactose không được phân hủy trong cơ thể, thì vi khuẩn sống trong ruột sẽ biến lactose thành khí. Sự kết hợp của đường lactose và khí không được tiêu hóa sẽ có thể gây ra đau bụng, đầy hơi và “đôi khi” là tiêu chảy [cần phân biệt rõ với triệu chứng phân có nhầy, có máu của dị ứng đạm sữa].

Bất dung nạp lactose là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở độ tuổi đi học [trẻ em] hoặc trong những năm thiếu niên.

Chứng bất dung nạp lactose phổ biến hơn với sắc tộc Châu Á, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi và người gốc La tinh. Trong 100 người bị chứng bất dung nạp lactose thì có khoảng 20 ​​người là da trắng, 80 người còn lại là người Mỹ gốc Phi và người châu Á.

Tại sao một số trẻ lại bị bất dung nạp lactose?

Hầu hết trẻ em đều có men lactase khi được sinh ra và có thể tiêu hóa đường lactose từ khi còn nhỏ. Lactose cũng là đường chính trong sữa mẹ.

Một đứa trẻ có thể có triệu chứng bất dung nạp lactose sau khi bị nhiễm trùng hoặc bị dị ứng, gây ra sự thiếu hụt tạm thời enzyme lactase. Thông thường điều này chỉ là tạm thời, nhưng có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi trẻ có thể dung nạp lại các sản phẩm từ sữa. Các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh Crohn hoặc nhiễm ký sinh trùng, cũng có thể gây ra chứng bất dung nạp lactose.

Trong hầu hết các trường hợp, chứng bất dung nạp lactose tự xuất hiện khi trẻ lên 3 - 6 tuổi, cơ thể tự nhiên tạo ra ít lactase hơn so với trong một hoặc hai năm đầu đời. Với một số trẻ, sự sản sinh sẽ tiếp tục chậm lại hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn.

Thường thì, các triệu chứng bất dung nạp lactose sẽ bắt đầu ở những năm thiếu niên hoặc lúc bước vào tuổi trưởng thành.

Làm sao để nhận biết chứng bất nạp lactose?

Khi một đứa trẻ trong độ tuổi đi học có các triệu chứng đau bụng mà khả năng có thể liên quan đến việc tiêu thụ các thực phẩm sữa, bác sĩ nhi khoa có thể sẽ đề nghị hạn chế đường lactose trong chế độ ăn uống. Nếu đúng là do bất dung nạp lactose, thì kế hoạch loại bỏ tất cả các thực phẩm có thành phần sữa khỏi chế độ ăn uống trong 2 tuần có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Sau 2 tuần, sữa có thể được thêm lại vào chế độ ăn của trẻ với một lượng nhỏ. Từng ngày sau đó, bạn có thể cho trẻ uống một lượng sữa tăng dần lên, đồng thời theo dõi xem liệu triệu chứng có quay trở lại hay không. Điều quan trọng là phải giữ cho tất cả các loại thực phẩm còn lại trong khẩu phần ăn đơn giản và tương tự nhau nhằm kiểm tra xem liệu sau khi loại bỏ sữa, thì chính những món đó cũng vẫn gây ra các triệu chứng tương tự như bất dung nạp lactose [đường của sữa] hay không. Nếu các triệu chứng của trẻ cải thiện khi loại thành phần sữa trong chế độ ăn và lại trở lại trong vòng 4 giờ ngay sau khi cho uống sữa lại, thì đó là lúc “có thể” cân nhắc và xem xét đến chẩn đoán bất dung nạp lactose.

Một cách khác để chẩn đoán chứng bất dung nạp lactose là bằng xét nghiệm hơi thở có chứa lactose [xét nghiệm hơi thở hydro]. Xét nghiệm này được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện và mất 2-3 giờ. Trẻ sẽ được cho uống lactose và nước, sau đó sẽ được yêu cầu thở vào túi thu thập cứ 30 phút một lần.

Các mẫu hơi thở được phân tích bằng một loại máy đặc biệt để tìm hydro, một trong những loại khí được tạo ra trong ruột già. Một đứa trẻ được coi là mắc chứng bất dung nạp lactose khi kết quả cho thấy có sự gia tăng lớn của hydro trong hơi thở. Hydro tăng lên do vi khuẩn trong ruột chuyển đường lactose thành khí. Lưu ý: không thể thực hiện xét nghiệm nếu trẻ đã dùng thuốc kháng sinh - vì vi khuẩn của ruột đã bị kháng sinh tiêu diệt [vi khuẩn có lợi của đường ruột].

Đôi khi sự thiếu hụt lactase được kiểm tra bằng nội soi. Thử nghiệm này được thực hiện khi trẻ đang ngủ do gây mê hoặc dùng thuốc an thần. Một ống sợi quang được đưa qua miệng và xuống dạ dày và ruột non. Một mẫu tế bào nhỏ [sinh thiết] từ ruột non được thu thập. Các tế bào sau đó được kiểm tra để xem liệu enzyme lactase có hoạt động bình thường hay không.

Điều trị bất dung nạp lactose

Các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên các triệu chứng của trẻ. Hầu hết trẻ em bất dung nạp lactose vẫn có thể dung nạp một ít đường lactose. Những bé này sẽ cần ăn theo chế độ ít lactose [khẩu phần ăn ít thực phẩm có thành phần từ sữa].

Có loại thuốc viên hoặc nhỏ giọt để bổ sung lactase giúp tiêu hóa đường lactose, nhằm ngăn chặn các triệu chứng khi ăn các thực phẩm có sữa. Thuốc giọt sẽ được nhỏ vào sữa để phá vỡ đường lactose qua đêm, và sau đó trẻ có thể uống sữa đó mà không có triệu chứng.

Để xác định một loại thực phẩm có gây ra các triệu chứng bất dung nạp lactose hay không, cần dựa vào lượng lactose có trong thực phẩm đó. Ví dụ, một cốc sữa có khoảng 12 gram đường lactose, trong khi 30 gram phô mai cheddar có ít hơn 0,1 gram đường lactose. Điều này có nghĩa là phô mai cheddar có 1/100 lượng đường lactose có trong sữa. Vì vậy, một số trẻ có thể bị đau bụng sau khi uống sữa, nhưng vẫn có thể ăn phô mai cheddar mà không gặp vấn đề gì.

Một số trẻ có thể nhạy cảm chỉ với một lượng rất nhỏ lactose. Những đứa trẻ này sẽ có thể ăn kiêng không quá nghiêm ngặt, không đến mức tránh tuyệt đối bất kỳ thực phẩm nào có thành phần từ sữa. Mỗi đứa trẻ mỗi khác nhau, vì vậy cha mẹ nên trò chuyện kỹ với các bác sĩ để quyết định chế độ ăn phù hợp nhất cho trẻ trong từng giai đoạn.

Có một số thực phẩm tách lactose như phô mai, sữa và kem được bán ngoài thị trường. Nếu những loại thực phẩm này chiếm một tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ nhãn và bao bì để đảm bảo đủ lượng calo và protein cho trẻ.

Sữa là một nguồn dinh dưỡng tốt. Nếu trẻ đang ăn chế độ hạn chế lactose, cha mẹ cũng lưu ý bổ sung canxi, vitamin D và riboflavin [một loại vitamin B] vào thực phẩm hàng ngày cho trẻ - bằng các thực phẩm giàu canxi, giọt vitamin D và riboflavin.

Chứng bất dung nạp lactose có hết được không?

Tạm thời: Nếu nguyên do là bởi các bệnh lý nhiễm trùng hoặc một số bệnh khác, chức năng đường ruột thường sẽ trở lại ổn định sau khi trẻ hết bị nhiễm trùng, từ vài tuần đến vài tháng.

Lâu dài: Nếu chứng bất dung nạp lactose xảy ra liên tục và kéo dài suốt thời thơ ấu hoặc thanh - thiếu niên, thì thường là triệu chứng sẽ không thể hết trong thời gian ngắn và trẻ nên được điều trị bằng chế độ ăn uống hạn chế lactose lâu dài.

Nguồn: //gikids.org/ - GIKids of NASPGHAN - Hội tiêu hóa gan mật và dinh dưỡng nhi khoa Bắc Mỹ [NASPGHAN] với 2,600 bác sĩ tiêu hóa gan mật nhi khoa

Biên tập bởi Khám từ xa Wellcare

Chỉnh sửa lần cuối 2019

Video liên quan

Chủ Đề