Cách export ảnh trong ai

Skip to content

Đầu tiên, hãy xác định mục đích bạn xuất file ảnh ra là để làm gì? Để in, để xem trên máy tính, minh họa ứng dụng điện thoại, úp lên web/ facebook hay để gửi mail cho đối tác… Vì chất lượng tôi nói ở đây liên quan đến từng trường hợp, chẳng hạn không thể dùng file up lên web để in, cũng như không dùng file in để up web hay gửi mail đại trà [bạn có thể sẽ bị lỗ đấy!].

Hãy ghi nhớ thật kĩ điều này: File ảnh để in thì xuất >= 300dpi, để xem trên máy tính là 72dpi.

Chúng ta cùng từng bước phân tích:

Vào menu File > Export.

Tôi nói về cách xuất file ảnh với đuôi phổ biến nhất *.jpg hoặc *.jpeg nhé! [Vẫn áp dụng đúng về độ phân giải khi xuất ảnh *.png, *.gif, *.bmp…]

Sau khi chọn Save, sẽ hiện ra 1 cửa sổ con cung cấp cho bạn 1 số tùy chọn.

Bạn cần lưu ý nhưng điều dưới đây:

– Color Model [hệ màu]: Illustrator cung cấp cho bạn 3 chế độ: + RGB: hệ 3 màu phổ biến cho màn hình TV, máy tính, web, điện thoại… nói chung là xem trên màn hình. + CMYK: hệ 4 màu theo máy in, dĩ nhiên nó dùng chủ yếu trong in ấn.

+ Grayscale: hệ 2 màu, trắng và đen, dùng cho máy in trắng đen và khi cần.

– Quality [chất lượng ảnh]: có 4 cấp độ: Low [thấp], Medium [trung bình], High [cao], Maximum [cao nhất]. Tôi thường để chế độ Maximum.

– Resolution [độ phân giải]: đây là cái quan trọng nhất. Có 3 mức mặc định:

+ Screen [72ppi]: Chọn mức này khi bạn xuất ảnh chỉ để xem trên màn hình. Tôi rất ít khi chọn mức này, ngoại trừ khi kích thước hình ảnh đã đủ lớn. Ví dụ như tôi có ảnh poster kích thước A5, màn hình máy tính là 19 inch, tôi có thể xuất file ảnh ở mức này để xem hoặc gửi mail cho người khác cũng xem trên màn hình. Những chữ ở size 10pt sẽ không thấy rõ.

+ Medium [150ppi]: Chọn mức này nếu bạn muốn file ảnh nhìn trên màn hình đủ rõ để đọc được chữ, thậm chí cũng có thể in. Ví dụ: tôi có poster kích thước A2, có thể xuất file ảnh ở mức này để in ở kích thước A5 mà vẫn đảm bảo chất lượng ảnh tốt. ^ ^

+ High [300ppi]: Chọn mức này khi xuất file ảnh để in, điều kiện là phải file thiết kế và file in phải cùng kích thước hoặc chênh lệch không nhiều. Ví dụ: tôi có poster kích thước A4, gửi ra xưởng in có thể xuất ở mức này, nhưng hình ảnh chỉ chấp nhận được thôi, không đẹp lắm đâu.

Do đó Illustrator mới có thêm mức sau đây:

+ Other: Bạn có thể gõ một con số tùy ý [từ 72 đến 1000]. Ví dụ: với poster A5, để xem trên máy, tôi thường xuất file ảnh ở mức 100ppi và khi in trên giấy Couch thì xuất ở mức 450ppi.

Tại sao ban đầu tôi khuyên các bạn xuất in ở mức 300dpi mà bây giờ tôi lại xuất file ảnh ra mức 450ppi?

Trước hết, tôi khẳng định là không hề có sự nhầm lẫn về đơn vị.

Nếu bạn từng làm việc trong in ấn sẽ thấu hiểu được độ phức tạp về sự pha trộn màu sắc và độ phân giải. ppi [pixels per inch] và dpi [dots per inch] là 2 đơn vị khác nhau. ppi là đơn vị dùng cho ảnh số, nên bạn sẽ thường thấy nó dùng để đo độ phân giải của các loại màn hình hiển thị; còn dpi lại chỉ độ phân giải của các bản in. Máy in tạo ra càng nhiều dot trên một inch vuông thì chất lượng bản in càng cao. Có sự chênh lệch về ppi và dpi khi xuất in. Bạn có thể hiểu nôm na là dpi cao hơn ppi [giống như 1usd ~ 22.000vnđ vậy đó ^ ^], dpi càng cao thì ảnh in ra càng rõ nét. Nhưng Illustrator chỉ có ppi nên nếu đang làm việc trên Illustrator [hoặc cả Photoshop], để xuất in poster A4 [kích thước file thiết kế cũng là A4 luôn] thì nên xuất file ảnh lên mức 450ppi để bảo đảm mẫu in thành phẩm rõ đẹp. Còn xuất file ảnh xem trên máy tính thì dùng ở mức 72 ~ 150ppi là được.

Tại sao phải xuất file ảnh tương đương với kích thước file thiết kế? Ví dụ: file thiết kế *.ai chỉ có 3cm x 4cm, thì dù xem trên máy tính bạn cũng nên xuất file ảnh ở mức >= 150ppi, như vậy mới thấy rõ được.

Đó là trường hợp xuất file ảnh để in và xem trên màn hình. Thế mà, cũng là xem trên màn hình nhưng cách xuất file ảnh cho web và gửi mail lại có những điểm lưu ý khác nhau. [Cái này thuộc về kinh nghiệm, mách nhỏ, lưu ý lớn nhé! ^ ^]

Ví dụ, bạn thiết kế mẫu poster và phải gửi mail cho khách hàng xem trước khi tiến hành in. Bạn muốn khách hàng thấy rõ hình ảnh, chữ nghĩa trên đó, nhưng để gửi mail nhanh thì dung lượng phải nhỏ, chất lượng đủ nhìn thôi để tránh việc khách hàng lén đi in mà không thông qua bạn.

Tương tự như vậy, khi xuất ảnh để update trên web, bạn có thể áp dụng độ phân giải trên, nhưng ảnh xuất ra hoặc là dung lượng thấp nhưng quá nhòe hoặc là rõ nhưng dung lượng quá cao. Chúng ta đã biết, ảnh có dung lượng cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ load trang và chiếm dung lượng hosting.

Trong 2 trường hợp này, bạn cần phải xuất file dung lượng thấp nhưng phải hiển thị rõ đẹp. Bạn có thể xem qua hình Doraemon này, rõ đẹp nhưng chỉ có 63.2Kb. ^ ^

Và đây là cách tôi đã làm:

Vẽ hình Doraemon trên Illustrator, hình vector hẳn hoi, phóng to lên 6400% cũng không bị bể [vỡ hạt]. Sau đó export ra *.png với độ phân giải là 150ppi [quá tốt cho 1 ảnh chỉ xem trên web, màn hình]. Nhưng dung lượng lại khá cao >1Mb vì tôi vẽ ở kích thước A2.

Để giảm nhẹ file ảnh, tôi lại xuất 1 lần nữa trong Photoshop [trong blog này, tôi dùng Photoshop CS6].

File > Open: để mở file ảnh vừa xuất trong Illustrator.

Sau đó, vào File > Save for web [Alt + Ctrl + Shift + S]

Trong cửa sổ này, bạn chỉ cần quan tâm cụm tùy chọn góc trên bên phải.

Bạn có thể chọn xuất ra *.jpg, *gif [thường dùng cho ảnh động] hoặc *.png. Ở đây tôi chọn xuất PNG-8 vì mục đích của tôi không muốn ảnh có nền trắng và 1 lí do nữa là… png nhẹ hơn jpg. ^ ^

Sau đó chọn Save là xong. Quá trình này máy tính thực hiện khá nhanh và file ảnh png mới xuất ra cũng “nhẹ” hơn gấp 10 lần file ảnh xuất ra từ Illustrator ban đầu. Quá tuyệt vời nhỉ?!

Nhưng ảnh có nhẹ cũng ở 1 mức độ nào đó thôi, quan trọng vẫn là bảo đảm chất lượng hình ảnh như nhu cầu. Ví dụ: Poster khổ A2 xuất ở mức 72ppi vẫn nhìn rõ nhưng A5 mà xuất ở 72ppi cho nhẹ là không ổn đâu nhé!

Một câu hỏi nữa lại đặt ra, tại sao tôi không dùng lệnh Save for web trong Illustrator mà phải chạy qua Photoshop để xuất 1 lần nữa?

Đối với tôi, Illustrator giống như cấp tiến hóa cao hơn của Corel Draw vậy, có thế mạnh trong việc tạo ra ảnh vector [bằng chứng là tôi vẽ hình Doraemon ở kích thước rất lớn trong Illustrator nhưng dung lượng chưa tới 1Mb]. Nhưng khi bạn xuất ra file ảnh, đã là ảnh bitmap rồi thì Illustrator không thể so với Photoshop được. Bạn có thể tự kiểm chứng bằng cách xuất file ảnh bằng lệnh Save for web của Illustrator và 1 cái nữa xuất lại trong Photoshop theo cách tôi đã nói. Chất lượng và dung lượng sẽ khác hẳn.

Không sợ mất quá nhiều thời gian đâu vì trong Photoshop còn có nhiều lệnh rất hay hỗ trợ giảm nhẹ hàng loạt ảnh bằng palette Actions. Nếu chỉ xuất ảnh nhỏ nhỏ thôi thì vào Image size [Crl + Alt + I] thu nhỏ lại trước khi dùng lệnh Save for web thì ảnh sẽ còn nhẹ hơn nữa. ^ ^ [sẽ hướng dẫn chi tiết vào bài viết khác]

Hiện nay thì có khá nhiều phần mềm hỗ trợ xuất file ảnh nhẹ hơn với dung lượng thấp hơn, nhưng trong blog này, tôi chỉ hướng bạn tới việc áp dụng tương tác qua lại những lệnh trong các phần mềm chuyên nghiệp như của Adobe.

Adobe Illustrator hiện đang được biết đến là công cụ thiết kế đồ hoạ Vector nổi tiếng bậc nhất trên thế giới với hàng loạt tính năng đỉnh cao. Thế nhưng, nếu các bạn phải đem những file trong Adobe Illustrator đi in ấn thì làm thế nào? Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ hướng dẫn các bạn cách xuất file in ấn trong phần mềm Adobe Illustrator nhanh và chất lượng nhất.

Thông thường, những người sử dụng file AI họ thường lựa chọn cách in trực tiếp trên phần mềm vì có thể đặt được nhiều thiết lập hơn. Thế nhưng chẳng may chỗ bạn in lại không hỗ trợ phần mềm Adobe Illustrator thì buộc các bạn phải xuất chúng sang các file*.JPG và *.PNG để đem đi in.

1. Cách xuất file in ấn PNG trong AI

Bước 1: Các bạn mở file cần in ấn trong AI và chọn File -> Export -> Export As…

Bước 2: Cửa sổ Export xuất hiện, các bạn tiến hành chọn Save as type: PNG [*.PNG].

Bước 3: Tiếp theo, chúng ta có thiết lập như sau:

  • Save use artboards: Xuất ảnh ra với bản thiết kế [nếu các bạn không chọn thì tất cả mọi thứ trong file làm việc AI của các bạn sẽ được xuất ra]. Đối với những người làm việc chuyên nghiệp trên AI thì họ còn dùng cả hệ màu, nháp mẫu,… nên là họ sẽ ưu tiên chọn mục này để xuất đủ những thứ cần thiết và đem đi in.
  • All: Xuất toàn bộ các trang giấy [trong trường hợp thiết lập nhiều trang]
  • Range: Lựa chọn những trang giấy cụ thể để xuất.

Đối với phần thiết lập này, các bạn hãy thiết lập theo nhu cầu sử dụng của mình để đem lại hiểu quả cao nhất.
Sau khi thiết lập xong, các bạn nhấn Export để chuyển tới bước tiếp theo.

Bước 4: Tại cửa sổ PNG Options, các bạn tiến hành thiết lập Resolution [quan trọng nhất]. Nếu như các bạn in những file có kích thước nhỏ thì chỉ cần để Resolution ở mức 72-150ppi, file kích thước nhỡ thì để 300ppi và những file rất lớn hãy chọn Other để thiết lập mức ppi từ 300 trở lên.

Resolution càng lớn thì các file ảnh càng nặng thế nhưng khi các bạn đem đi in trên những khổ lớn sẽ không bị vỡ. Chính vì điều đó, bạn hãy xuất file với Resoluiton cao vì khi in chúng sẽ nét hơn rất nhiều.

Bước 5: Ngoài ra, chúng ta còn có một số thiết lập như:

  • Interlaced: Hiển thị các phiên bản phụ có độ phân giải thấp hơn so với ảnh gốc nếu ảnh được tải xuống từ trình duyệt.
  • Anti-Alias: Làm mượt nét trong thiết kế. [Nên chọn Type Optimized]
  • Backround color: Màu nền mà các bạn muốn hiển thị. [Tuỳ nhu cầu]

Sau khi thiết lập xong, các bạn nhấn OK để xuất ảnh đi in.

Và đây là kết quả của chúng ta sau khi xuất file AI để đem đi in ấn. Với kích thước này thì các bạn có thể in được với kích thước lớn mà không bị vỡ.

2. Cách xuất file in ấn JPG trong AI

Bước 1: Các bạn mở file cần in ấn trong AI và chọn File -> Export -> Export As…

Bước 2: Cửa sổ Export xuất hiện, các bạn tiến hành chọn Save as type: JPEG [*.JPG].

Bước 3: Tiếp theo, chúng ta có thiết lập như sau:

  • Save use artboards: Xuất ảnh ra với bản thiết kế [nếu các bạn không chọn thì tất cả mọi thứ trong file làm việc AI của các bạn sẽ được xuất ra]. Đối với những người làm việc chuyên nghiệp trên AI thì họ còn dùng cả hệ màu, nháp mẫu,… nên là họ sẽ ưu tiên chọn mục này để xuất đủ những thứ cần thiết và đem đi in.
  • All: Xuất toàn bộ các trang giấy [trong trường hợp thiết lập nhiều trang]
  • Range: Lựa chọn những trang giấy cụ thể để xuất.

Đối với phần thiết lập này, các bạn hãy thiết lập theo nhu cầu sử dụng của mình để đem lại hiểu quả cao nhất.

Sau khi thiết lập xong, các bạn nhấn Export để chuyển tới bước tiếp theo.

Bước 4: Tiếp theo, chúng ta có những thiết lập như sau:

  • Color Mode: Chế độ màu, vì đem đi in ấn nên buộc các bạn phải chọn CMYK.
  • Quality: Chất lượng hình ảnh, thiết lập Maximum để đem lại chất lượng tốt nhất.
  • Compression Method: Để nguyên mặc định

Tiếp tục, các bạn cần chú ý tới mục Resolution và thiết lập như sau:

Nếu như các bạn in những file có kích thước nhỏ thì chỉ cần để Resolution ở mức 72-150ppi, file kích thước nhỡ thì để 300ppi và những file rất lớn hãy chọn Other để thiết lập mức ppi từ 300 trở lên.

Resolution càng lớn thì các file ảnh càng nặng thế nhưng khi các bạn đem đi in trên những khổ lớn sẽ không bị vỡ. Chính vì điều đó, bạn hãy xuất file với Resoluiton cao vì khi in chúng sẽ nét hơn rất nhiều.

Bước 5: Sau khi thiết lập xong, các bạn chọn OK để xuất hình ảnh. Và đây là kết quả hình ảnh của chúng ta sau khi xuất. Đối với file này thì các bạn có thể thoải mái đem đi in mà không bị giảm chất lượng.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã hướng dẫn các bạn cách xuất file in ấn trong AI [Adobe Illustrator] nhanh và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!­­­

Video liên quan

Chủ Đề