Cách điều trị rong kinh khi cấy que tránh thai

Hỏi - 18/04/2017

Thưa các bác sỹ, Tháng 3/2016 em có sử dụng biện pháp tránh thai bằng biện pháp cấy que tránh thai. Và trong suốt khoảng 9 tháng em không có kinh nguyệt. Đến tháng đầu 2/2017 bắt đầu em có kinh nguyệt và bị rong kinh cứ khoảng 25ngay/tháng, nhưng chỉ ra ít một [dùng băng hàng ngày là đủ], thi thoảng có 1,2 ngày bị nhiều thôi. Và bị đến vừa rồi em mới đi khám được. Bác sỹ cho em uống sắt :ferlatum Và progynova 2mg, để cân bằng nội tiết tố, [đơn thuốc là 5 ngày, nhưng khi mua thuốc họ bán cho 7 ngày nên em cũng uống 7 ngày] . 2 hôm sau khi uống thuốc thì thấy đỡ nhiều, gần như hết, được đến ngày thứ 6 thì lại bắt đầu có kinh nguyệt lại, và hôm nay là hôm thứ 9 [3 hôm nay em lại bị có kinh nguyệt như bữa trước]. Em biết trong Từ Dũ gặp nhiều trường hợp như thế nên em muốn hỏi tư vấn về phác đồ điều trị vấn đề của em. Rất mong nhận được phản hồi của các chuyên gia.

Trả lời

Chào em

Ra máu âm đạo nhỏ giọt trong khi đang dùng que cấy tránh thai là hiện tượng khá phổ biến. Có nhiều cách xử trí tình huống này; tuy nhiên trên thế giới chưa có phác đồ đồng thuận, em nhé.

Thực tế, dựa vào việc thăm khám bệnh nhân và kinh nghiệm lâm sàng mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn cách tốt nhất.

Em có thể đến khoa Kế hoạch Gia đình, tầng 4, khu M, tòa nhà 227 Cống Quỳnh, để được khám và tư vấn lựa chọn cách xử trí, em nhé.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình 

Hỏi:

Em cấy que tránh thai được 3 tháng, 2 tháng đầu ra huyết như rong kinh, tháng thứ 3 ngày 27/10 em có kinh mà hôm nay 15/11 chưa tới chu kỳ kinh, em thấy có ra huyết một chút, em lo lắng quá!

Lê Oanh [1985]

Trả lời

Được giải đáp bởi BSCK I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Chào bạn,

Với câu hỏi: "Cấy que tránh thai bị rong kinh có sao không?", bác sĩ giải đáp như sau:

Cấy que tránh thai có tỷ lệ tránh thai rất cao, tuy nhiên, có những tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt trong vòng 3-6 tháng đầu. Trường hợp của bạn có rối loạn kinh nguyệt. Nếu lo lắng và ra máu nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể mua thuốc nội tiết uống để điều kinh trong vòng 3-6 tháng.

Thuốc Mercilon hoặc Marvelon 21 viên /vỉ, uống viên đầu tiên vào ngày đầu tiên ra máu kinh, hết vỉ thuốc nghĩ uống đợi ra kinh ngày đầu uống tiếp vủ 2. Sau 3-6 vỉ thuốc mà triệu chứng không cải thiện thì có thể rút que tránh thai.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc cấy que tránh thai bị rong kinh, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được tư vấn chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hỏi

Chào bác sĩ! Em cấy que tránh thai implanon que lần thứ 2 rồi, nhưng từ khi cấy que đầu tiên đến nay em bị rong kinh liên tục. Đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán bình thường, rong kinh do que cấy tránh thai, sau đó bác sĩ có kê cho em thuốc tránh thai để điều trị 2 tháng, nhưng khi hết thuốc em lại bị rong kinh trở lại. Em cứ cố chịu cho đến bây giờ. Vậy bác sĩ cho em hỏi cách điều trị dứt điểm rong kinh sau khi cấy que tránh thai như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn!

Huỳnh Lê Ngân [1987]

Trả lời

Chào bạn! Không biết là bạn đã cấy que tránh thai được bao nhiêu năm rồi? Thông thường 1 que cấy có thể được 3-4 năm, nếu bạn đã cấy đến que thứ 2 có nghĩa là đã dùng khá lâu rồi. Nếu bạn rong kinh liên tục như vậy thì có thể chuyển sang uống tránh thai hàng ngày như bạn đã uống và cố gắng uống đều. Nếu kết quả không thuyên giảm bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám chuyên sâu, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp và cân nhắc một số các biện pháp tránh thai khác. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cách điều trị dứt điểm rong kinh sau khi cấy que tránh thai như thế nào? đến Vinmec. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Thái - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

XEM THÊM:

Rong kinh sau khi cấy que tránh thai ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Ảnh: Internet

Xét về cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, chắc hẳn nhiều chị em bị rong kinh sẽ cảm thấy khó chịu vì phải thay băng vệ sinh thường xuyên, điều này rất bất tiện dù cho bạn đang ở nhà hay khi đi làm. Đồng thời, việc phải tốn một khoản tiền nhất định chỉ để mua băng vệ sinh cũng ảnh hưởng đến nguồn chi phí sinh hoạt của gia đình, đặc biệt là những gia đình không có điều kiện kinh tế.

Nếu rong kinh chỉ xảy ra trong vòng 6 tháng đầu, lượng máu kinh nguyệt chảy ra không quá nhiều thì chị em không cần phải lo lắng vì đây chỉ là tác dụng phụ thông thường của cấy que tránh thai.

Việc bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai chỉ được xem là bình thường khi nó xảy ra trong vài tháng đầu và chấm dứt sau đó. Bởi vì sau khi mới cấy que tránh thai thì nội tiết tố trong cơ thể chị em sẽ bị rối loạn dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường như mất kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều…Sau một thời gian khi nội tiết tố cân bằng thì những vấn đề trên sẽ không còn nữa.

Nếu rong kinh kéo dài bạn cần đến bệnh viện để được điều trị. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng kể từ khi cấy que tránh thai chị em vẫn bị rong kinh và không có dấu hiệu chấm dứt, hoặc trong trường hợp chị em bị mất kinh 1 năm rồi lại đột ngột bị rong kinh thì nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn điều trị kịp thời hoặc đổi sang biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Những lưu ý khi cấy que tránh thai để không bị rong kinh

– Chỉ cấy que tránh thai ở những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có khả năng xử lý những tình huống phát sinh, trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại.

– Cần kiểm tra kỹ sức khỏe trước khi cấy que tránh thai. Chỉ những chị em có cơ địa tốt và không bị dị ứng với các thành phần của que cấy tránh thai mới nên tiến hành thực hiện thủ thuật này.

– Những chị em có tiền sử mắc những căn bệnh như tim mạch, huyết áp, vừa sinh xong hoặc đang cho con bú dưới 6 tuần thì không nên cấy que tránh thai.

– Giữ gìn sức khỏe, không được để bản thân bị căng thẳng, áp lực kéo dài vì chúng có thể khiến hiện tượng rong kinh sau khi cấy que tránh thai trở nên nghiêm trọng hơn.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Điều này vừa giúp cho cơ thể của chị em trở nên khỏe mạnh, vừa giúp duy trì hàm lượng nội tiết tố nữ ở mức ổn định.

– Nên kiêng những loại đồ ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá bởi chúng làm giảm sức đề kháng, không tốt cho sức khỏe và gây hại cho cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ.

– Kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe, kích thích tuần hoàn máu, tăng độ dẻo dai cho cơ thể và giảm máu ứ đọng trong cổ tử cung gây ra hiện tượng rong kinh.

– Thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu thấy bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng dữ dội thì nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám ngay. Bởi lẽ có thể chị em không phù hợp với phương pháp tránh thai này.

Đọc thêm:

Nói tóm lại, việc xác định được vấn đề cấy que tránh thai bị rong kinh bao lâu sẽ giúp chị em biết được nên điều trị khi nào hoặc chuyển sang phương pháp tránh thai khác kịp thời để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, dù cho bạn lựa chọn biện pháp ngừa thai nào thì đều có hai mặt lợi và hại của riêng nó. Vì vậy, Adayne.vn khuyên bạn hãy khám sàng lọc và nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ để chọn được phương pháp tránh thai phù hợp và an toàn với bản thân nhất nhé.

Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không? Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật, sử dụng biện pháp này có thể mang lại một số tác dụng phụ mà thường gặp là các rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có tình trạng rong kinh, khiến nhiều chị em phải lo lắng. Vậy phải làm gì khi gặp tình trạng này? Mời các bạn hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn để trả lời những câu hỏi trên nhé!

Cấy que tránh thai ảnh hưởng thế nào đến chu kỳ kinh nguyệt?

Que cấy tránh thai có nhiều loại với số lượng que cấy và thời gian tác dụng khác nhau. Hiện nay, loại que cấy được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam là Implanon với số lượng là 1 que, được cấy vào dưới da cánh tay không thuận, mang lại hiệu quả tránh thai lên đến 99,95% và tác dụng kéo dài trong vòng 3 năm.

Sau khi được đưa vào cơ thể, nội tiết tố dạng progesterone [levonorgestrel hay etonogestrel] chứa trong que cấy sẽ được phóng thích dần dần vào cơ thể, tạo nên tác dụng tránh thai lâu dài, chủ yếu theo 2 cơ chế chính:

  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung.
  • Ngăn sự rụng trứng, khiến niêm mạc tử cung không đủ thuận lợi để làm tổ cho trứng đã thụ tinh.
Que cấy tránh thai chứa hormone progesterone, có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone khác, que cấy tránh thai có thể tạo ra sự rối loạn nội tiết tố mà kết quả là thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trong vài tháng đầu sau khi cấy, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra là tình trạng ra kinh ít hơn, ngắn hơn hoặc rong kinh >8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm sử dụng thì Implanon thường hay gây vô kinh.

Theo một nghiên cứu thống kê ở các phụ nữ sau khi cấy que tránh thai, cho thấy: 47% phụ nữ vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, 38% không thấy kinh hoặc thấy ít, 15% bị chảy máu nhiều hoặc thường xuyên, hoặc cả hai. Hiện tượng này sẽ dần dần giảm nhẹ trong khoảng 6 tháng.

Ngoài ra, cấy que tránh thai còn có thể gây ra các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Các triệu chứng này thường chỉ thoáng qua hoặc sẽ giảm đi theo thời gian.

Cấy que tránh thai bị rong kinh có đáng lo ngại?

Rong kinh sau khi cấy que tránh thai có lo ngại không?

Rong kinh là tình trạng ra huyết kéo dài trên 7 ngày ở mỗi chu kỳ kinh, ra huyết thấm hết 1 băng vệ sinh hoặc nhiều hơn trong vòng 1 giờ trong vài giờ liên tiếp và cần thay băng vệ sinh trong đêm, ra huyết có cục máu đông lớn hơn ¼ kích thước băng vệ sinh.

Rong kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống hằng ngày của phụ nữ, cụ thể:

  • Rong kinh kéo dài có thể khiến người phụ nữ bị mất một lượng máu nhiều, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt với các triệu chứng da dẻ xanh xao, hay chóng mặt, đau đầu, sụt cân…
  • Rong kinh có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về đời sống tình dục của phụ nữ. Việc bị rối loạn nội tiết tố do que tránh thai gây ra sẽ khiến các chị em dễ bị stress, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn và thường xuyên cáu gắt.
  • Rong kinh còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày vì lượng máu ra nhiều và kéo dài, khiến phụ nữ phải thường xuyên thay băng vệ sinh, gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng.

Tuy nhiên, phụ nữ sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh không nên quá lo lắng mà cần chú ý theo dõi tình trạnh kinh nguyệt của mình vì các tác dụng phụ nói chung thường xảy ra trong thời gian đầu sau khi cấy và sẽ giảm dần theo thời gian.

Nếu rong kinh chỉ xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau cấy que tránh thai với lượng máu kinh nguyệt chảy ra không quá nhiều thì điều này không đáng lo ngại vì đây chỉ là tác dụng phụ của cấy que tránh thai. Sở dĩ có tình trạng này là do hàm lượng hormone có trong que cấy tránh thai gây xáo trộn nội tiết tố nữ khiến chu kỳ hành kinh kéo dài hơn vài ngày.

Trong những trường hợp như vậy, các chị em phụ nữ cần giữ tinh thần thoải mái và thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục và sinh hoạt điều độ để có thể nhanh thích nghi với sự có mặt của que cấy tránh thai cũng như ổn định lại nội tiết tố trong cơ thể. Thông thường, sau khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của các chị em sẽ đều đặn và trở lại trạng thái bình thường như trước khi cấy que tránh thai.

Mặt khác, cần lưu ý rằng nếu sau khi cấy que tránh thai khoảng hơn 6 tháng mà các chị em vẫn bị rong kinh với lượng máu nhiều và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, hoặc trong những trường hợp các chị em bị mất kinh 1 năm rồi lại bị rong kinh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp, hoặc chuyển sang phương pháp tránh thai khác phù hợp với cơ địa hơn.

Những lưu ý sau khi cấy que tránh thai để tránh bị rong kinh

Để phòng ngừa tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh, các chị em phụ nữ nên lưu ý những điều sau:

  • Nên lựa chọn thực hiện cấy que tránh thai tại những cơ sở y tế uy tín. Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao cùng với hệ thống máy móc thiết bị y tế chuyên nghiệp chính là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo việc cấy que tránh thai đúng kỹ thuật và từ đó có thể hạn chế những tác dụng phụ của phương pháp này, trong đó có tình trạng rong kinh.
  • Phụ nữ cần được thăm khám sức khỏe và tư vấn đầy đủ trước khi quyết định sử dụng que cấy tránh thai, để đảm bảo cơ thể phù hợp với phương pháp này và không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của que tránh thai.
  • Một số trường hợp không nên thực hiện cấy que tránh thai bao gồm: phụ nữ mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, huyết áp; phụ nữ vừa sinh hoặc đang cho con bú dưới 6 tuần.
  • Sau khi cấy que tránh thai, phụ nữ nên giữ tâm lý và tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài để hạn chế nguy cơ kéo dài các tác dụng phụ như rong kinh hay mất kinh…
  • Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là một lưu ý quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể từ đó tránh tình trạng rong kinh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm nguy cơ rong kinh sau cấy que tránh thai
  • Không nên sử dụng các loại chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá… Đây là những chất gây hại cho sức khỏe nói chung, giảm sức đề kháng và có thể là nguyên nhân kéo dài tác dụng phụ của phương pháp cấy que tránh thai.
  • Phụ nữ nên thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sức khỏe, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và giảm nguy cơ rong kinh.
  • Sau khi cấy que tránh thai, phụ nữ cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đi khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường để được kịp thời điều trị.

Tóm lại, rong kinh là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ sau khi cấy que tránh thai. Tình trạng này được xem là bình thường và không đáng lo ngại nếu xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau cấy que tránh thai. Nguyên nhân là do sự xáo trộn nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ và có thể được cân bằng lại một thời gian sau đó.

Để hỗ trợ thúc đẩy quá trình cân bằng này, các chị em phụ nữ nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ chất và rèn luyện thân thể điều độ. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài với lượng máu mất nhiều gây ra các triệu chứng thiếu máu, người phụ nữ nên đi khám để được điều trị thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề