Cách cứu cây hoa hồng bị héo

  Nguyên nhân chính dẫn đến việc cây hoa hồng bị héo lá là do thiếu nước. Tuy bộ rễ của cây hoa hồng chịu nước rất kém, chỉ cần bị ngập nước trong một thời gian ngắn là bộ rễ đã bị úng và thối nhưng cây hoa hồng lại là một loài cây “uống nước như rồng”. Nếu không tưới đủ nước kịp thời cho hoa hồng, các lá non của cây sẽ dần dần héo lả nhưng chỉ sau 2-3 tiếng khi được tưới nước thì nó lại tươi tỉnh trở lại.

Lá non hoa hồng bị héo

  Hiện tượng cây hoa hồng bị héo lá do thiếu nước thường xảy ra ở hoa hồng trồng trong chậu. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết khi cây hoa hồng bị thiếu nước đó là các lá non sẽ héo rũ rồi tiếp đó là những bông hoa gục xuống, uể oải, những lá non ở phần ngọn thì héo lả còn những lá khác bên dưới vẫn xanh như thường.

  Nếu khi phát hiện ra dấu hiệu này, cây hoa hồng được tưới nước ngay thì sau 2-3 tiếng là cây sẽ tươi tỉnh trở lại. Nhưng khi nắng đã lấy đi hết phần nước còn lại ở lá hoa hồng mà cây vẫn chưa được tiếp nước thì nắng sẽ đốt cháy lá cây từ lá non đến lá già. Khi đó bạn sẽ nhìn thấy trên lá hồng có những vết cháy màu xám, loang lổ từng mảng.

Cách khắc phục khi cây hoa hồng bị héo lá non

  Trong những ngày nắng nóng các chậu hoa hồng rất dễ bị thiếu nước dẫn đến lá bị héo rũ. Để phòng tránh thì bạn có thể đổi chỗ để cây bớt bị nắng nóng chiếu vào, hay bạn có thể làm lưới che để giảm nhiệt độ khu vực trồng hoa hồng trong mùa hè nóng bức.

Che nắng cho hoa hồng bằng lưới

Sử dụng các biện pháp tránh nắng cho hoa hồng

  Nếu không thể thực hiện các biện pháp phòng tránh như trên thì khi cây hoa hồng bị héo lá bạn chỉ còn cách khắc phục đó là tưới bù nước cho cây. Nhưng không phải ai cũng biết cách tưới và thời điểm tưới sao cho phù hợp. Và dưới đây mình sẽ chia sẻ tới các bạn cách tưới nước cho cây hoa hồng để tránh tình trạng héo lá:

  • Buổi sáng tầm 7-8h lúc chưa nắng thì bạn tưới thật đẫm nước cho cây, chú ý nếu thấy chậu nào mà đất vẫn ẩm thì chỉ cần tưới nhẹ để làm mát lá.
  • Khoảng 11h trưa thì kiểm tra lại các chậu nếu vẫn ẩm thì không cần tưới thêm, nếu nắng nóng oi bức và gió nóng thổi mạnh thì các chậu hoa hồng rất nhanh khô. Khi đó bạn cần tưới nền đất, nền sân nơi để cây trước để giảm nhiệt độ khu vực rồi mới tưới nhẹ trên lá làm mát lá. Tiếp đó, tưới lại nền đất một lần nữa rồi tưới đẫm nước cho các chậu hoa.
  • Đến 2h chiều, lại kiểm tra xem nếu chậu đã hết ẩm, khô thì bạn lại tiếp tục tưới nước cho cây giống như lúc 11h. Từ 4h chiều đến tối thì không cần tưới thêm nước cho cây hoa hồng.

CHẾ PHẨM ĐẬU NÀNH HUMIC [Phân bón đậu tương] - phân bón hoa hồng giúp kích rễ, sai hoa, chồi tua tủa

Chế phẩm đậu nành Humic - Bổ sung dưỡng chất cho hoa hồng

  Ngoài ra bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ Humic để bổ sung thêm vi lượng cũng như dưỡng chất, giúp cho cây khỏe mạnh hơn, có thể chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như ở Việt Nam hiện nay.

- Chế phẩm chuyên biệt dành cho hoa hồng [kết hợp từ đậu nành lên men humic, trứng, và chuối]

- Kích ra rễ khỏe, mầm mập và ra chồi cực mạnh

- Giúp cây phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: Hoa sai, to, đậm màu và bền hoa, lâu tàn, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc

  Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi cây hoa hồng bị héo lá non để các bạn hiểu rõ hơn. Để tránh tình trạng cây hoa hồng bị héo lá thì bạn cần có biện pháp chăm sóc hợp lý và tưới đủ nước cho cây. Hi vọng với những kinh nghiệm Docneem vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trồng hoa hồng và thu hoạch được những bông hoa đẹp nhất nhé! 

---

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: //docneem.com/collections/all
- Tiki: //bit.ly/docneem-tiki
- Shopee: //bit.ly/docneem-shopee
- Lazada: //bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985

Hoa hồng là biểu tượng của sắc đẹp. Với những người mê hoa hồng, việc chăm bón chúng như một thú vui tao nhã. Thế nhưng, đã không ít lần người trồng hoa phải đau lòng nhìn bụi hoa phơi sắc của mình héo dần vì thối rễ, chết thân, chết nhánh hay thậm chí là thân đen... Thay vì vội vàng nhổ bỏ sinh vật bé nhỏ này, hãy cùng  thực hiện một số bước để phục hồi vẻ lộng lẫy vốn có của hoa, miễn là bụi hồng nhà bạn chưa thật sự chết hẳn.

Hoa hồng-biểu tượng của sắc đẹp

 Nhổ cỏ dại và loại bỏ các phần đã chết của cây

 

  Cạo vỏ trên một cành hồng để biết chắc là cây chưa chết hẳnNếu bên dưới lớp vỏ vẫn còn màu xanh thì nghĩa là cây hồng của bạn vẫn sống và còn khả năng hồi phục. Nếu bên dưới lớp vỏ có màu nâu thì bạn nên nghĩ đến việc trồng một bụi hồng mới bởi vì cây hồng của bạn đã chết.

  Dọn dẹp các bông hoa và lá đã chết xung quanh để tránh bụi hồng nhiễm bệnh. 


 Dùng tay hoặc thuổng làm vườn nhổ tất cả cỏ dại xung quanh bụi hoa để tránh hoa hồng nhà bạn thiếu dưỡng chất. Tuyệt đối không để lại rễ cỏ dại, bằng không chúng có thể tiếp tục mọc lên.

Hãy luôn nhổ sạch cỏ cho bụi hồng nhà bạn

 Cắt tỉa bụi hoa hồng

 Dùng kéo cắt chéo góc 45 độ bên trên chồi cây để giúp cho cành cây phục hồi nhanh hơn và ngăn nước động lại trên vết cắt. Tuyệt đối không được cắt ngang. Với những cành cây chết hoặc nhiễm bệnh, bạn cần cắt các cành này sát gốc. 

 Cắt các cành cây mọc giao nhau và hướng ra ngoài để giúp cây tiếp xúc với nắng nhiều hơn.

 Tỉa ngọn cây sao cho chiều cao còn lại của bụi hoa hồng là 45 cm. 

Thường xuyên cắt tỉa bụi hồng để chúng được tươi tốt hơn

 Bón phân cho bụi hoa hồng

 Thời điểm vàng để bón phân cho cây hoa hồng là khi những chồi non nhú lênMua đúng loại phân bón để giúp cung cấp các chất khoáng và chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu của cây hoa.

 Nên bón vào gốc cây theo hướng dẫn trên bao bì và tưới nước vào đất sau khi bón.

Kịp thời bón phân cho bụi hồng để hoa có đủ dưỡng chất

 Rải lớp phủ và tưới nước cho bụi hoa hồng

 Rải một lớp phủ bằng bìa các-tông dày khoảng 2,5-5 cm xung quanh bụi hoa hồng để tránh cỏ dại.

 Tưới cho cây hoa hồng khi đất khô

Rải lớp phủ va tưới nước thường xuyên để cây không bị khô

Với những thủ thuật đơn giản trên, Bảo vệ hoa hồng chúc bạn giải cứu thành công bụi hoa hồng sắp chết!

Video liên quan

Chủ Đề