Cách chưng yến với gừng và táo đỏ

Cách chưng yến kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, đường phèn, hạt chia, hạt sen,… vừa thơm ngon vừa mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. Món ăn bổ dưỡng này thích hợp cho nhiều đối tượng. Áp dụng cách chưng và sử dụng đúng, liều dùng phù hợp giúp bạn đọc cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.

Yến sào hay còn được gọi là tổ yến là thực phẩm dinh dưỡng, chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe. Bổ sung với lượng vừa đủ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, phù hợp với đa dạng đối tượng người tiêu dùng.

Chưng yến với nhiều nguyên liệu đa dạng làm món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng

Có nhiều cách chế biến yến sào khác nhau. Trong đó, ăn yến chưng với các nguyên liệu khác như hạt chia, hạt sen, táo đỏ,… không chỉ tăng độ thơm ngon, bổ dưỡng của món ăn mà còn giúp cơ thể hấp thụ được đa dạng dưỡng chất. Theo đó, mỗi công thức sẽ mang lại các lợi ích riêng.

Tuy nhiên nhìn chung, yến sào vốn là thực phẩm giá trị, giàu dinh dưỡng và công dụng. Chế biến yến sào đúng cách, sử dụng với liều lượng phù hợp giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Tham khảo ngay các công thức dưới đây:

Chưng yến sào với đường phèn là cách làm truyền thống được sử dụng phổ biến. Với cách làm này bạn sẽ thưởng thức được hương vị nguyên bản của tổ yến, thêm một chút vị ngọt thanh của đường phèn giúp món ăn dễ ăn, thơm ngon, bổ dưỡng.

Công dụng của món ăn giúp làm đẹp da, bồi bổ khí huyết, giúp cải thiện sức khỏe, phù hợp với người mới bị ốm dậy, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,… Công thức đơn giản như sau:

Yến chưng với đường phèn, thêm một lát gừng cho thơm

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, đường phèn, gừng tươi.

Cách chưng:

  • Ngâm tổ yến vào nước sôi để nguội trong khoảng 30 – 60 phút cho yến mềm. Tùy chỉnh độ nở dày của tổ yến để ngâm trong thời gian phù hợp. Khi thấy yến tơi mềm là đạt, cũng không nên ngâm quá lâu.
  • Sử dụng một cái rây sạch, rây yến để ráo nước.
  • Cho yến vào trong một chén sứ có nắp đậy, cho vào nồi chưng cách thủy đến khi yến chín.
  • Khi chưng nên cho vào chén một chút nước để tránh yến bị vàng.
  • Khi nước trong nồi sôi, vặn lửa nhỏ chưng trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Thêm vài lát gừng tạo mùi thơm, giảm độ tanh của yến. Đồng thời giúp món ăn có tính ấm.
  • Sau khi yến chín, cho đường phèn vào vừa đủ vị ngọt nhẹ, vừa miệng.
  • Thưởng thức món ăn khi còn ấm nóng hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Yến chưng với táo đỏ cũng là sự lựa chọn dành cho bạn. Cách làm đơn giản, hương vị thơm ngon, món ăn giàu dưỡng chất. Theo đó, táo đó là vị thuốc được dùng trong Đông y, với vị ngọt thanh, giúp thanh nhiệt, thải độc, tăng đề kháng cho cơ thể.

Kết hợp với các lợi ích tuyệt vời của yến sào, món ăn mang lại giá trị dinh dưỡng dồi dào. Tham khảo ngay công thức đơn giản sau:

Cách chưng yến với tảo đỏ giàu giá trị dinh dưỡng

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, táo đỏ khoảng 5 – 6 quả, đường phèn, gừng tươi.

Cách chưng:

  • Trước khi chưng yến cần ngâm cho mềm.
  • Táo tàu và gừng rửa sạch, gừng cắt lát mỏng.
  • Nấu táo riêng với lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút.
  • Thêm đường phèn vào nồi táo ninh thêm 5 phút cho đường tan, nấu trên lửa nhỏ.
  • Yến chưng riêng một nồi, khi chín lấy yến ra chén.
  • Sau đó cho hỗn hợp nước táo đỏ đường phèn vào, trộn với yến đã chưng và thưởng thức.

Hạt sen là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó đặc biệt là công dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Sử dụng hạt sen kết hợp với yến sào tạo thành món yến chưng giàu dưỡng chất, giúp bồi bổ và cải thiện sức khỏe nói chung, hệ thần kinh nói riêng.

Bổ sung với lượng vừa đủ, giúp thanh mát cơ thể, vị ngọt nhẹ, béo bùi của hạt sen giúp món ăn ngon miệng hơn. Thích hợp cho đối tượng người cao tuổi, trẻ em bị thiếu chất, người mệt mỏi vì công việc, thiếu ngủ thường xuyên. Công thức đơn giản như sau:

Món yến chưng với hạt sen giúp cải thiện thần kinh, giúp an thần, dễ ngủ

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, hạt sen khoảng 50g, đường phèn, gừng lát.

Cách chưng:

  • Cho tổ yến vào ngâm mềm trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó cho tổ yến vào chén sứ, đậy nắp lại và cho vào nồi chưng đến khi yến chín mềm.
  • Hạt sen cũng ngâm mềm, trước khi nấu nên loại bỏ vỏ, tim sen.
  • Nấu hạt sen và gừng vào nồi chưng đến khi hạt mềm.
  • Sau đó trộn yến và hạt sen, tiếp tục chưng thêm 5 phút, thêm một ít đường phèn cho có vị ngọt thanh dễ ăn.
  • Dùng khi món ăn còn ấm nóng giúp bồi bổ và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.

Ngoài các cách chưng yến kể trên, bạn có thể thay thế nguyên liệu thành hạt chia. Hạt chia là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, thải độc cơ thể. Kết hợp với yến sào tạo thành món nước vừa thơm ngon vừa giàu dưỡng chất.

Phù hợp cho đối tượng người cao tuổi, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cải thiện một số vấn đề tim mạch. Sử dụng đúng cách và liều lượng giúp người dùng giảm nguy cơ bị đột quỵ, xơ vữa động mạch,… Cách chưng đơn giản như sau:

Yến chưng với hạt chia dễ làm, thơm ngon bổ dưỡng

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, hạt chia, đường phèn.

Cách chưng:

  • Tương tự như các cách trên, đầu tiên bạn cho tổ yến vào trong tô nước ngâm mềm.
  • Khi thấy yến nở tơi mềm thì lấy rây vớt ra và để cho ráo nước.
  • Cho yến vào nồi chưng trong khoảng 20 phút, thêm đường phèn và tiếp tục ninh trên lửa vừa 5 phút.
  • Tắt bếp, cho yến ra chén sạch, thêm một ít hạt chia vào khuấy đều.
  • Thưởng thức món nước bổ dưỡng giúp cải thiện sức khỏe.

Cách chưng yến với sữa tươi thích hợp cho bé ăn bổ sung dinh dưỡng. Món ăn cung cấp dưỡng chất cho các bé bị suy dinh dưỡng, kén ăn. Bổ sung với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng để tránh bé bị chướng bụng khó tiêu. Công thức đơn giản như sau:

Món yến chưng với sữa tươi không đường cho bé

Chuẩn bị: Tổ yến đã được tinh chế, sữa tươi không đường, đường phèn.

Cách chưng:

  • Yến ngâm mềm trước khi chưng, cho vào chén sứ, thêm đường phèn và sữa tươi không đường vào, đậy nắp và chưng đến khi chín.
  • Đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút, tùy vào lượng yến bạn có thể thay đổi thời gian cho phù hợp.
  • Sau đó, lấy yến ra bát, cho bé thưởng thức.

Thêm lá dứa vào món yến chưng giúp tăng mùi vị cho món ăn, thức uống dinh dưỡng này. Từ xưa người ta đã sử dụng loại lá này chế biến món ăn do mùi vị thơm ngon. Cách chưng yến với lá dứa thích hợp cho nhiều người, trong đó có cả thai phụ và mẹ bỉm sau sinh. Công thức đơn giản:

Tạo mùi thơm ngon cho món yến chứng cùng lá dứa

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, lá dứa, đường phèn.

Cách chưng: 

  • Ngâm yến vào trong nước khoảng 30 phút cho yến nở đều trước khi chưng. Không ngâm quá lâu để tránh yến mất chất.
  • Cho yến vào trong chén sứ, đậy nắp và đổ ngập nước chưng đến khi yến chứng mềm.
  • Lá dứa rửa sạch rồi xay nhuyễn lấy nước, hòa với nước sạch lọc bỏ phần bã.
  • Cho nước cốt lá dứa vào nồi đun sôi, nếu bạn muốn đỡ cầu kỳ có thể cắt khúc lá dứa cho vào chén chưng với yến.
  • Sau khoảng 20 – 30 phút yến đã chín, tắt bếp thêm đường phèn và nước dứa đun vào chén yến để tạo màu sắc, hương thơm.
  • Thưởng thức khi còn nóng hoặc dùng lạnh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo ngay cách chưng yến mật ong đơn giản, dễ làm, mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Theo đó, mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. Cách kết hợp yến sào và mật ong theo công thức như sau:

Yến chưng với mật ong tăng cường đề kháng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, mật ong nguyên chất khoảng 2 muỗng canh, đường phèn.

Cách chưng: 

  • Trước hết cho yến vào tô nước ngâm 30 phút cho tổ nở mềm.
  • Tiếp đến cho yến sào vào trong tô sứ có nắp, chưng cách thủy để khi yến chín mềm hoàn toàn.
  • Mật ong cho vào một ít nước ấm, khuấy đều.
  • Sau 20 phút chưng yến, cho mật ong và một ít gừng lát vào giúp món ăn thơm ngon hơn.
  • Tiếp tục nấu trong 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cho yến vào các lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy để bảo quản sử dụng dần.
  • Dùng từ 3 – 4 ngày, không để quá lâu hơn 1 tuần có thể khiến món ăn bị hư hỏng, mất chất dinh dưỡng.

Nhụy hoa nghệ tây là sản phẩm đắc đỏ, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Chưng yến với nhụy hoa nghệ tây là lựa chọn hoàn hảo cho người đang gặp chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Yến chưng với nhụy hoa nghệ tây là món ăn bổ dưỡng

Tuy nhiên do hai nguyên liệu có giá thành cao nên không phải ai cũng có thể tiếp cận. Tham khảo công thức kết hợp dưới đây:

Chuẩn bị: Tổ yến tinh chế, mật ong, nhụy hoa nghệ tây.

Cách chưng: 

  • Tương tự như các cách làm trên, bạn ngâm yến nở mềm và chưng riêng đến khi yến chín.
  • Sau đó cho thêm một ít mật ong và nhụy hoa nghệ tây vào trong bát tổ yến ngâm đến khi nước có màu vàng.
  • Chưng trên bếp thêm khoảng 5 phút, tắt bếp và cho ra chén, thưởng thức khi còn ấm.

Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo thích hợp cho đối tượng đang bị suy nhược cơ thể, giúp cải thiện sinh lực phái mạnh, bồi bổ khí huyết, giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, hệ hô hấp,… Tham khảo ngay công thức chưng yến qua bài viết sau đây:

Cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe với món yến chưng cùng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị: Tổ yến sào đã tinh chế, loại sạch lông, đông trùng hạ thảo khoảng 1 – 2 con, đường phèn.

Cách chưng:

  • Yến ngâm rửa sạch sẽ, nở mềm.
  • Cho nước vào nồi, đun đường phèn cho đến khi tan hoàn toàn.
  • Thêm đông trùng hạ thảo vào nồi đun trong khoảng 5 phút.
  • Phần yến sào đã nở mềm bạn cho vào chén sứ có nắp đậy, cho vào nồi chung 20 – 30 phút.
  • Sau đó đổ hỗn hợp đường phèn và đông trùng hạ thảo vào.
  • Chưng tiếp 5 phút thì tắt bếp, cho yến chưng ra chén và thưởng thức.

Trên đây là các cách chưng yến với các nguyên liệu bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Áp dụng cách chế biến phù hợp giúp món ăn vừa thơm ngon, vừa giàu giá trị cho cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Mỗi cách chưng yến khác nhau cho ra món ăn, thức uống với mùi vị khác nhau. Sự đa dạng trong cách chế biến giúp người dùng cảm thấy thích thú và giúp món ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, công đoạn chọn yến, sơ chế, chế biến và sử dụng bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

Ăn tổ yến chưng vừa đủ, kết hợp nguyên liệu phù hợp giúp bồi bổ và cải thiện sức khỏe, tăng hương vị cho món ăn
  • Lựa chọn loại yến phù hợp, nếu bạn không có thời gian nên mua loại đã được làm sạch lông và tạp chất. Bởi, yến sào thô thường còn nhiều lông, cần tỉ mỉ loại bỏ chúng trước khi dùng.
  • Ngâm yến trong nước cho tổ yến mềm, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu. Thời gian thích hợp từ 20 – 30 phút cho loại yến đã tinh chế. Đây là khoảng dự trù, mỗi loại yến khác nhau sẽ có thời gian ngâm riêng. Khi bạn nhận thấy tổ yến nở đều và mềm có thể vớt ráo và sử dụng.
  • Vì yến có mùi tanh đặc trưng nên muốn khử mùi bạn có thể thêm vào một số nguyên liệu như lá dứa, táo đỏ, vài lát gừng,… giúp món ăn thơm ngon vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không nên lạm dụng, chỉ sử dụng yến chưng với lượng vừa đủ. Việc ăn, uống nhiều món chế biến từ yến sào có thể khiến cơ thể quá tải, không hấp thu được các dưỡng chất trong yến, gây chướng bụng, khó tiêu.
  • Ngoài bổ sung yến sào, bạn nên cân bằng thực đơn ăn uống hàng ngày. Tùy tình trạng sức khỏe bổ sung hoặc cắt giảm bớt thực phẩm phù hợp và không phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, nhất là trường hợp cơ thể đang mắc các bệnh lý khác. Việc dùng yến sào phù hợp với tình trạng sức khỏe còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, khắc phục nhiều vấn đề.

Bài viết gợi ý đến bạn đọc các cách chưng yến đơn giản, giàu dinh dưỡng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Ngoài dùng yến nguyên chất, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác, tạo thêm hương vị, cung cấp dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề