Cách chiết cành khế chua

4.7
[12]

Cây khế là loại cây ăn quả có nhiều tác dụng. Cây cho thu hoạch quả sạch, cho bóng mát, giúp điều hòa không khí. Cây khế cũng có thể được sử dụng để tạo dáng bonsai làm cây cảnh hoặc dùng để chữa bệnh. Có rất nhiều phương pháp để nhân giống cây khế. Trong đó, cách đơn giản và được sử dụng nhiều nhất là chiết cành khế. Hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn cách chiết cành khế cực đơn giản qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung:

  • 1. Đặc điểm sinh trưởng của cây khế
  • 2. Hướng dẫn cách chiết cành khế
    • 2.1 Thời điểm tiến hành chiết cành khế
    • 2.2 Chuẩn bị trước khi chiết cành khế
    • 2.3 Cách chiết cành khế
  • 3. Trồng cây khế con sau khi chiết cành thành công
  • 4. Cần chú ý gì khi chiết cành khế

1. Đặc điểm sinh trưởng của cây khế

Để có thể chiết cành khế hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu được đặc tính sinh trưởng của cây khế:

  • Khế là loại cây thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhành, lá khế thường mọc đối nhau
  • Cây khế là loại cây dễ trồng và chăm sóc nên được trồng khá phổ biến tại Việt Nam
  • Khế phù hợp với mọi loại đất như đất mặn, đất chua hoặc đất thịt. Tuy nhiên, cây phù hợp nhất khi được trồng tại đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoáng khí và tơi xốp, dễ thoát nước
  • Cây có khả năn chịu nhiệt tốt. Cây khế có thể sống trong điều kiện nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là từ 22-26 độ C
  • Cây khế khá ưa nắng nên nếu có điều kiện, bạn nên trồng cây ở khu vực thoáng, có nhiều ánh nắng

2. Hướng dẫn cách chiết cành khế

2.1 Thời điểm tiến hành chiết cành khế

Thời điểm phù hợp để tiến hành chiết cành khế là vào cuối mùa xuân, trước khi cây ra hoa. Đây là giai đoạn phù hợp bởi cây khế thường ra hoa vào mùa xuân và kết quả vào mùa thu. Tuyệt đối không nên tiến hành chiết cành khế vào thời điểm cây ra hoa hoặc kết quả vì nó sẽ làm giảm năng suất và khiến cây kém phát triển

2.2 Chuẩn bị trước khi chiết cành khế

Trước khi tiến hành chiết cành khế, bạn cần chuẩn bị:

  • Dao sắc, kéo hoặc cưa. Trước khi sử dụng để chiết cành, càn khử trùng dụng cụ bằng cồn để không lây nhiễm bệnh gây hại cho cây khế
  • Đất để bó bầu: Chuẩn bị đất thịt hoặc đất cát pha, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn lẫn cùng mùn, phân hữu cơ để thêm dinh dưỡng, làm đất tơi xốp và thông thoáng hơn.
  • Túi nilon đen
  • Dây buộc

2.3 Cách chiết cành khế

Lựa chọn cành giống là một trong những khâu quan trọng trong cách chiết cành khế. Bạn nên lựa chọn các cành khỏe, đang phát triển tốt và không có dấu hiệu sâu bệnh.Tốt nhất nên lựa chọn các cành từ cây khế ít nhất 1 năm tuổi và đã cho thu hoạch quả. Với những cây khế lâu năm, cần chọn những cành trẻ để tiến hành chiết cành. Các cành được chiết nên có đường kính từ 1-1,5cm, dài 60cm.

Sau khi chọn được cành chiết, cần tiến hành khoanh vỏ bằng cách sử dụng dao sắc, lột bỏ một phần vỏ của cành có chiều dài khoảng 3-5cm. Tiếp tục để vết cắt được phơi khô từ 1-2 ngày sau đó mới tiến hành bó bầu. Với hỗn hợp đất đã chuẩn bị, sau khi làm mềm với nước, bạn dùng đất đắp lên vị trí đã được bóc vỏ. Cuối cùng, bạn sử dụng túi nilon đã chuẩn bị, cố định bầu đất bằng cách dùng dây buộc chặt 2 đầu vào cành cây

3. Trồng cây khế con sau khi chiết cành thành công

Sau khi chiết cành khoảng 3 tuần, rễ sẽ bắt đầu mọc tại vị trí bầu đất. Nên để rễ phát triển ổn định trong khoảng 1-2 tháng, sau đó cắt cành đã chiết ra trồng tại vườn ươm trước khi chính thức trồng cây trong vườn bởi cây con lúc này còn khá yếu. Việc trồng trong vườn ươm sẽ giúp cây quen dần với môi trường đất trồng và phát triển ổn định hơn.

Khi cắt cành chiết, bạn cần sử dụng cưa sắc hoặc kéo để tiến hành cắt. Vị trí cắt cành ở ngay phía bên dưới bầu đất. Sau khi ngắt cành, bạn cần cẩn thận tháo bỏ bầu đất, đào hố và trồng cây con trong vườn ươm. Nên ươm cây con ở khu vực râm mát, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi cây đã phát triển ổn định, ra nhiều rễ hoặc cành lá non, có thể tiến hành đánh cây và trồng ở các vị trí mong muốn

4. Cần chú ý gì khi chiết cành khế

Có thể nói, cách chiết cành khế không quá khó và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, tuy nhiên, khi thực hiện các bước, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên chọn cành chiết ở những cây khế đã quá già cỗi
  • Không chọn các cành chiết ở vị trí đỉnh ngọn, cành vượt
  • Nên tiến hành chiết cành vào những ngày khô, tạnh ráo
  • Nếu sau khi chiết cành, có mưa to hoặc bão, cần ngay lập tức kiểm tra bầu đất. Nếu bầu bị vỡ, cần bó lại bầu cho cành. Nếu bầu bị nhiều nước đọng vào, cần tiến hành đục 1 vài lỗ ở bầu và túi nilon để cây có thể thoát nước dễ dàng

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc những bước thực hiện cách chiết cành khế đơn giản. Hi vọng bạn đọc sẽ nắm rõ hơn các bước tiến hành chiết cành khế hiệu quả. Hiện nay, nhà vườn Lộc Phát cũng chuyên cung cấp các giống cây khế trưởng thành, đã cho thu hoạch quả ổn định, không có sâu bệnh. Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ:
Nhà vườn Lộc Phát Chủ Vườn: Đỗ Văn Lộc
Số Điện Thoại: 0986.896.668
Địa Chỉ: Thôn Cầu Sông Tân Xã Thạch Thất Hà Nội

Gửi lời nhắn:

»Xem thêm:Cây khế
»Xem thêm: Trồng cây khế trước nhà có tốt không?

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình: 4.7 / 5. Số lần đánh giá: 12

Chưa có ai đánh giá. Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề