Cách bón NPK cho hoa dạ yến thảo

1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Dạ Yến Thảo:
1.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
- Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn.


Chú ý: Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35 độ. Cây sẽ bị chết ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng
1.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. - Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

1.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hoa Dạ Yến Thảo:
Trong quá trình cây sinh trưởng bạn nên bón thêm cho cây phân hữu cơ vi sinh như phân NPK, phân đạm, Ure. Liều lượng bón chia ra khoảng 10 ngày/lần. Khoảng 1 tháng sau khi trồng sang chậu mới . Lúc này bụi hoa đã phát triển khá mạnh. Khi thấy cây mọc quá um tùm và xuất hiện tình trạng có những lá bị héo vàng. Lúc này bạn nên tỉa thưa cho cây. Ngắt bỏ bớt lá già, héo. Việc này vừa làm cho cây thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng vừa làm kích thích chồi mới đâm ra nhiều hơn. Khi hoa nở bạn ngừng bón thúc và duy trì tưới nước cho cây. Dạ yến thảo khi nở hoa sẽ ra liên tiếp hết đợt này đến đợt khác. Hoa nở cũng là lúc cây đẹp nhất, toàn bộ từ trên xuống dưới được khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu. Đây cũng là khoảnh khắc mà người trồng hoa mong chờ nhất.
2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Dạ Yến Thảo:
Bệnh nấm móc trắng : Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãnh với nồng độ 1 : 600 800.


Bệnh đốm lá : Cần cố gắng tránh chạm vào những lá bệnh và chú ý phòng tránh gió hại, mặt trời chiếu nắng và lạnh giá, cần kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.

Bệnh bọ chét : cần phun cho cây hoa cảnh dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.

Trích nguồn Intenert



---------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

Video liên quan

Chủ Đề