Cách bắt đường MA trên TradingView

Đường trung bình động Moving Average [MA] là một trong những chỉ báo được các trader sử dụng nhiều nhất trên thế giới không chỉ trong giao dịch Forex mà còn trong các các thị trường tài chính khác nữa.

Vậy đường trung bình động là gì? Sự khác nhau giữa đường trung bình EMAđường trung bình SMA như thế nào? Cách sử dụng đường trung bình Moving Average trong giao dịch Forex như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học này nhé.

I. Moving Average là gì?

Moving Average [viết tắt MA] hay Đường trung bình động là đường nối trung bình giá đóng cửa của N cây nến trong một khung thời gian nhất định.

Ví dụ về đường trung bình Moving Average:

MA20 trên khung H1 là đường được tạo thành khi nối giá đóng cửa của 20 cây nến H1 gần nhất

MA50 trên khung D1 là đường được tạo thành khi nối giá đóng cửa của 20 ngày gần nhất

Đường trung bình MA 50 trên khung D1

Đường trung bình động Moving Average là một công cụ để “làm mềm” những biến động giá phức tạp trở nên mượt mà hơn để giúp bạn quan sát tốt hơn xu hướng hiện tại của thị trường.

  • Đường trung bình MA là một loại cản động [cản mềm]
  • Đường trung bình MA thường được dùng để xác định xu hướng thị trường
  • Một số đường MA mà các trader hay sử dụng như: MA 10, MA 20, MA 50, MA 100, MA 200

II. Đặc điểm, tính chất của đường trung bình động Moving Average

  • Khi phần lớn giá nằm trên đường trung bình MA thì thể hiện cho xu hướng tăng của thị trường và ngược lại.
  • Đường trung bình MA nhỏ [MA10, MA20] thì bám sát đường giá hơn, dễ cắt nhau hơn
  • Đường đường trung bình MA lớn [MA100, MA200] sẽ mượt hơn, ít cắt nhau, một khi cắt thì khả năng đảo chiều xu hướng cao
  • Đường trung bình MA cũng là cản nên mang đầy đủ các tính chất của kháng cự hỗ trợ.
Đường trung bình MA với các chu kỳ khác nhau

Đường Moving Average được chia làm 2 lại chính đó là SMA và EMA.

Vậy SMA và EMA là gì? Công thức tính toán SMA và EMA là gì? SMA và EMA có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta cùng qua phần tiếp theo nhé…

III. SMA – Đường trung bình đơn giản

  • Đường SMA là viết tắt của Simple Moving Average, có nghĩa là đường trung bình động đơn giản.
  • Công thức tính SMA là: SMA = [P1 + P2 + P3 + … + Pn]/N

SMA được tính bằng cách lấy trung bình cộng của N giá đóng cửa gần nhất.

Khi sử dụng SMA trong thực tế, chúng ta không cần phải mất thời gian tính toán theo công thức trên, máy tính sẽ tự động tính toán và thể hiện trên biểu đồ cho chúng ta.

IV. EMA – Đường trung bình hàm số mũ

  • Đường EMA là viết tắt của Exponential Moving Average, có nghĩa là “Trung bình động hàm số mũ”.
  • Công thức tính EMA: EMA = P[today]*K + EMA[yesterday]*[1-K] trong đó K = 2/[N+1]

 Từ công thức trên ta có thể thấy công thức tính của EMA phức tạp hơn SMA khá nhiều, tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta không cần phải mất thời gian tính toán theo công thức trên, máy tính sẽ tự động tính toán và thể hiện trên biểu đồ mỗi khi bạn thêm chỉ báo này vào.

V. So sánh SMA và EMA

Đường SMA:

  • Ưu điểm: Hiển thị một đồ thị mượt hơn, có thể loại trừ tốt các dấu hiệu giả
  • Nhược điểm: Biến đổi chậm, điều này có thể mang đến các báo hiệu mua hoặc bán trễ

Đường EMA:

  • Ưu điểm: Biến động nhanh, đi sát đường giá hơn, bám sát với xu hướng giá trong ngắn hạn
  • Nhược điểm: Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn và đưa ra các báo hiệu sai lầm, đặt biệt trên các khung thời gian nhỏ
Đường SMA 50 và EMA 50

Trên thực tế, các khác biệt nêu trên thường được phản ánh rõ hơn với các đường chung bình có chu kỳ nhỏ và trên các khung thời gian nhỏ. Nếu bạn sử dụng các đường trung bình với chu kỳ lớn [từ 50 trở lên], việc sử dụng SMA hay EMA để xác định xu hướng cũng không quá khác biệt.

Tuy nhiên, nếu sử dụng để giao dịch thì chúng tôi khuyên các bạn nên chọn đường EMA để có các tín hiệu mua bán kịp thời hơn. EMA cũng là loại đường trung bình được hầu hết các Trader chuyên nghiệp lựa chọn sử dụng.

[Tham khảo bài viết về phân tích đa khung thời gian để giao dịch hiệu quả hơn]

VI. Cài đặt đường MA trên MT4 và Tradingview

Để cài đặt đường trung bình trên phần mềm MT4, các bạn thực hiện theo các bước như hình dưới đây:

Bước 1: Chọn biểu tượng chữ “f+”, sau đó chọn Trend và chọn Moving Average

Thêm đường trung bình MA vào đồ thị trên MT4

Bước 2: Tùy chỉnh đường MA theo nhu cầu

  • Period: Chu kỳ của đường MA
  • MA method: Nếu sử dụng EMA thì bạn chọn Exponential, Nếu sử dụng SMA thì bạn chọn Simple
  • Apply to: chọn Close tức là giá đóng cửa
  • Style: Chọn màu sắc của đường MA
  • MA method: Nếu sử dụng EMA thì bạn chọn Exponential, Nếu sử dụng SMA thì bạn chọn Simple
Tùy chỉnh đường MA theo nhu cầu sử dụng

Đối với cài đặt trên Tradingview, bạn cũng có thể làm tương tự như trên, tuy nhiên trên Tradingview, phần mềm mặc định MA là đường SMA, còn đường khi thêm EMA thì bạn gõ rõ là EMA.

[Tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sử dụng MT4 trên điện thoại]

VII. Sai lầm thường gặp khi giao dịch với đường MA

Đường trung bình MA có cấu tạo khá đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiều người mắc lỗi khi sử dụng đường MA dẫn đến kết quả giao dịch không được tốt. Dưới đây là một số lỗi mà nhiều trader hay gặp phải khi sử dụng đường MA:

  • Giá chạm MA là mua hoặc bán

Đường trung bình động MA có tính chất là của cản [kháng cự hoặc hỗ trợ], do đó khi giá chạm đường trung bình thường có phản ứng đảo chiều, đặc biệt là với các đường trung bình lớn như MA100, MA200. Tuy nhiên, như đã học trong bài về kháng cự hỗ trợ, khi giá gặp cản sẽ có 2 trường hợp xảy ra, giá có thể sẽ đảo chiều hoặc phá cản, do đó khi giá chạm các đường MA các bạn không nên giao dịch luôn mà cần chờ xem phản ứng giá để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

Cũng chính bởi đường MA mang tính chất của kháng cự hỗ trợ nên rất nhiều người mới khi đường giá phá qua đường MA nghĩa là xu hướng thay đổi, đây là tư suy sai lầm khi giao dịch với đường MA. Để chắc chắn về sự đảo chiều thay đổi xu hướng, các bạn nên áp dụng Lý thuyết xu hướng để có căn cứ chính xác nhất.

Chức năng chính của đường trung bình MA là để xác định xu hướng, do đó khi bạn sử dụng đường MA trong một thị trường đi ngang sẽ cho rất nhiều tín hiệu nhiễu và sẽ không mang lại hiệu quả tốt trong giao dịch.

Giao dịch khi đường MA nhanh cắt đường MA chậm là một trong những cách giao dịch khá phổ biến, đặc biệt là đối với trader mới tìm hiểu cách sử dụng đường MA. Đây không hẳn lại một lỗi nhưng trên thực tế cách giao dịch này không mấy hiệu quả bới thực tế đường MA thường chạy chậm hơn được giá khá nhiều, do đó khi hai đường MA cắt nhau, thường giá đã chạy được một khoảng khá dài.

Theo kinh nghiệm của mình thì đây là một cách giao dịch khá cũ, và chỉ cho hiệu quả trong một số ít trường hợp, các bạn nên cẩn thận với cách giao dịch này.

Vậy đâu là những cách giao dịch hiệu quả với đường trung bình MA, chúng ta cùng qua phần tiếp theo nhé…

VIII. Các phương pháp giao dịch hiệu quả với đường MA

Có khá nhiều cách có thể giao dịch với đường MA, dưới đây là một số phương pháp để giúp các bạn có thể giao dịch với đường MA hiệu quả. Lưu ý các bạn nên sử dụng đường EMA trong quá trình phân tích sẽ như đã đề cập ở trên.

Giao dịch theo xu hướng với đường EMA

Giao dịch trong một thị trường có xu hướng rõ ràng luôn là ưu tiên của các trader chuyên nghiệp cho dù sử dụng phương pháp nào và đường trung MA cũng không phải là ngoại lệ.

Phương pháp này về cơ bản khá đơn giản và hiệu quả, các bạn thực hiện như sau:

  • Trong một xu hướng tăng [đường giá phí trên đường EMA], khi đó đường EMA đóng vai trò như đường hỗ trợ, công việc của chúng ta là chỉ canh MUA khi giá hồi về gần EMA và có tín hiệu đảo chiều tăng giá.
  • Trong một xu hướng giảm [đường giá phí dưới đường EMA], khi đó đường EMA đóng vai trò như đường kháng cự, công việc của chúng ta là chỉ canh BÁN khi giá hồi về gần EMA và có tín hiệu đảo chiều tăng giảm.

Các bạn có thể tham khảo ví dụ về giao dịch vơi EMA trong một xu hướng giảm như hình dưới đây:

Sử dụng đường EMA như kháng cự [hoặc hỗ trợ] trong thị trường có xu hướng

Kết hợp 2 đường EMA để tìm vùng hỗ trợ và kháng cự

Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp trên, tuy nhiên có thể sẽ giúp các bạn tìm được điểm giao dịch tốt hơn bởi như chúng ta đã biết kháng cự và hỗ trợ là một vùng chứ không phải một điểm, do đó thường các trader có thể áp dụng 2 đường EMA để tìm ra vùng cản giữa 2 đường EMA, đây chính là vùng tiềm năng để thực hiện giao dịch. 

Lưu ý là không nên chọn 2 đường EMA có chu kỳ cách quá xa nhau.

Một số cặp EMA các bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:

  • Ngắn hạn: EMA10 & EMA20; EMA 13 & EMA34
  • Trung hạn: EMA 20 & EMA 50; EMA34 & EMA 89
  • Dài hạn: EMA 50 & EMA 100; EMA 100 & EMA 200
Kết hợp hai đường EMA để tìm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự

Giao dịch khi xu hướng đảo chiều với đường EMA

Đây là cách giao dịch đòi hỏi trader phải nắm nõ lý thuyết về xu hướng và cần kiên nhẫn chờ đợi khi giá phá đường MA và khảng định được xu hướng mới thì mới giao dịch.

Cách giao dịch nhu sau:

Khi giá phá qua đường EMA, cần chờ giá xác nhận xu hướng mới [ví dụ quay lại test đường MA và tiếp tục khẳng định được xu hưởng đảo chiều tiếp diễn hoặc giá đáp ứng được mô hình đỉnh đáy theo lý thuyết xu hướng].

Lưu ý các bạn nên sử dụng phương pháp trên với các đường EMA lơn từ EMA50 trở lên và sử dụng với khung thời gian từ H4 trở lên.

Các bạn có thể tham khảo cách thức giao dịch như ví dụ trong hình dưới đây:

Giao dịch khi giá phá qua đường MA và đảo chiều

Bên cạnh việc sử dụng đường MA, các bạn cũng có thể kết hợp với các chỉ báo cũng như công cụ khác để tăng xác xuất trong quá trình phân tích như sử dụng thêm Bollinger Bands, Mô hình nến đảo chiều, Fibonacci Retracement….

IX. Lời kết

Trên đây Đế Chế Forex đã gửi đến các bạn những kiến thức rất quan trọng về đường trung bình MA cũng như các phương pháp để áp dụng giao dịch với đường MA trên thực tế một cách hiệu quả.

Để có thể hiểu cũng như sử dụng hiệu quả đường MA trong quá trình phân tích và giao dịch, các bạn hãy ôn lại bài cũng như thực hành nhiều trên đồ thị thực tế để có thể thành thao nhé.

Chúc các bạn học tập và giao dịch hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề