Cách bảo quản bỏ hoa hồng

[tintuc]


Thời điểm thu hoạch: thu hoạch hoa tốt nhất vào buổi sáng sớm, tránh thực hiện vào giữa trưa, lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa, do đó, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần. Hoa chỉ còn sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Do đó, phải nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật phân loại và bảo quản.

Điều kiện bảo quản hoa cắt cành: – Bảo quản ở độ ẩm tương đối > 95%. – Bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn mất nước. – Sau khi cắt gốc khỏi cây mẹ phải bảo đảm thông mạch dẫn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh trưởng, tạo điều kiện cho hoa hút đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây được lâu dài.

– Phải cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho từng loại hoa cắt cành. Vì vậy, mỗi loại hoa cắt cành sẽ có một quy trình xử lý khác nhau, điều kiện lưu trữ khác nhau để giữ tươi hoa được thời gian lâu nhất.


Đọc thêm: Thời gian trử hoa trong tủ mát là bao lâu? Có nên để hoa trong kho lạnh?

1. Hoa Lily và Loa kèn:

  • Thời điểm thu hái tốt nhất với hai loại hoa này là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu.
  • Dùng dao sắc để cắt, cắt hoa đủ cao để cho củ lớn thêm. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 – 6 lá/cây. Sau khi cắt hoa, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước; tiến hành phân cấp và buộc hoa lại thành từng bó từ 5 10 cành.
  • Để hoa tươi lâu, khâu bảo quản phải thực hiện các công việc sau:

Xử lý bằng hóa chất: Đối với các giống Lily thơm ngâm 1/4 cuống hoa vào dung dịch đường Sacaro nồng độ cao [5 – 10%] + dung dịch Nitrac Bạc 100mg/lít hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít, ngâm 20 phút + 1 lượng GA3 nồng độ 100pm.

Sau xử lý bằng hóa chất, đưa hoa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ 1-2oC, nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen.

Sau bảo quản hoa trong kho lạnh, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở bằng chất kích thích nở hoa là 8 Hyđioxypunil 200 mg/l + đường Saccaro 3%.

2. Hoa đồng tiền:

  • Hoa đồng tiền sau khi hái phải bao hoa và cắm ngập 1/3-1/4 chiều dài bông để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống.
  • Phân loại hoa, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2-5cm và cắm ngay vào nước, bảo quản trong kho mát ở nhiệt độ 6-10oC cho hút no nước. Sau 24h, tiến hành bao gói [20 cành 1 bó].
  • Trước khi đưa hoa vào kho lạnh bảo quản hoa ngâm ¼ cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrat Bac nồng độ 120mg/l trong 10 phút, dùng dung dịch axit atric [nồng độ 150mg/lít] để điều chỉnh PH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 – 3,7. Thêm 20g đường Saccaroza mỗi lit dung dịch; sau đó đưa hoa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ 1-2oC, ẩm độ 90-95%.

3. Hoa hồng:

Thu hái hoa hồng tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà chừa lại trung bình từ 2 – 4 đốt thậm chí có thể cắt sát cành hoa chính. Nếu thu hái vào tháng 3 – 4 chừa lại 2 đốt; vào tháng 9, 10 có thể chừa lại 5 đốt;

  • Sau cắt hoa, ngâm 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước, đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Trước khi đưa vào kho lạnh bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau đó bó thành từng bó [50 cành hay 100 cành];
  • Bảo quản hoa hồng: bằng dung dịch dưỡng cành + chất ức chế nấm bệnh + chất khoáng Etylen;

Đưa hoa vào kho lạnh bảo quản điều chỉnh không khí ở nhiệt độ từ 2-5oC, độ ẩm 85-90% trong thời gian bảo quản;

4. Hoa Cúc:

  • Thu hái hoa cúc khi hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài trên cây. Sau khi cắt hoa, cắm nhẹ nhàng vào xô/ chậu nước.
  • Hoa sau cắt cần được đưa ngay vào kho mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại, ngâm hoa ngập sâu khoảng 8-10cm chiều dài cành hoa vào dung dịch STS trong khoảng 10 phút; dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa.
  • Bảo quản hoa cúc bằng dung dịch đường Saccaroza 2- 5%; -8- HQC [8 Hyđroxy quinoline citrate] 200 ppm hoặc Chlorin 5 10 ppm; BA [BenzylAđenin] 2 5 ppm, bổ sung thêm axit Citric để PH của dung dịch = 3 3,5; trong thời gian khoảng 5 – 10 giờ ở nhiệt độ khoảng 10oC; độ ẩm 90 – 95%. Sau đó đóng gói hoa trong túi PE có độ dày 0,04 mm. Hoa chưa tiêu thụ ngay thì bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 5oC, độ ẩm 90% – 95%.

Thay vì bạn phải đầu tư với 1 chi phí rất lớn để mua tủ mát trưng bày thì hãy đầu tư 1 Kho lạnh trưng hoa với kích thước theo yêu cầu mặt bằng, vừa trử vừa trưng bày hoa


Kho lạnh với diện tích to hơn, trưng được nhiều hơn, phía sau có thể tận dụng làm nơi trử hoa. nhiệt độ luôn ổn định, quạt gió làm lạnh đều bên trong, Cửa kính có sấy nóng giúp không bị mờ khi tủ chạy lạnh

Tham khảo thêm: Vì sao cửa kính tủ mát tủ bị mờ, tươm nước?


Số cửa kính trên tủ được lắp theo yêu cầu, có thể là 3 hoặc 5 cửa, cũng có thể là 10 đến 20 cửa. tùy theo kích thước chiều dài. Tăng diện tích trưng bày hơn nhiều so với trưng bày bằng tủ mát thông thường


Với thiết kế rộng rãi, phù hợp với diện tích showroom của bạn, có thể nằm 1 bên tường hoặc nằm 1 góc của cửa hàng trưng bày. Cũng có thể nằm 1/2 diện tích cửa hàng để bạn có thể tận dụng vừa trưng bày vừa trử hoa bên trong.



[/tintuc]

Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow

Tham khảo

X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Có 20 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 42.217 lần.

Những cành hồng kiêu sa luôn có sức mê hoặc kỳ diệu, nhưng khi thời rực rỡ đã qua thì phép màu của chúng cũng tan biến. May mắn thay, có một số cách để kéo dài tuổi thọ của hoa hồng, dù chúng còn ở trong vườn hay đang được cắm trong bình hoa trang hoàng cho căn bếp nhà bạn. Bằng cách cung cấp nhiều nước sạch, nuôi dưỡng hoa với chất dinh dưỡng cân đối dành cho cây trồng hoặc một chút đường và duy trì nhiệt độ ổn định, bạn có thể giúp cho những đóa hồng tiếp tục khoe sắc trong nhiều ngày hoặc vài tuần nữa.

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 2:

Chăm sóc những cành hồng đã cắt

  1. 1

    Bắt đầu bằng bình hoa sạch. Trước khi cắm hoa hồng, bạn cần rửa bình hoa trong máy rửa bát hoặc rửa kỹ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Bình hoa sạch là yếu tố rất quan trọng, vì chiếc bình bẩn thường chứa vi khuẩn, các khoáng chất và hóa chất từ nước máy.[1]

    • Nếu thường dùng một bình hoa nào đó, bạn nên tập thói quen cọ rửa bình hoa mỗi lần sử dụng.
    • Đảm bảo bên trong bình hoa phải thật sạch. Chất bẩn còn lại từ những cành hoa cắm trước đó cũng có thể đẩy nhanh tốc độ thối rữa của những bông hồng tươi mới cắm.

  2. 2

    Rót nước cất hoặc nước tinh khiết vào bình hoa. Dùng nước đóng chai để giữ ẩm cho những cành hồng, hoặc đầu tư một hệ thống lọc nước máy. Hoa hồng sẽ tươi lâu nhất trong nước có độ pH gần như trung tính, như vậy hoa sẽ không bị héo hoặc bạc màu vì nước quá cứng hoặc quá mềm.[2]

    • Nếu sử dụng nước máy để cắm hoa, bạn nên để nước trong tủ lạnh qua đêm để hóa chất clo trong nước máy có thời gian bay hơi hết.
    • Khi cần gấp, các viên lọc nước cũng có thể giúp điều chỉnh độ pH trong nước đến mức chấp nhận được. Bạn có thể thả các viên lọc nước vào bình hoa tương ứng với lượng nước theo hướng dẫn trên sản phẩm và chờ ít nhất 30 phút trước khi cắm hoa.[3]

  3. 3

    Cho thêm 2 thìa canh đường vào nước bình hoa. Đường ăn thông thường là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để nuôi dưỡng các cành hồng đã cắt. Nguyên tắc chung là pha khoảng 2 thìa canh đường cho mỗi lít nước. Hoa hồng sẽ hút dung dịch đường qua cuống hoa và chuyển thành chất glucose có lợi, giúp cho các tế bào và các mô của hoa hồng tươi tốt và căng tràn.[4]

    • Tránh dùng các chất thay thế đường như aspartame, saccharin, hay stevia. Các chất này không phân hủy hóa học tương tự như đường, do vậy chúng không có hiệu quả đối với hoa hồng.
    • Bạn cần nhớ rằng hoa hồng là một sinh vật có nhu cầu dinh dưỡng, cho dù đã cắt rời khỏi cây và cắm vào bình hoa để tô điểm cho ngôi nhà của bạn.

  4. 4

    Tránh đặt bình hoa ở nơi có ánh nắng và nhiệt độ cao. Tương tự như thực phẩm, những cành hoa hồng đã cắt sẽ được bảo quản tốt hơn ở nơi mát. Nói chung, môi trường càng mát thì hoa hồng càng tươi. Bạn đừng chiều theo ý thích ngẫu hứng mà chưng hoa ở bệ cửa sổ hoặc dưới tia nắng lung linh trong thời gian dài. Nhiệt độ cao sẽ làm héo hoa.[5]

    • Cân nhắc cất hoa trong tủ lạnh qua đêm hoặc những khi không cần chưng hoa ra ngoài. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo tránh xa các thực phẩm cất trong tủ lạnh, vì các chất khí sinh ra từ hoa quả và rau củ có thể có hại cho độ bền của hoa.[6]
    • Nếu cắm hoa hồng trong căn phòng nóng và bí, bạn nên đặt bình hoa ở nơi có chút không khí lưu thông, chẳng hạn như cạnh lối ra vào, cửa sổ mở hoặc khe gió của máy điều hòa không khí.

  5. 5

    Đặt bình hoa tránh xa hoa quả và rau củ. Khi để lâu, các thực phẩm này sẽ thải ra khí etylen, một hợp chất khí làm chín rau quả. Nếu bạn đặt bình hoa hồng gần đó, khí etylen trong không khí xung quanh cũng sẽ tác động tương tự lên hoa. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chọn giữa hoa hồng hoặc bát hoa quả, không nên bày cả hai thứ.[7]

    • Cất thực phẩm và các thức ăn tươi khác vào tủ lạnh khi có thể.
    • Mặt khác, hoa hồng chưa nở có thể được kích thích nở nhanh hơn khi được đặt gần hoa quả và rau củ.

  6. 6

    Cắt hoa vào sáng sớm. Tuổi thọ của hoa sẽ bắt đầu giảm dần khi bạn cắt hoa khỏi cành. Vì thế, để không làm lãng phí thời gian, bạn hãy cắt hoa vào buổi sáng khi hoa còn đủ độ ẩm. Ngoài trời càng nóng thì độ ẩm quý giá trong hoa càng bị mất đi.[8]

    • Nếu nhất định phải cắt hoa vào buổi chiều hay buổi tối, bạn cần cắt ngay sau khi tưới cây để hoa được tươi lâu hơn.
    • Đừng chọn những cành hoa hồng có vẻ ủ rũ hoặc thiếu sức sống ở tiệm hoa hoặc siêu thị. Rất có thể những bông hoa đó không có đủ nước khi cắt.[9]

  7. 7

    Cách 1-3 ngày thay nước bình hoa một lần. Nguyên tắc chung là thay ngay khi nước có vẻ đục, bất kể bạn đã cắm hoa bao lâu. Thường xuyên thay nước bình hoa để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch cho hoa. Việc này còn giữ cho cả bình hoa được thơm.[10]

    • Đừng quên thêm một chút đường vào nước mới thay.
    • Nếu cần, bạn hãy bổ sung thêm nước giữa mỗi lần thay nước sao cho mực nước ít nhất phải ngập đến nửa cuống hoa.[11]

  8. 8

    Cắt bớt khoảng 2,5 cm đoạn dưới cuống hoa mỗi lần thay nước. Dùng kéo cắt cây sắc cắt chéo cuống hoa. Đường cắt chéo giúp tăng diện tích cuống hoa tiếp xúc với nước. Như vậy, những bông hoa đang khát của bạn sẽ có khả năng hút nước tốt hơn.[12]

    • Quan trọng là mỗi nhát cắt phải sạch và gọn. Lưỡi kéo cùn có thể làm giập cuống hoa và khiến cho nước khó di chuyển qua các tế bào bị tổn thương.[13]
    • Chỉ riêng việc cắt tỉa cuống hoa thường xuyên cũng có thể giúp cho những bông hồng tươi thêm được một tuần hoặc hơn.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 2:

Chăm sóc hoa hồng trong vườn

  1. 1

    Trồng hoa hồng trên đất thoát nước tốt. Đất có độ tơi xốp sẽ giúp nước thoát đi nhanh hơn, và điều này cũng có nghĩa là cây hoa hồng của bạn ít có nguy cơ bị thối rữa hoặc úng nước. Đây là yếu tố cần thiết để giúp cây hồng phát triển tươi tốt, vì hoa hồng có nhu cầu về độ ẩm cao hơn nhiều so với các loài hoa khác. Sau khi tưới hoa hồng, bạn sẽ thấy mặt đất khô đi trong vòng vài tiếng.[14]

    • Hầu hết các giống hoa hồng sinh trưởng tốt trong đất có độ pH khoảng 5,5 - 7. Bạn có thể kiểm tra độ pH trong đất bằng bộ thử đất tại nhà, thường có bán tại các trung tâm làm vườn, nhà kính và các vườn ươm.[15]
    • Nếu sống trong vùng ẩm ướt quanh năm, bạn nên cân nhắc trộn thêm một phần ba cát hoặc sỏi vào đất trồng để cải thiện độ thoát nước.

  2. 2

    Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng bằng phân bón hữu cơ. Trong suốt mùa xuân và mùa hè, khi cây tăng trưởng nhiều nhất, bạn nên rải lên mặt đất một lớp dày khoảng 5-7,5 cm với các vật liệu tự nhiên như phân trộn trong vườn, phân bò hoặc phân nấm và rêu than bùn. Các loại phân bón này là nguồn dồi dào ni tơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây hoa hồng sinh trưởng khỏe mạnh và tươi tốt.[16]

    • Sau mùa trồng trọt đầu tiên, bạn cần tiếp tục bón phân cho cây hoa hồng định kỳ 1-2 tháng một lần.
    • Nhờ chuyên gia tại trung tâm làm vườn hoặc nhà kính tư vấn về những loại phân bón nào có lợi nhất cho giống hoa hồng mà bạn đang trồng.

  3. 3

    Rải lớp phủ xung quanh cây hoa hồng để giúp giữ ẩm cho cây. Rải lớp phủ dày khoảng 5-7,5 cm lên toàn bộ luống đất, chừa lại khoảng 13 -15 cm quanh gốc cây để giúp thông gió. Bất cứ loại vật liệu phủ đóng gói nào cũng đều dùng được, hoặc bạn có thể dành thời gian tìm các hỗn hợp dành riêng cho cây hoa hồng.[17]

    • Để tiết kiệm hơn, bạn hãy thử biến rác trong vườn như lá cây, vỏ bào, cỏ vụn, thậm chí đá nhỏ, thành vật liệu phủ hữu ích.
    • Chuẩn bị rải lớp phủ mới mỗi năm một lần vào mùa xuân, hoặc khi lớp phủ cũ mỏng hơn 5 cm.[18]

  4. 4

    Tưới nước mỗi ngày 1-2 lần. Lượng nước chính xác theo nhu cầu của cây hoa hồng phụ thuộc phần lớn vào giống và kích cỡ cây [cũng như điều kiện đất]. Tốt nhất là bạn nên tưới đẫm nước nhưng không để bị úng và kiểm tra bằng cách sờ vào đất giữa các lần tưới. Khi bạn sờ thấy đất khô thì nghĩa là đã đến lúc cần cho cây “uống nước” lần nữa.[19]

    • Nhớ rằng cây trồng trong chậu sẽ khô nhanh hơn cây trồng dưới đất, nghĩa là chúng cần được tưới thường xuyên hơn.
    • Hoa hồng là loài cây háo nước, nhưng bạn nên cẩn thận đừng tưới quá nhiều. Độ ẩm quá cao có thể dẫn đến các hiện tượng như héo úa, tàn lụi hoặc thối rễ, có thể dễ dàng giết chết cây vốn khỏe mạnh.[20]

  5. 5

    Ngắt các bông hoa đã tàn để kích thích cây mọc chồi mới. Khi thấy một bông hoa bắt đầu rũ xuống hoặc rụng cánh, bạn nên dùng kéo cắt cây để cắt cuống hoa đến chỗ có chùm 5 lá đầu tiên. Loại bỏ hoa chết và hoa đang tàn là một trong những cách tốt nhất để đem lại sức sống và vẻ quyến rũ cho cây hoa hồng.[21]

    • Trước khi cắt tỉa hoa hồng, bạn cần đeo găng tay dài đến khuỷu để bảo vệ bàn tay và cánh tay khỏi bị gai đâm.[22]
    • Đừng ngần ngại tỉa bớt các lá cây, cành cây hoặc các chồi trông có vẻ không khỏe mạnh.
    • Bạn nên kiểm tra cây hoa hồng mỗi tuần hai lần trong suốt mùa hoa nở để phát hiện cây không nở hoa.

  6. 6

    Xử lý ngay khi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy cây hoa hồng mắc bệnh. Khi bị nhiễm bệnh, cây hoa hồng sẽ phải dồn năng lượng để chống lại nguyên nhân gây bệnh thay vì phát triển và sinh sản. Bạn cần theo dõi cây để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo như rụng cánh hoa, héo úa và bạc màu. Sau khi cắt bỏ những tán cây sâu hoặc nhiễm bệnh, bạn nên xịt loại hóa chất thích hợp hoặc chất chống nấm thảo mộc để ngăn chặn bệnh tiến triển thêm.[23]

    • Tình trạng ẩm ướt thường trực là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại và nấm mốc. Bạn có thể phòng chống bệnh cho cây hoa hồng bằng cách trồng cây ở nơi có thể nhận được nhiều ánh nắng mặt trời để giúp cho cây khô hoàn toàn giữa mỗi lần tưới.
    • Các bệnh thường gặp ở cây hoa hồng là bệnh tàn lụi, gỉ sắt và đốm đen. Các bệnh này thường kèm theo các triệu chứng rõ rệt như các nốt mụn, đốm đen hoặc các nốt sần ở mặt dưới của lá.[24]

  7. 7

    Cắt tỉa cây hoa hồng trong thời kỳ ngủ đông của cây. Thời gian tốt nhất để sửa sang cho cây hoa hồng là cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, ngay trước khi cây bắt đầu trổ đợt hoa mới. Tỉa các cành chết và cành già cho đến phần vỏ cây màu trắng xanh bên dưới, và đừng ngại ngắt bỏ các chồi không cần thiết. Thông thường cây hoa hồng vẫn an toàn khi được cắt tỉa 1/3, thậm chí một nửa kích thước ban đầu.[25]

    • Tương tự như cắt hoa đã tàn, cắt tỉa cây có tác dụng loại bỏ những phần không phát triển của cây để các chồi mới mọc lên.
    • Bạn có thể dùng kỹ thuật cắt tỉa để uốn nắn dáng vẻ và diện mạo của bụi hoa hồng.[26]

Lời khuyên

  • Nếu bạn để tâm và chăm sóc đúng cách, những cành hoa hồng đã cắt có thể tươi được đến 2 tuần, và những bụi hoa hồng sẽ nở hoa hết mùa này đến mùa khác.
  • Nếu có thể, bạn nên tránh trồng bụi hoa hồng mới trên đất đã trồng hoa hồng trước đó. Việc sử dụng lại luống đất cũ có thể khiến cây mới chậm phát triển và khả năng nhiễm các bện phổ biến lây lan qua đất cũng cao hơn.
  • Nếu trồng nhiều bụi hoa hồng, bạn nên để cách khoảng 1 mét giữa các bụi cây để ngăn chặn sâu bệnh lây lan từ cây này sang cây khác.
  • Luôn nhớ di chuyển hoặc che chắn cho cây hoa hồng [dùng vải chống sương giá, chăn bông hoặc vải dày] khi cần thiết để cách nhiệt cho cây khi nhiệt độ hạ xuống mức đóng băng, dù là ở trong nhà hay ngoài trời.

Những thứ bạn cần

Cành hoa hồng đã cắt

  • Bình hoa sạch
  • Nước sạch
  • Kéo cắt tỉa cây hoặc dao sắc
  • Đường

Hoa hồng trong vườn

  • Đất trồng thoát nước tốt
  • Phân bón hữu cơ
  • Lớp phủ
  • Nước
  • Kéo tỉa cây hoặc các công cụ cắt tỉa khác
  • Hóa chất hoặc thuốc diệt nấm thảo mộc

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề