Các yêu tố của yêu cầu cần đạt của bài học

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

Quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số bài viết của các nhà sư phạm và thực tế dạy học tại trường tiểu học [và 1môn, lớp học] xin nêu một số cơ sở và thiết kế một bài giảng cụ thể theo định hướng phát triển năng lực người học.

1. Năng lực của con người:

Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:

Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..

3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:

Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Trong quan niệm dạy học mới [tổ chức] một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh [HS]; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau [chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học]. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể [hình thức học cá nhân] với học tập hợp tác [hình thức học theo nhóm, theo lớp]; chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.

Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

4. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:

Giáo án [kế hoạch bài học] được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học [giáo án]. Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….

- Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học [tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...], các phương tiện dạy học [máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...] và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học [soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết].

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động ;

+ Mục tiêu của hoạt động;

+ Cách tiến hành hoạt động;

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;

+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống [ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố] hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

5. Về một bài học cụ thể.

Bài: Tìm số trừ

[Sách toán 2, NXBGD trang 72]

5.1. Mục tiêu bài học [Sách giáo viên]:

- HS biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.

- Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại.

- Vận dụng cách tìm số trừ vào giải bài toán

5.2. Bài học ở sách giáo khoa TOÁN 2, NXBGD, như sau:

5.3. Hướng dẫn giảng dạy bài “Tìm số trừ” tại: TOÁN 2- SÁCH GIÁO VIÊN, NXBGD Năm 2003, trang 129, như sau:

5.4. Kế hoạch bài học [giáo án] minh họa tổ chức lớp học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Khởi động:

Trời chơi: “Ai nhanh, ai đúng” ?

- Các chơi: Mỗi dãy bàn cử ra một nhóm có 05 người

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 5 thẻ chữ số, 1 thẻ dấu “ = “, 01 thẻ dấu “ – “ các thẻ số [mỗi em 01 thể sao cho mỗi thẻ số đó có mỗi liên hệ đúng bằng phép trừ, ví dụ các số 10, 6, 4 để ta có phép trừ 10 – 6 = 4] .

*] Các hoạt động cơ bản [đây không ghi tên mục tiêu các HĐ]:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Thời lượng cho HĐ

  1. A. HĐ hình thành kiến thức

Bài học: Tìm số trừ

Viết lên bảng các phép tính

8 – 3 = 5; 10 – 6 = 4

HS làm việc theo nhóm đôi

-Trao đổi với nhau về các thành phần có trong phép tính [Số bị trừ, số trừ, hiệu]

3 phút

Mời đại diện một số nhóm trả lời

Đại diện nhóm trả lời

[Số bị trừ, số trừ, hiệu]

2 phút

Số bị trừ đứng đầu, số trừ sau dấu trừ …

Tìm số thích hợp viết vào chỗ dấu chấm

3 = 8 - ….

-Nhận xét các số 3 8,5 thuộc thành phần gì trong phép tính trên

- Vậy số bị trừ sẽ bằng …

-HS làm việc cá nhân

3 = 8 - 5

-Trao đổi nhóm đôi

[Số trừ, số bị trừ, hiệu]

-[HS xung phong trả lời]

Bằng số bị trừ trừ đi hiệu

3 phút

Kết luận: Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu

1 phút

  1. B. HĐ Thực hành kiến thức mới

Chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép trừ sau?

10 – x = 6

Để tìm số trừ chưa biết x ta làm thế nào ?

-HS trao đổi nhóm đôi

-HS làm bài vào vở

[vừa đọc nhẩm vừa viết phép tính]

10 – x = 6

x = 10 – 6

x = 4

2 phút

-Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?

-Một số học sinh nhắc lại

HS thảo luận nhóm 4

[Đại diện nhóm trả lời]

Viết vào vở: Muốn tìm số trừ ta lấy bị trừ trừ đi hiệu.

4 phút

Nói với bạn bên cạnh cách tìm số trừ trong các phép tính sau:

10 – x = 8; 7 – x = 2

Trao đổi nhóm đôi

3 phút

1.Làm bài tập 1: Tìm x:

a] 32 – x = 14; b] 15 – x = 8

x – 14 = 8

Thành phần của x trong phép trừ trên là gì?

2. Hoàn thành bài tập 3.

HD HS Trao đổi cách làm bài

Kiểm tra cá nhân học sinh làm bài

3.Bài toán 3: [Đề SGK]

Số ôtô rời bến là thành phần gì trong phép tính

-HĐ cá nhân:

+Trả lời câu hỏi của GV +HS làm vào vở các bài tập

-Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau

-HS làm bài cá nhân;

-2 bàn trên dưới đổi kiểm tra lẫn nhau.

15 phút

  1. D. Bài tập ứng dụng – dặn dò

4. Bài tập ứng dụng: Mẹ mua 25 quả cam, mẹ đã đã đưa cho ông bà nội và ông bà ngoại một số quả cam, còn lại 4 qủa. Hỏi mẹ đã đưa cho ông bà nội và ông bà ngoại bao nhiêu quả.

-HS thảo luận cách làm

-Về nhà làm vào vở.

2 phút

- Trong giáo án trên khi đối chiếu với PPDH theo quan điểm phát triển năng lực đã thể hiện được các yêu cầu, thể hiện được học sinh đã được làm việc độc lập với tài liệu [làm việc cá nhân riêng lẻ và làm việc cá nhân trước trao đổi nhóm], học sinh được phát huy năng lực sáng tạo qua việc phải tìm tòi, phải nhận biết, xác định các thành phần trong phép trừ cách tìm được số trừ qua việc “tổng quát” từ các phép tính cụ thể. Học sinh được thảo luận qua các hoạt động nhóm. Đặc biệt học sinh được tạo điều kiện để tự đánh giá bài của mình và đánh giá bài của bạn thông qua hoạt động đổi chéo bài làm. Giáo viên đã quan sát chính xác để hỗ trợ và đặc biệt là tạo dần cho các em thói quen làm cá nhân, nhóm; độc lập và hợp tác linh hoạt.

- Tuy nhiên, từ giáo án minh họa trên ta thấy: Để tổ chức lớp học theo giáo án dạy học phát huy năng lực người học giáo viên cần chú ý:

+ Hình thành một số quy ước “lệnh” cho lớp học để học tập và chuyển các học động nhanh và khoa học. Đây cũng là rèn luyện năng lực cho học sinh và học sinh luôn có thói quen làm việc theo lệnh.

+ Quan sát học sinh làm việc một cách cụ thể [nhìn được, nghe được các nhóm thảo luận gì, câu trả lời, các lời đánh giá của nhóm khác và phản biện của nhóm về đánh giá của nhóm bạn]. Tuyệt đối đảm bảo học sinh không chép kết quả của bạn khác.

+ Quyết định nhờ học sinh này hỗ trợ học sinh kia chưa hoàn thành, hay giáo viên hỗ trợ.

+ Khen, động viên, hỗ trợ đúng lúc; hỗ trợ khi thấy đã chính muồi, tránh hỗ trợ thường xuyên để học sinh ỷ lại.

+Nắm chắc được đối tượng và phát hiện đối tượng mới./.

                                                          Thái Bình, tháng 11/2017

                                                                          PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Video liên quan

Chủ Đề