Các phong cách học tập của người học

Mỗi người có cách xử lý thông tin mới khác nhau. Những cách này cũng có thể được gọi là phong cách học tập. Nó thường được chia thành năm loại: thị giác, thính giác, thực hành, logic và tổng thể. Mỗi phong cách học tập này sẽ có những đặc điểm cụ thể khác nhau. 

Phong cách học tập có thể được sử dụng để giúp bạn thành công trong học tập hơn. Hãy cùng UNIMATES tìm hiểu thêm để xem bạn là người thuộc phong cách học tập nào nhé. 

1. Người học thị giác [Visual learners]

Người có phong cách học tập thị giác tiếp nhận thông tin tốt nhất khi xem các phương tiện trực quan như sơ đồ, hình ảnh và video. Họ có thể học tốt nếu trình bày bài học theo các sơ đồ hoặc bản đồ tư duy. Họ cũng có thể mô tả các khái niệm và ý tưởng bằng hình ảnh và thích làm việc với chúng hơn là những con chữ. 

Để phát triển khả năng này, người học thị giác nên làm nổi bật thông tin quan trọng bằng bút màu. Giấy ghi chú và hình vẽ cũng sẽ giúp ích họ trong những trường hợp này. Các bản đồ tư duy có thể sẽ giúp họ học thuộc bài tại lớp mà không cần phải học bài sau đó.

2. Người học thính giác [Auditory learners]

Người học thính giác thường tiếp thu thông tin chủ yếu bằng lời nói. Họ học tốt hơn khi được học qua bài giảng, các cuộc tranh luận, thảo luận theo nhóm. Khi ngồi làm bài kiểm tra, họ có thể “nghe thấy” những vấn đề hoặc câu hỏi đã được giảng. Cách học này có thể giúp họ nghe thông tin nhiều lần để đảm bảo hiểu hết thông tin.

Để tận dụng tốt khả năng này, người học thính giác có thể đọc to bài học khi học bài. Họ có thể nên học nhóm và cùng nhau thảo luận ý kiến. Ghi âm bài giảng trên điện thoại và nghe lại để ôn tập cũng là một cách tốt để người học thính giác có kết quả học tập tốt.

3. Người học bằng cách thực hành [Kinesthetic / Tactile learners]

Người học bằng cách thực hành có một đầu óc rất năng động. Họ thường xử lý thông tin trực tiếp qua các trải nghiệm như: chạm, cầm, nắm…. Họ thường thích ghi chép nhiều, thường viết lại và tóm tắt tài liệu trong lớp. Người học này trong khi học có thể di chuyển hoặc nghe nhạc. Dường như họ sẽ không thường tập trung vào những người khác. Thay vào đó, họ không ngừng học hỏi từ môi trường và cơ thể của họ.

Để học tập tốt hơn, những người có phong cách học tập này nên học trong khoảng thời gian ngắn [học 25 phút và nghỉ 5 phút] khi học bài. Họ cũng có thể đi bộ hoặc di chuyển khi ôn tập. Hãy vận đọng các ngón tay khi học như: ghi chép trên máy tính hoặc ghi chép lại.

4. Người học suy nghĩ logic [Sequential learners]

Những người có phong cách học này thường thích học các môn như lịch sử, toán học và khoa học. Nói ngắn gọn là họ thích bất kỳ lĩnh vực nào tuân theo một trật tự logic. Các cuộc thảo luận trong lớp hoặc các giáo sư chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách ngẫu nhiên thường khiến họ cảm thấy khó chịu. Họ thấy hữu ích khi đặt các câu hỏi “như thế nào” và “tại sao”. Và họ thường cảm thấy cần phải sắp xếp các khái niệm theo một thứ tự nào đó trước khi cố gắng hiểu chúng. Họ có thể bị ám ảnh bởi các chi tiết và bỏ lỡ bức tranh tổng thể.

Nếu bạn là người học suy nghĩ logic, hãy nói về đa dạng chủ đề và kích thích suy nghĩ logic khi nói chuyện. Bạn có thể tự đặt cho mình câu hỏi “làm thế nào” hoặc “tại sao” cho vấn đề được đặt ra. 

Xem thêm: Study plan là gì? Cách viết Study plan cực thuyết phục

5. Người học tổng thể [Global learners]

Người có phong cách học toàn cầu có thể bị thu hút đối với các môn học như văn học và triết học. Họ thích các giai thoại và các dự án nhóm, đồng thích các mối quan hệ học tập thân thiết với các giáo sư của họ. Họ thích thảo luận về các khái niệm và tình huống trừu tượng không có câu trả lời chính xác. Họ có thể nhìn thấy “bức tranh lớn” thay vì các chi tiết nhỏ nhặt.

Những người này thường tiếp nhận thông tin dựa trên những bức tranh lớn tổng thể để kết nối các sự kiện. Họ thường không có những bước tiến đều đặn nhưng thường có những bước tiến vượt bậc.

Vậy phong cách học tập của bạn là gì?

Có rất nhiều bảng câu hỏi trực tuyến để giúp bạn xác định cách học của mình. Khi chọn các lớp học tại trường đại học, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về khóa học trước khi đăng ký. Bạn có thể hỏi ý kiến từ những sinh viên khác đã tham gia lớp học trước đó để hiểu được môi trường học tập ở đó sẽ như thế nào.

Sau khi hoàn thành những bước ban đầu này, bạn nên điều chỉnh môi trường học tập cá nhân cho phù hợp với cách học của mình.

Ví dụ, người học thính giác có thể cần có máy ghi âm để ghi âm bài giảng. Và người học thị giác nên có sổ ghi chép không có đường kẻ để có chỗ vẽ khi cần thiết.

Tóm lại

Khi bạn xác định được cách học của mình, việc chuẩn bị cho học tập và tiếp thu kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể khám phá cách bạn học tốt nhất để có kết quả tốt nhất trong học tập.

Nếu đã xem qua nhưng vẫn không biết mình phù hợp với cách học như thế nào, đừng ngại liên hệ với UNIMATES. Chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ để bạn có được con đường học tập tốt nhất.

Cornell Note – Ghi chú hiệu quả giúp tối ưu kết quả học tập

Cornell note là gì ? Xem Video Cornell note là một phương pháp ghi chép hiệu quả do giáo sư Walter Pauk thuộc trường đại học Cornell phát minh. Phương pháp này là một hệ thống được sử dụng rộng rãi để ghi chép nội dung bài giảng hoặc bài…

ECTS là gì? Hệ thống tín chỉ là gì?

Một trong những vấn đề quan trọng đối với du học sinh đó chính là hệ thống tín chỉ ECTS. ECTS giúp sinh viên rất nhiều trong việc học tập cũng như quy đổi tín chỉ. Vậy ECTS là gì? Hay hệ thống tín chỉ là gì? Hãy cùng UNIMATES…

GED là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ GED

Các loại chứng chỉ luôn là hồ sơ cần thiết cho quá trình học tập và làm việc trong tương lai. Trong đó, chứng chỉ GED cũng được xem là hết sức quan trọng để tiếp tục học tập ở bậc sau trung học. Vậy GED là gì? Hay General…

DẠY HỌC THEO PHONG CÁCH HỌC TẬPTeaching is based on Learning StyleThS. Nguyễn Văn Hạnha, Nguyễn Thị Hương Lanba] Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yênb] Trường Đại học An ninh Nhân dânEmail: , Sđt: 0975.300.198Tóm tắt: Bài báo này bàn đến việc tiếp cận phong cách học tập của người họcđể thiết kế dạy học hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng lực, và kinhnghiệm của người học.Từ khóa: Phong cách học tập, chu trình học tập của KolbSummany: This paper discusses the approach the learning styles of learners todesign effective teaching to meet the needs, interests, abilities, and experiencesof the learners.Keywords: Learning Style, Kolb’s learning cycle1. Mở đầuTrước khi bàn luận đến việc dạy học như thế nào thì chúng ta cần quantâm đến học tập ở người học trước, vì học tập xuất hiện trước dạy học rất nhiều,nó luôn diễn ra hằng ngày, trong cuộc sống khi con người gặp phải nhữngvướng mắc, cần giải quyết các vấn đề nhằm thích ứng sinh học và tương tác vớimôi trường, hoàn cảnh sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, mỗi người thực hiệntheo các cách khác nhau, ở các mức độ không đồng đều tùy thuộc vào đặc điểmtâm sinh lí, trình độ đào tạo, năng lực nhận thức, kinh nghiệm cá nhân và kinhnghiệm xã hội của bản thân, đó chính là việc học tập. Kết quả từ sự tương tácgiữa đặc điểm bên trong một các nhân với môi trường, hoàn cảnh bên ngoài củahọ nhằm thu thập và xử lý thông trong các tình huống học tập đã hình thành nênphong cách học tập của mỗi người học. Do đó, người dạy cần hiểu biết về cácphong cách học tập của người học để chủ động về chuyên môn và lựa chọn đượcphương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp người học tiếp cận với thông tin, kiếnthức một cách dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng lực, và kinh nghiệmcủa người học.12. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về phong cách học tậpGiữa các nhà nghiên cứu giáo dục vẫn còn nhiều tranh luận về “phongcách học tập” dưới nhiều phương diện khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin trình bàykhái quát một số quan điểm đó.1/ Thuyết đa thông minh của Howard Gardner cho rằng tất cả con ngườiđều có hàng loạt sự thông minh, nhưng không phải tất cả đều có những tập hợpcác sự thông minh giống nhau hay đều phát triển chúng đến cùng một cấp độ[1]. Gardner đã xác định được hơn bảy loại hình trí thông minh bao gồm: 1/Thông minh về ngôn ngữ; 2/ Thông minh về logic – toán học; 3/ Thông minhâm nhạc; 4/ Thông minh về chuyển động cơ thể; 5/ Thông minh về thị giác vàkhông gian; 6/ Thông minh về tương tác; 7/ Thông minh về nội tâm. Ông hướngsự chú ý tới những cá nhân người học cụ thể và tầm quan trọng của phong cáchhọc tập phù hợp với từng cá nhân, do mỗi cá nhân là sự pha trộn độc đáo củanhững sự thông minh khác nhau. Người nào yếu về mặt không gian những lạigiỏi về toán học thì có thể phát triển khả năng về không gian nếu vấn đề nàyđược giải thích và phát triển bằng các số và logic, người nào yếu về toán họcnhưng lại giỏi về âm nhạc có thể phát triển khả năng toán học và logic thông quaâm nhạc, … Do đó, trong giáo dục, điểm mạnh của mỗi con người chính là sứcmạnh để giúp họ phát triển học tập sâu sắc hơn. Trong dạy học truyền thống,giáo viên hay đặt nặng vào sự thông minh ngôn ngữ và thông minh logic – toánhọc mà không tính đến các loại hình thông minh khác. Tuy nhiên, phần lớn cácgiáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi ứng dụng phương pháp của Gardner vàotrong các lớp học do ông hướng việc dạy học đến từng cá nhân người học cụ thể.2/ Phương pháp Thị giác – Thính giác – Vận động trong học tập[VAK]: Phương pháp pháp VAK bao gồm ba thuộc tính chính: 1/ Thị giác [nhìnvà đọc]; 2/ Thính giác [nghe và nói]; 3/ Vận động [xúc giác và thực hiện].Những nhà giáo dục nghiên cứu về VAK nhận ra rằng con người học theo cáccách khác nhau. Ví dụ, một đứa trẻ không dễ dàng học các con chữ và từ ngữ2bằng cách đọc [thị giác] thì có thể học dễ dàng hơn bằng cách vẽ hình các conchữ bằng [vận động], … Phương pháp VAK đưa ra bốn loại phong cách học tậptương ứng với bốn loại người học bao gồm:Những người học thính giác [tức là học thông qua việc lắng nghe]: Giáoviên có thể nhận ra các người học này do họ thích nói chuyện và thích nghe hơnđọc. Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, phương pháp dạy học như các phiếuhỏi và trả lời, các bài giảng và câu chuyện, băng nghe, thảo luận nhóm, giảithích của giáo viên và học sinh, biến thể giọng nói của giáo viên [cường độ, tốcđộ, âm lượng].Những người học thị giác [tức là cần nhìn thấy những gì đang xảy ra đểhọc]: Giáo viên có thể phát hiện những người học này do họ thích đọc, xem tivi,bức ảnh, sơ đồ, biến họa, họ có kĩ năng đọc và viết tốt, họ không thích phải lắngnghe quá lâu. Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, phương pháp dạy học nhưcác biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, sách nhỏ, sách mỏng, tài liệu phát tay, băng video,cách thể hiện của giáo viên và học sinh, các màu sắc và hình dạng.Những người học vận động [tức là học thông qua làm]: Giáo viên có thểnhận biết người học này vì họ hay di chuyển xung quanh như gõ bút, di chuyểntrên ghế ngồi. Họ cần được nghỉ ngơi nhiều, yêu thích các trò chơi và khôngthích đọc. Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, phương pháp dạy học như cáchoạt động nhóm, các hoạt động thực hành, đóng vai và mô phỏng, ghi chép, cáchoạt động thảo luận.Những người học kết hợp: Có thể có người học thích hai hay nhiều hơnhai trong các phong cách học tập trình bày ở trên.Tóm lại, phương pháp VAK đã đưa ra các phương pháp học tập ưu tiêncho người học và cung cấp các cách thức để lựa chọn và sử dụng phương phápdạy học nhằm phục vụ, đáp ứng cho các phong cách học tập khác nhau đã đượcnêu trên. Điều này giúp giáo viên dễ dàng áp dụng trong lớp học hơn là thuyếtđa thông minh vì Gardner chỉ thiên về việc tìm kiếm cách thức để giải thích tríthông minh của con người.33/ Phong cách học tập của Kolb và lí thuyết học tập dựa trên kinhnghiệm: Lí thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm của Kolb đặt ra bốn phong cáchhọc tập dựa trên một chu trình học tập gồm bốn giai đoạn. Lí thuyết này giúp tahiểu rõ về các phong cách học tập khác nhau và chiếm ưu thế ở mỗi cá nhânngười học, và cũng giải thích chu trình học tập dựa trên kinh nghiệm này ápdụng cho tất cả người học. Lí thuyết và mô hình học tập dựa trên kinh nghiệmcủa ông đã được các giáo viên, nhà quản lí giáo dục công nhận là một trongnhững đóng góp lớn nhất cho việc hiểu và giải thích hành vi học tập của conngười và giúp đỡ người khác học tập. Nó bổ sung cho khái niệm của Gardner vềThuyết đa thông minh và mở rộng ý niệm VAK về phong cách học tập, giúpgiáo viên dễ dàng áp dụng dạy học trong lớp học. Bản chất các phong cách họctập của Kolb và kĩ thuật thiết kế dạy học sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ởphần sau.2.2. Bản chất các phong cách học tập của KolbKhi nghiên cứu về học tập dựa trên kinh nghiệm, Kolb tin rằng, phongcách học tập của mỗi người là kết quả từ một tương tác giữa đặc điểm bên trongmột cá nhân và môi trường, hoàn cảnh bên ngoài của họ nhằm thu nhận và xử líthông tin trong các tình huống học tập. Theo Kolb, phát triển phong cách học tậptrải qua ba giai đoạn bao gồm: 1/ Nhận thức [Acquisition], 2/ Chuyên môn[specialization], 3/ Tích hợp [integration].1/ Giai đoạn 1 – Nhận thức [Acquisition], Kolb kế thừa gần như hoàntoàn mô hình phát triển nhận thức của Piaget, bao gồm bốn giai đoạn phát triểnphụ tương ứng với bốn giai đoạn trong mô hình của Piaget: 1/ Cảm giác vậnđộng [Sensorimotor], 2/ Trước hoạt động [Pre-operational], 3/ Hoạt động cụ thể[Concrete operational], và 4/ Hoạt động chính thức [Formal operations]. Mỗigiai đoạn mô tả một cách thức nắm bắt kiến thức và chuyển đổi kiến thức.- Giai đoạn phụ thứ nhất tương ứng với giai đoạn Cảm giác vận động củaPiaget – Học tập là các hoạt động thể chất của chủ thể nhằm tìm kiếm giải pháp,4con đường giải quyết vấn đề trong thực tiễn bằng vốn tri thức của cá nhân. Kolbgọi giai đoạn phụ thứ nhất là Điều ứng [Accommodative].- Giai đoạn phụ thứ hai tương ứng với giai đoạn Trước hoạt động củaPiaget – Học tập là thông qua các biểu tượng cụ thể trong tự nhiên thông qua sựvận dụng, thao tác của quan sát và phản ánh hình ảnh, khái niệm trong trí óc.Kolb gọi giai đoạn phụ thứ hai là Phân kì [Divergent].- Giai đoạn phụ thứ ba tương ứng với giai đoạn Hoạt động cụ th củaPiaget – Học tập là thông qua cơ chế biểu tượng, trừu tượng khái niệm dựa trênphản ánh. Kolb gọi giai đoạn phụ thứ ba là Đồng hóa [Assimilative].- Giai đoạn phụ thứ tư tương ứng với giai đoạn Hoạt động chính thức củaPiaget – Học tập là thông qua giả thuyết và lí luận về một vấn đề. Kolb gọi giaiđoạn phụ thứ tư là Hội tụ [Convergent].Kolb tin rằng, những kinh nghiệm về một điều gì đó là chưa đủ, người taphải sử dụng kinh nghiệm đó để kiến tạo nên kiến thức cho bản thân. Do vậy,Kolb đã đề xuất một mô hình kết hợp các giai đoạn phát triển phong cách họctập cùng với cách thức nắm bắt và chuyển đổi kiến thức [hình 1].Hình 1: Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của Kolb [3]Bản chất của mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm là một vòng xoắn ốcgồm bốn giai đoạn học tập bao gồm: 1/ Quan sát phản ánh; 2/ Khái niệm trừutượng; 3/ Thử nghiệm; 4/ Kinh nghiệm cụ thể. Học tập sẽ xuất phát từ một mâuthuẫn giữa Kinh nghiệm cụ thể và Khái niệm trừu tượng, hiểu đơn giản thì đó5chính là mâu thuẫn cái đã biết và cái chưa biết. Khi giải quyết mâu thuẫn này,mỗi người học có thể thích sử dụng Khái niệm trừu tượng hoặc kinh nghiệm cụthể. Người học nào thích sự bao quát, nhận thức vấn đề sẽ ưa thích “Suy nghĩ Thinking”, trong khi người nào thích sự rõ rằng, hiểu rõ vấn đề sẽ ưa thích“Cảm xúc - Feeling” khi bày tỏ, trình diễn một trải nghiệm học tập. Hai cáchthức chuyển đổi ý nghĩa của kinh nghiệm là Thử nghiệm và Phản ánh, người họccó thể thích sử dụng Thử nghiệm hoặc Phản ánh. Người học nào thích sự mởrộng, ngoại diên vấn đề sẽ ưa thích “Làm - Doing”, trong khi người nào thíchnội hàm, nội dung vấn đề sẽ ưa thích “Xem- Watching” khi cố gắng để áp dụngý nghĩa của trải nghiệm.Kolb cho rằng, sự khác biệt trong tính cách của người học và kinh nghiệmảnh hưởng tới cách họ tiếp nhận thông tin, ý tưởng và xử lí các thông tin đó,Ông xác định bốn phong cách học tập cơ bản:1- Phân kỳ – Tiếp cận học tập giàu tưởng tượng với nhận thức về ý nghĩavà giá trị của sự việc.2- Đồng hóa – Khả năng lập luận quy nạp vững chắc và khả năng tại racác mô hình lí thuyết.3- Hội tụ – Khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và áp dụngtrong thực tế các ý tưởng.4- Điều tiết – Khả năng triển khai hiệu quả kế hoạch và thích khám phácác kinh nghiệm mới.2/ Giai đoạn 2 – Chuyên môn [specialization]Phong cách học tập của mỗi người được định hình qua các trải nghiệmgiáo dục thông qua kĩ năng học tập riêng biệt của mỗi cá nhân, và sự hướng dẫnhọc sinh cách học tập của giáo viên. Ở giáo dục tiểu học thì giáo dục mang tínhtổng quát nhưng đến trung học thì sự chuyên môn hóa ngày càng tăng, và trởnên rõ nét nhất trong giáo dục đại học và nghề nghiệp do các cá nhân lực chọnchương trình giáo dục dựa trên thế mạnh, sở thích của mình. Kế thừa mô hìnhnghiên cứu hành vi của Lewin, Kolb tin rằng, kiến thức của các lĩnh vực chuyên6môn ảnh hưởng đến hướng học tập, và kết quả sẽ tạo nên nét quan hệ riêng biệtgiữa phong cách học tập của họ phù hợp một nội quy, khuôn phép giáo dục. Vídụ, những người thuộc chuyên ngành khoa học xã hội như nghệ thuật, chính trị,tâm lí, tiếng Anh, … xu hướng có phong cách học tập phân kì, trong khi nhữngngười làm việc trong lĩnh vực trừu tượng và áp dụng như Vật lí, kĩ thuậtthường có phong cách học tập hội tụ. Những cá nhân trong lĩnh vực quản lí,kinh doanh xu hướng có phong cách học tập điều ứng, và phong cách học tậpđồng hóa cho những người trong lĩnh vực kinh tế, toán học, xã hội học, hóa học,…3/ Giai đoạn 3 – Tích hợp [integration]Trong độ tuổi trung niên và cao hơn, phong cách học tập được tích hợptrong nghề nghiệp của cá nhân, trải nghiệm nghề nghiệp của một người làm nảysinh sự mâu thuẫn, vấn đề giữa nhu cầu xã hội và cá nhân của họ cần để thựchiện, thỏa mãn bản thân. Phong cách học tập thể hiện trực tiếp qua các nhiệm vụcụ thể hoặc vấn đề gặp phải trên công việc của mình. Mỗi một vấn đề, nhiệm vụmà họ đối mặt đòi hỏi phải có kĩ năng tương ứng để đạt hiệu quả công việc.Điều ứng giúp cho việc xác định các kĩ năng hành động, phân kì định giá trị kĩnăng và các mối quan hệ, đồng hóa liên quan đến các kĩ năng tư duy, và hội tụgiúp phân tích định lượng và kĩ năng quyết định.Tóm lại, trong quá trình giáo dục, giáo viên cần quan tâm và chú ý hơntrong giai đoạn 1- Nhận thức. Trong giai đoạn này, quá trình học tập là lí tưởngthì người học phải đi qua tất cả bốn giai đoạn học tập nhằm giải quyết vấn đềtrong tình huống học tập thì sẽ đạt hiệu quả học tập cao nhất. Thực tế cho thấy,bản thân mỗi cá nhân sẽ nỗ lực, cố gắng sử dụng, tiếp cận cả bốn giai đoạn họctập này, tuy nhiên, họ thường có xu hướng phát triển, chiến ưu thế về mộtphương thức nhận thức kinh nghiệm, và một phương thức chuyển đổi kinhnghiệm. Mặt khác, cũng cần phải quan tâm đến chuyên môn học tập của ngườihọc để thấy được xu hướng, khả năng học tập chiếm ưu thế về phong cách họctập nào để có thể lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp, tập trung, đầu tư7nhiều thời gian dạy học hơn vào giai đoạn đó. Ví dụ, những người học tập vềlĩnh vực kĩ thuật thường có xu hướng ưu thế về phong cách học tập hội tụ, dovậy khi dạy học, giáo viên nên tổ chức các hoạt động học tập nghiêng về tư duy,khả năng lập luận, và thực hiện giải quyết vấn đề.2.3. Thiết kế dạy học theo các phong cách học tập của KolbKhi học tập, người học có thể bắt đầu hoạt động học tập từ bất cứ giaiđoạn nào trong bốn giai đoạn trong chu trình học tập dựa trên kinh nghiệm, mỗingười sẽ có một xu hướng nghiêng về một quá trình nhận thức kinh nghiệm vàmột quá trình chuyển đổi kinh nghiệm tùy vào phong cách học tập của mỗingười. Tuy nhiên, hiệu quả học tập sẽ cao nhất, lí tưởng nhất khi người học điqua cả giai đoạn học tập trong chu trình học tập và coi kinh nghiệm của ngườihọc là nền tảng, điểm khởi đầu cho quá trình học tập mà bất cứ người học nàocũng đều có. Như vậy, giáo viên có thể bắt đầu từ kinh nghiệm của người học[cái chung, người học nào cũng có] là cơ sở cho việc thiết kế, lựa chọn phươngpháp dạy học phù hợp nhằm dẫn dắt người học đi qua tất cả bốn giai đoạn củahọc tập dựa trên kinh nghiệm phù hợp với bốn loại phong cách học tập. Từ đó,chúng tôi đề xuất cấu trúc của một bài dạy theo phong cách học tập của ngườihọc gồm các bước như sau:Bước 1: Dẫn nhập, giới thiệu chủ đềa] Mục đích học tập: Trở lại kinh nghiệm trước đó và suy ngẫm về nó?b] Đặc trưng của người học: Người học có phong cách học tập “phân kì”,có xu hướng học tập nghiêng về sử dụng Kinh nghiệm cụ thể - Quan sát phảnánh, câu hỏi đặc trưng của người học trong phong cách học tập này là Tại sao[Why]? – Cho tôi biết lí do tại sao tôi phải học? Khi học, người học “why”muốn biết nội dung học tập đó có liên quan đến kinh nghiệm, sở thích và tươnglai nghề nghiệp của họ như thế nào. Để có hiệu quả đối với người học “why”,giáo viên nên đóng vai trò là người định hướng.c] Hoạt động dạy học: Giáo viên nên giới thiệu chủ đề học tập, phân tíchmục tiêu kiến thức, kĩ năng sẽ đạt được nhằm hình thành động cơ, sự hứng thú8học tập, giúp người học nhìn thấy giá trị của bài học. Giáo viên viên có thể bắtđầu bằng một câu chuyện, hoặc tình huống nghề nghiệp, hoặc một trò chơi, …nhằm gây sự chú ý, gợi lại kinh nghiệm mà sinh viên đã có trong các bài họctrước đó. Từ đó, giới thiệu mục tiêu, cấu trúc của bài học.Bước 2: Giảng bài mớiTrong bước 2, giáo viên cần thực hiện ba giai đoạn dạy học tương ứng vớiba giai đoạn còn lại trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm.Giai đoạn 1: Lý thuyết [Theory]a] Mục đích học tập: Tìm kiếm tri thức, kinh nghiệm mới để giải quyếtvấn đề?b] Đặc trưng của người học: Người học có phong cách học tập “đồnghóa”, có xu hướng học tập nghiêng về sử dụng Quan sát phản ánh – Khái niệmtrừu tượng, câu hỏi đặc trưng của người học trong phong cách học tập này làCái gì [What]? – Chỉ rõ điều cần học cho tôi đi? Khi học, người học “what”muốn biết rõ lý thuyết, thông tin được trình bày rõ ràng logic, và có thời gian đểsuy nghĩa về những ý tưởng. Để có hiệu quả đối với người học “what”, giáo viênnên đóng vai trò là người chuyên gia.c] Hoạt động dạy học: Giáo viên nên cung cấp thông tin qua các tài liệu,sơ đồ, phim ảnh, thảo luận, đàm thoại, … nhằm giúp người học hình thành kháiniệm trừu tượng, phân tích các dự liệu về chủ đề học tập, từ đó đề xuất ý tưởngcho việc giải quyết vấn đề học tập. Giáo viên nên ưu tiên cho người học có cơhội đánh giá, phán xét kiến thức, so sánh với kinh nghiệm của bản thân để đúckết ra tri thức mới, đề xuất các dự án, ý tưởng mới lạ.Giai đoạn 2: Áp dụng, lập kế hoạch giải quyết vấn đề [Application]a] Mục đích học tập: Xây dựng mục tiêu, phương án, và kế hoạch thựchiện?b] Đặc trưng của người học: Người học có phong cách học tập “hội tụ”,có xu hướng học tập nghiêng về sử dụng Khái niệm trường tượng – Thửnghiệm, câu hỏi đặc trưng của người học trong phong cách học tập này là Thế9nào [How]? – Làm như thế nào? Cho tôi làm thử đi? Khi học, người học“How” muốn hoạt động xác định rõ các nhiệm vụ và học bằng cách thử sai trongmôi trường cho phép họ thất bại một cách an toàn. Để có hiệu quả đối với ngườihọc “how”, giáo viên nên đóng vai trò là người đánh giá, cung cấp hướng dẫnthực hiện và các phản hồi.c] Hoạt động dạy học: Giáo viên hướng dẫn người học bằng cách đưa racác kinh nghiệm trước đó, những lời khuyên, phản hồi khi người học xác địnhmục tiêu, phương án, và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể trìnhdiễn mẫu, hoặc để người học phát hiện vấn đề, thử nghiệm để nhận biết bằngphương pháp thử - sai, … Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, đánh giá.Người học có thể học tập theo nhóm hoặc cá nhân. Một số hoạt động học tậpđịnh hướng cho người học trong giai đoạn này như: phân tích ví dụ bài giảng,nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu dự án, đóng vai, …Giai đoạn 3: Thực hiện giải quyết vấn đề và cảm nhận [practice Felling]a] Mục đích học tập: Thực hiện giải quyết vấn đề và đúc rút kinh nghiệm?b] Đặc trưng của người học: Người học có phong cách học tập “điềuứng”, có xu hướng học tập nghiêng về sử dụng Thử nghiệm – Kinh nghiệm cụthể, câu hỏi đặc trưng của người học trong phong cách học tập này là Nếu như[What if]? – Để tôi trình bày kinh nghiệm của bản thân? Khi học, người học“What if” muốn áp dụng các tri thức mới trong các tình huống để giải quyết cácvấn đề trong thực tế. Để có hiệu quả đối với người học “how”, giáo viên nênđóng vai trò là người Huấn luyện, cho phép người học sử dụng tối đa kinhnghiệm của bản thân và đúc rút ra giá trị của bài học.c] Hoạt động dạy học: Giáo viên hãy cho người học ứng dụng bản kếhoạch giải quyết vấn đề đã lập vào trong thực tế, tự phát hiện vấn đề và giảiquyết vấn đề đó. Giáo viên đánh giá việc học và khuyến khích để cho người họchướng dẫn cho nhau theo hình thức làm việc nhóm. Phản hồi của giáo viên giúpngười học nhận biết kết quả học tập và mang tính chất xây dựng. Một số hoạt10động học tập định hướng cho sinh viên trong giai đoạn này như: phân tích ví dụbài giảng, đóng vai, mô phỏng, trải nghiệm thực tế, …Bước 3: Củng cố kiến thức, kết thúc bàia] Mục đích học tập: Định hướng giá trị của bài học?b] Đặc trưng của người học: Người học có xu hướng nhìn tổng quát vềcấu trúc bài học và liên hệ với thực tiễn để thấy được giá trị của bài học.c] Hoạt động dạy học: Giáo viên có thể nhấn mạnh trọng tâm của bài học,đánh giá mục tiêu đã giới thiệu trong phần dẫn nhập bằng cách đặt các câu hỏikiểm tra mực độ hiểu biết của người học, đồng thời cung cấp các phản hồi giảiđáp thắc mắc, định hướng vai trò, giá trị của bài học đối với các bài học sau, vớinghề nghiệp trong thực tiễn. Nếu có thể được, thì giáo viên có thể áp dụngnhanh các bước trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm trong phần nàybằng cách sử dụng câu hỏi nhanh, đánh giá, phản hồi, …3. Kết luậnDạy học theo phong cách học tập giúp người học có cơ hội phát triểnnăng lực, kinh nghiệm của bản thân trong học tập, thúc đẩy và hỗ trợ kĩ nănghọc tập độc lập, phát huy tính sáng tạo, ý tưởng tích cực trong suy nghĩ. Dạy họctheo phong cách làm thay đổi vai trò của giáo viên trong lớp học truyền thống,giáo viên cần hiểu biết kinh nghiệm của người học, tôn trong suy nghĩ, ý tưởngcủa họ, đồng thời phát triển một tiến trình dạy học hợp tác, chia sẻ giúp ngườihọc mở rộng kinh nghiệm của bản thân mới là bài học có giá trị. Thiết kế dạyhọc theo phong cách học tập là tạo dựng môi trường học tập hiệu quả, giúpngười học phát huy tối đã năng lực của bản thân.4. Tài liệu tham khảo[1] Vũ Quốc Chung và tập thể tác giả [2011], Tài liệu hướng dẫn tăng cườngnăng lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên trung họcphổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,TP Hồ Chí Minh.11[2] Đặng Thành Hưng và tập thể tác giả [2012], Lí thuyết phương pháp dạy học,Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.[3] Kolb, D.A. [1984]. Experiential learning: experience as the source oflearning and Development, Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall.Nguồn: Nguyễn Văn Hạnh [2014], Dạy học theo phong cách học tập, tạp chíKhoa học và Công nghệ số 2/2014, trường ĐHSPKT Hưng Yên, tr. 71-75.12

Video liên quan

Chủ Đề