Các nguyên nhân gây viêm da dị ứng

Dị ứng da là bệnh ngoài da thường gặp nhất, có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Theo thống kê, trên thế giới có đến 6% dân số mắc phải căn bệnh này. Dị ứng da không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách trị dị ứng kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra. 

Dị ứng da là gì?

Da dị ứng là tình trạng phản ứng quá mẫn khi hàng rào bảo vệ da bị rối loạn  khiến da bị viêm nhiễm bởi nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, lông thú vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc hoặc vắc xin... Ngoài ra, dị ứng da, khiến da viêm nhiễm còn có thể đến từ bệnh lý do chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể kém. Các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể tích tụ dưới da gây ngứa, nóng trong người. 

Nguyên nhân gây dị ứng da

Da dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng tạo ra phản ứng viêm nhiễm dưới dạng cấp hoặc mãn tính đến từ nhiều nguyên nhân. Dị ứng da gồm những loại sau:

Viêm da tiếp xúc: Da bị dị ứng do tiếp xúc với những yếu tố gây mẫn cảm cho da như: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, vết đốt của côn trùng, mỹ phẩm... Tùy mức độ tiếp xúc nhiều hay ít, loại độc hại của tác nhân [điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người], người bệnh sẽ có mức độ dị ứng khác nhau như: nổi ban đỏ, ngứa ngáy ở vùng da.

Da bị dị ứng có thể đến từ những tác nhân bên ngoài

Dị ứng thời tiết: Dị ứng da còn xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể không thích ứng kịp. Điều này thấy rõ khi da phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Dị ứng da do thực phẩm: Cơ thể có thể không dung nạp thực phẩm ở một số thời điểm trong đời như: dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng các loại hạt, dị ứng động vật có vỏ, dị ứng đậu nành... Điều này liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn với thành phần trong thực phẩm là yếu tố xâm nhiễm gây hại và tạo ra kháng thể chống lại thực phẩm gây nên hiện tượng dị ứng da.

Bệnh chàm: Trường hợp này thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường tái phát thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Đây là bệnh mãn tính thường gây khô, nổi mẩn đỏ, và có cảm giác châm chích, ngứa ngáy ở vùng da mặt và da ra tay, chân. 

Mề đay cấp tính và phù mạch: Triệu chứng của nồi mề đay là da sưng đỏ, vết loang lổ xuất hiện trên da đến từ hậu quả của dị ứng hoặc các lý do khác. Bên cạnh đó, phù mạch là một phản ứng cũng tương tự như mề đay, tuy nhiên sự sưng nề của da và niêm mạc xảy ra trong thời gian ngắn và thường xảy ra ở môi và mắt. 

Dị ứng da do dùng thuốc và bệnh lý: Dị ứng da còn đến từ tác dụng phụ của thuốc, những loại thuốc được cảnh bảo dễ gây dị ứng da là Penicillin, Aspirin, salicylate, sau tiêm chủng vắc xin... Ngoài ra, dị ứng da, nổi mẩn đỏ còn liên quan đến các bệnh lý khác như gan, nên cần thăm khám để biết rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. 

Khi chức năng của gan bị suy giảm, khả năng chống độc và đào thải chất độc bị hạn chế khiến các chất cặn bã tích tụ dưới da gây nên hiện tượng ngứa ngáy. Vì vậy, cần có biện pháp chủ động chống độc cho gan từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan...

Triệu chứng cơ bản của dị ứng da

Theo các chuyên gia, dị ứng da thường có những biểu hiện cơ bản sau đây:

Da dị ứng thường bị sưng đỏ, ngứa ngáy, có khi bị mưng mủ

  • Da khô nứt nẻ, bong tróc
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích
  • Da bị sưng viêm, phù nề, nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay hoặc phát ban
  • Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
  • Mắt đỏ và ngứa
  • Họng, lưỡi, môi sưng
  • Da xuất hiện mụn nước, mủ 
  • Dị ứng da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, dị ứng da có một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp, sụt cân… 

Cách phòng ngừa và cách trị dị ứng

Dị ứng da là căn bệnh dễ xảy ra nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa. Việc phòng ngừa và chữa trị dị ứng da cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất. 

Nếu dị ứng da do những tác động bên ngoài, thì người bệnh nên cách ly với các tác nhân gây dị ứng như: tránh bụi bẩn, giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế sử dụng nước hoa, không cắm những loại hoa có nhiều mùi thơm trong nhà, tránh sử dụng các hóa mỹ phẩm [sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt…] có mùi thơm; Hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng.

Trường hợp dị ứng da xuất phát từ bên trong cơ thể như nóng gan thì cần thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, có thể sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết [dùng thuốc bôi hoặc uống]. 

Gan được xem là “nhà máy vạn năng” trong cơ thể, trong đó vai trò chống độc, đào thải những chất cạn bã là vô cùng quan trọng. Vì vậy, chủ động chống độc cho gan chính là yếu tố quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng da do chức năng gan suy yếu. 

Quốc Vinh


Chủ Đề