Các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá xăng dầu xuất phát từ phía cung

Do phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu [khoảng 70%] nên ngoài những yếu tố tác động đến giá xăng dầu trên thế giới như đã trình bày trước đây, thì sau đây là một số yếu tố tác động đặc trưng riêng lên giá xăng dầu trong nước:

• Tác động của chính sách tỷ giá đến giá xăng dầu

- Việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu đều được tính bằng đôla Mỹ, điều này có nghĩa chính sách tỷ giá USD/VNĐ có tác động trực tiếp lên giá cả xăng dầu trong nước. Bên cạnh chính sách tỷ giá, thì rổ dự trữ ngoại hối, hàng hóa của Việt Nam cũng gây tác động không nhỏ đến giá cả xăng dầu trong nước.

• Tác động của lạm phát lên giá xăng dầu

- Lạm phát của Việt Nam thời kỳ trước đây và sau này luôn được xem là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, không đề cập trong phần viết này, nhưng tác động của lạm phát lên giá cả xăng dầu trong nước là không tránh khỏi.

Lạm phát làm xói mòn giá trị thanh toán của đồng tiền hay giảm sức mua hàng hóa của tiền đồng, gây ra những tác động dây chuyền đối với nền kinh tế.

Giả sử, ngay khi giá cả xăng dầu không thay đổi, nhưng lạm phát trong nước gia tăng, hạn chế sức mua của tiền đồng thì rõ ràng xăng dầu không khác nào đã lên giá trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Như vậy, có thể khẳng định rằng lạm phát là một phần nguyên nhân dẫn đến xăng dầu ở Việt Nam tăng giá với đặc điểm khác so với các nước có mức lạm phát ổn định.

Ngoài ra, do lượng xăng dầu trong nước chủ yếu là nhập khẩu, do đó sức mua tương đương của tiền đồng so với các đồng tiền khác cũng cho thấy một vấn đề, xăng dầu ở Việt Nam là mặt hàng “xa xỉ” nếu đem so sánh với một số các nước khác.

• Tác động từ sự giới hạn của một số lượng nhà nhập khẩu xăng dầu lên giá xăng dầu

Quảng cáo

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp qua kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ắt hẳn còn nhiều tồn đọng.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước [DNNN] nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cũng như giám sát của cổ đông, đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực chuyển đổi mô hình hoạt động của DNNN cho hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn đọng cần được mổ xẻ và khắc phục. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu còn một số vấn đề nổi bật sau:

- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phân phối xăng dầu trên toàn quốc có 11 nhà nhập khẩu xăng dầu đầu mối, có khoảng 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Mặc dù giá vốn của các DN đầu mối nhập khẩu khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ của các DN này cũng khác nhau. Nhưng trên thực tế hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các DN không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu [TTXD].

- Cơ chế xăng dầu một giá trên cả nước thể hiện sự điều tiết có qui luật của Nhà nước cũng như của nhóm các nhà nhập khẩu xăng dầu. Nhưng cũng chính từ cơ chế một giá này đã phát sinh những bất cập, thiếu sót trong việc quản lý và điều tiết hoạt động kinh doanh bán buôn của các đại lý thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế khác khi có sự biến động của giá cả xăng dầu trên thị trường.

• Tác động do chính sách, môi trường kinh doanh còn hạn chế

- Chính sách Nhà nước về hỗ trợ giá tạo tâm lý ỷ lại, tạo ra môi trường kinh doanh thiếu tính cạnh tranh bình đẳng, thiếu sáng tạo. Công tác hoạch định, dự báo bị xem nhẹ, không tạo sự khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường áp dụng công cụ phái sinh [CCPS] vào hoạt động kinh doanh xăng dầu.

- Thiếu thị trường kỳ hạn [TTKH], giao sau cho hàng hóa trong nước, chất xúc tác cần thiết cho việc phát triển việc ứng dụng công cụ phòng tránh rủi ro như hợp đồng kỳ hạn [HĐKH], giao sau xăng dầu phát triển.

Quảng cáo

- Nạn đầu cơ tích trữ, nạn buôn bán xăng dầu lậu qua biên giới vẫn diễn ra phổ biến do sự vênh giá xăng dầu trong nước và một số nước lân cận.

• Tác động của yếu tố lịch sử, địa lý, công nghệ

- Tác động của ý thức kinh tế tập trung bao cấp vẫn còn, bên cạnh trình độ công nghệ còn hạn chế phục vụ cho công tác thăm dò, tận dụng nguồn dầu nguyên liệu thô sẵn có trong nước.

Việc ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất trong năm 2010 đã cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang có những chiến lược lâu dài nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên xăng dầu của quốc gia để phục vụ nhu cầu, lợi ích của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất lượng xăng dầu nhập khẩu. Qua đó giảm sự tác động do biến động của giá cả xăng dầu nhập khẩu lên nền kinh tế.

- Theo số liệu thống kê của CIA World Factbook thì trữ lượng dầu thô trong nước vào khoảng 4,7 tỷ thùng, mức khai thác 338.400 thùng dầu trên ngày, xuất khẩu 29.400 thùng dầu/ngày, nhập khẩu khoảng 134.200 thùng/ngày.

Việt Nam có hơn 3.200 km đường bờ biển, có nguồn dầu mỏ tương đối dồi dào, và việc vận chuyển dầu nhập khẩu từ nước ngoài cũng rất thuận lợi. Nếu biết tận dụng những yếu tố này có thể góp phần tách động tích cực đến giá cả dầu mỏ trong nước.

• Sự ra đời của xăng sinh học và tác động của nó đến thị trường xăng dầu

- Ngày 2/4/2011 lễ khánh thành nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol [xăng xanh sạch] từ sắn đầu tiên tại Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam. Công suất của nhà máy Ethanol Đại Lộc là 100.000 tấn cồn Ethanol/năm, tương đương 125 triệu lít/năm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Về sản xuất dầu diezen sinh học, thì ở Việt Nam có các loại cây như cọc rào, dầu cọ, hạt bông, mỡ cá, dầu thực phẩm thải… là nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất xăng dizen sinh học.

Ước tính Việt Nam có thể sản xuất khoảng 500 triệu lít diezen sinh học mỗi năm nếu như tổ chức quy hoạch và thực hiện vùng nguyên liệu theo hướng sử dụng đất triệt để, tạo nhiều loại giống có sản lượng cao và sở hữu công nghệ tách dầu từ nguyên liệu.

Nhận thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam về nhiên liệu sinh học [NLSH], các cơ quan, tổ chức của Nhà nước cũng như các công ty tư nhân đã có các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất NLSH. Các công ty nước ngoài cũng đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các đối tác đầu tư trong nước.

• Tác động từ một thị trường hàng hóa mang đậm yếu tố mua bán truyền thống

- Theo số liệu thống kê thì cả nước có khoảng 10.000 chợ, 76% là ở nông thôn. Hiện tại nước ta có 3 TTCK trong giai đoạn sơ khai là Upcom và HNX tại Hà Nội, HOSE tại Hồ Chí Minh; một thị trường giao dịch cà phê kỳ hạn tại Buôn Ma Thuột BCEC, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam VNX.

Những con số thống kê trên cho ta thấy rằng việc trao đổi mua bán hàng hóa trong nước vẫn mang đậm tính truyền thống, thiếu một thị trường giao sau về hàng hóa, nông sản cho một nước thuần nông như Việt Nam, và thị trường giao dịch xăng dầu cũng không ngoại lệ.

Ngô Dũng PYV

> Biến động xã hội làm điên đảo giá xăng dầu toàn cầu

Để bảo đảm ổn định nguồn cung ứng xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.


Người dân Quảng Ninh đổ xô đi mua xăng vì sợ tăng giá [Ảnh chụp ngày 10/3/2022]. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Thiếu hụt do 2 nhà máy lọc dầu trong nước cắt giảm sản lượng

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thời gian gần đây, ảnh hưởng của các vấn đề địa chính trị trên thế giới, dịch bệnh… đã tác động lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng khó khăn.  

Trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2/2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên việc sản xuất của nhà máy phải ngừng hoạt động. Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.  

Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn còn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm. Theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ đầu tháng 1/2022, Nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-60% công suất.  

Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2/2022 đã bị giảm 50% so với kế hoạch [tháng 2 kế hoạch giao là 739.900 m3, nhưng thực tế chỉ giao được 365.200 m3; trong đó xăng giảm 40% và dầu DO giảm 58%], tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch [kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng chỉ là 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%].  

Còn theo báo cáo của Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, do nguồn cung xăng dầu trong nước giảm nên từ cuối tháng 1/2022, Nhà máy này đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 7/2/2022 đã nâng công suất lên 105%. Theo đó, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ cung cấp cho thị trường 350.000 m3 xăng và 270.000 m3 dầu mỗi tháng.

Tuy nhiên, mức tăng thêm 5% [tương đương 28.000 m3 xăng dầu] chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt do Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất]. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Ngay trong tháng 1/2022, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất sản xuất, Bộ Công Thương đã điều hành linh hoạt, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng lượng nhập khẩu và huy động các nguồn xăng dầu từ nguồn dự trữ và từ các nhà sản xuất. Vì vậy, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước 2 tháng đầu năm 2022 để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân cơ bản được bảo đảm và có dự trữ gối đầu sang tháng 3.

Cũng theo người đứng đầu Bộ Công Thương, sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường do lượng cung ứng xăng dầu từ sản xuất trong nước tiếp tục giảm [do nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn tiếp tục giảm công suất]. Dự kiến tháng 3 giảm so với kế hoạch 20%, chỉ cung cấp được khoảng 80% kế hoạch theo tháng [kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng là 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%].  

Tuy nhiên, tồn kho từ tháng 2/2022 chuyển sang cùng với việc các thương nhân đầu mối tiếp tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm 2022 và nhập khẩu bổ sung để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước theo chỉ đạo của Bộ nên tháng 3 nguồn cung cho xăng dầu trong nước sẽ cơ bản được đáp ứng đủ.  

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của Nhà máy.  

Vì vậy, ngày 22/2/2022, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá thực trạng khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và thống nhất trước mắt, kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu Quý II/2022 cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.  

Theo đó, ngày 24/2/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước [không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn] để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong Quý II/2022. Đồng thời, Bộ cũng đã có các văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan, bám sát diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới để có biện pháp điều hành phù hợp [trong điều hành giá xăng dầu trong nước và các biện pháp tạo điều kiện về nhập khẩu như mở hạn mức tín dụng, thủ tục hải quan...] nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Những giải pháp lâu dài

Với tình hình cung ứng xăng dầu như báo cáo của Bộ Công Thương cùng với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và việc điều hành giá xăng dầu theo hướng bám sát diễn biến giá thị trường thế giới, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới sẽ cơ bản được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của doanh nghiệp và người dân.

Để bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường xăng dầu trong nước trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Bộ đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong Quý II nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở báo cáo kế hoạch cụ thể sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, cân đối với nhu cầu tiêu thụ trong nước thực hiện điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm 2022.  

Phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu [doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng].

"Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/1/2022 của Bộ Công Thương, đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức

Video liên quan

Chủ Đề