Các mức độ của dạy học tích hợp liên môn

Từ VLOS

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.

Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...

Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống…

Tham khảo, nguồn[sửa]

TTCT - Hầu hết các nền giáo dục tiên tiến hiện nay đều kiến tạo hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận “phát triển năng lực”, chú trọng giúp học sinh “làm được gì” từ những điều đã học.

 

Cách tiếp cận cũ là “truyền thụ kiến thức” dựa trên giả định là nếu có nhiều kiến thức thì người học sẽ có năng lực, tức có khả năng giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra trong học tập và cuộc sống. Nhưng cách tiếp cận đó dẫn đến chỗ không biết kiến thức nào cần phải đưa vào nhà trường khi mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng nhanh như vũ bão. Hậu quả là học sinh bị nhồi nhét kiến thức, trong đó có nhiều thứ vô dụng, nhưng khi vào đời lại rất lúng túng khi phải giải quyết những công việc thực tế.

Cách tiếp cận “phát triển năng lực” thiết kế quy trình dạy học bắt đầu từ những câu hỏi như: Học xong môn này, khóa học này, học sinh có thể làm được những gì? Để làm được điều đó, nhà trường cần cung cấp những kiến thức nào?

Theo cách đó, ngay trong quá trình giáo dục, học sinh cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể gần với đời sống thực mà kiến thức, kỹ năng của mỗi môn học truyền thống không thể đáp ứng được.

Thay vì để học sinh tự “tích hợp” kiến thức, kỹ năng đã học trong những môn riêng biệt để giải quyết những vấn đề mà các em phải đối mặt khi vào đời thì nhà trường hiện đại nhận lãnh trách nhiệm “tích hợp” đó ngay trong quá trình dạy học. .

Có nhiều cách diễn giải và phân biệt các kiểu tích hợp. Có một cách khả dĩ và dễ hiểu là phân biệt tích hợp theo cấp độ: tích hợp trong từng bài học hay hoạt động dạy học; tích hợp ở sách giáo khoa; tích hợp ở chương trình.

Ở cấp độ dạy học trong lớp, giáo viên có thể tích hợp kiến thức và kỹ năng của bất kỳ môn học nào với nhau. Chẳng hạn, khi viết một bài nghị luận về bảo vệ môi trường, học sinh có thể sử dụng kiến thức về hóa học, sinh học, khả năng tính toán và cả khả năng tạo lập một văn bản nghị luận có thể thuyết phục người đọc.

Ở cấp độ sách giáo khoa và chương trình thì tích hợp đòi hỏi những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn. Trên cơ sở các chuyên ngành khoa học vốn có tiếp cận gần với các môn học trong nhà trường truyền thống như toán học, vật lý, hóa học, sinh học, văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý..., các môn học mới được tạo lập dựa trên những quan hệ mật thiết và hệ thống giữa các lĩnh vực tri thức và dựa trên mục tiêu giáo dục đối với học sinh từng cấp.

Môn Ngữ văn thực chất là kết quả của tích hợp. Hiện vẫn có một số nhà giáo dục chủ trương dạy Văn học và Ngôn ngữ [Tiếng Việt] trong nhà trường như hai môn học riêng biệt vì cho rằng đó là hai lĩnh vực khoa học có đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới, nhất là ở các nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada, New Zealand,…Văn học và Ngôn ngữ đều được dạy học trong một môn mà nhiều nước gọi theo tên của tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ quốc gia.

Sự tích hợp ở môn Ngữ văn có cơ sở từ mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ và từ mối quan hệ hết sức mật thiết và hệ thống giữa kiến thức, kĩ năng của hai lĩnh vực. Trước đây từng có ba cuốn sách riêng biệt cho Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn thì nay chỉ có một cuốn tích hợp duy nhất. Trong chương trình theo mô hình phát triển năng lực, tất cả kiến thức và kĩ năng của ba phần này được tích hợp triệt để vào trung tâm của bài học là văn bản nhằm giúp học sinh phát triển khả năng đọc, viết, nói và nghe về nhiều thể loại văn bản đa dạng và cần thiết cho cuộc sống. Sự tích hợp này được thực hiện xuyên suốt ở cả ba cấp độ: hoạt động dạy học [trong từng bài học và bài tập], sách giáo khoa [một cuốn sách], chương trình [một chương trình] cho cả ba cấp học phổ thông.

Môn Khoa học là kết quả của sự tích hợp giữa ba môn học có tính độc lập cao hơn là Vật lí, Hóa học, Sinh học…, dựa trên mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xoay quanh các phạm trù như vật chất, sự sống, năng lượng...

Các nước như Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand,… đều có một chương trình cho môn Khoa học ở tiểu học và trung học cơ sở, nhưng có thể có những cuốn sách giáo khoa riêng biệt [Physics, Chemistry, Biology] và sách giáo khoa tích hợp [Science] với hai cách tích hợp phổ biến: Xoay quanh một số chủ đề chung cho cả ba môn học; Lựa chọn một số nội dung gần nhau của ba môn đặt cạnh nhau và đan xen một số chủ đề chung cho cả ba môn. 

Lấy lại ví dụ về môn lịch sử và địa lý. Hai môn này có vẻ không gần gũi nhau bằng vật lý, hóa học và sinh học.

Tuy vậy, mối quan hệ giữa chiều kích thời gian và không gian khi phân tích các hiện tượng xã hội và trải nghiệm của con người cũng đặt cơ sở cho sự tích hợp hai môn học này trong môn khoa học xã hội/tìm hiểu xã hội ở nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand...

Nước Mỹ có một chương trình cho môn khoa học xã hội/tìm hiểu xã hội [hoặc tên ghép lịch sử - khoa học xã hội như ở bang California], trong đó có mạch riêng cho từng môn [lịch sử, địa lý...] và mạch chung yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng tích hợp, chẳng hạn phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa lý [vị trí, địa hình, khí hậu, dân số...] đến các sự kiện lịch sử.

book

Vẫn có thể có những cuốn sách giáo khoa riêng [history, geography...] và sách giáo khoa chung [social studies]. Ngược lại, Úc có chương trình riêng cho lịch sử, địa lý nhưng vẫn có sách giáo khoa tích hợp, trong đó có những chương riêng cho lịch sử, địa lý, ví dụ cuốn Humanities & Social Studies [xem ảnh].

Như vậy, sự phân biệt giữa “môn” và “phân môn” trong “môn tích hợp” chỉ có tính tương đối. Việc tích hợp các môn học truyền thống thành một môn tích hợp có thể chỉ làm mất đi cái tên riêng biệt của từng môn, nhưng những giá trị cốt lõi [kiến thức, kỹ năng] của nó vẫn còn đó. 

Điều quan trọng là phải tích hợp sao cho có hiệu quả, vì cách tiếp cận này đòi hỏi khả năng kết nối kiến thức và kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau của các nhà chuyên môn và giáo viên khi thiết kế và dạy học những mạch chung trong chương trình và sách giáo khoa tích hợp.■

1. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn

Dạy học những kiến thức liên quan từ hai môn trở nên theo phương pháp tích hợp gọi là dạy học tích hợp liên môn. Phân tích cụm từ này ta có: “tích hợp” là phương pháp và mục tiêu của việc dạy học hướng tới và áp dụng. Còn “liên môn” là nội dung dạy học với sự tham gia của nhiều môn học khác nhau trong bài giảng của thầy cô trên lớp. Khi dạy học tích hợp chắc chắn sẽ phải dạy kiến thức liên môn. Như vậy, hai khái niệm này có mối quan hệ với nhau. Muốn dạy liên môn có hiệu quả cần dạy theo kiểu tích hợp.

Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ thấp, dạy học tích hợp thể hiện bằng cách lồng ghép những kiến thức giáo dục có liên quan ở các môn học khác nhau vào quá trình dạy một môn học nào đó. Ví dụ như lồng ghép giáo dục lối sống, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục sử dụng năng lương tiết kiệm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và giáo dục chủ quyền quốc gia về biển, biên giới, hải đảo.

Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ cao hơn, người ta xử lí các kiến thức ở các môn học khác nhau trong một mối liên quan. Mục tiêu làm sao để học sinh có cái nhìn sâu sắc về một chủ đề môn học, có cái nhìn tổng quát đa chiều và vận dụng kiến thức đó tốt hơn để giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống. Cách dạy học này cũng giúp học sinh giảm bớt việc học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.

Khi dạy học tích hợp liên môn, chủ đề bài học sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến nhiều môn học từ 2 môn trở lên. Những kiến thức này thể hiện trong ứng dụng của những kiến thức môn học liên quan trong cùng một hiện tượng, quá trình xã hội hay trong tự nhiên.

Ví dụ, trong máy phát điện, động cơ gồm có kiến thức vật lý và công nghệ, trong nguồn điện hóa học gồm kiến thức hóa học và vật lý, trong chủ quyền biển đảo có kiến thức địa lí và lịch sử, trong giáo dục đạo đức lối sống có kiến thức văn học và giáo dục công dân.

2. Phân biệt giữa “đơn môn” và “liên môn” trong dạy học tích hợp

Dạy học đơn môn đã có từ lâu. Theo đó, dạy đơn môn là đề cập tới kiến thức của một môn học nhất định nào đó một cách riêng biệt. Còn liên môn là đề cập tới kiến thức của nhiều môn học khác nhau có liên quan đến chủ đề bài học đề cập. Do đó, dạy học tích hợp liên môn là đề cập tới kiến thức của 2 hay nhiều môn học khác nhau.

Giữa hai phương pháp dạy đơn môn và dạy liên môn không có sự khác nhau về hình thức và phương pháp. Cách dạy vẫn là truyền đạt kiến thức tới học sinh và mục tiêu giúp học sinh nắm được bài giảng của thầy cô, ứng dụng tốt vào làm bài tập cũng như cuộc sống, thậm chí trong cả những môn học khác. Do đó, cách dạy học tích hợp liên môn hay đơn môn sẽ tập trung vào mục tiêu của việc học, trang bị kiến thức môn học cần thiết cho học sinh chứ không phân biệt cách học đơn môn hay tích hợp. Ở đây, chúng ta đề cao hiệu quả học tập giúp học sinh học được nhiều kiến thức nhất, học sâu sắc nhất nhưng cũng tiết kiệm thời gian, giảm áp lực học hành cho các em.

Bởi mục tiêu học tập của các em, mục tiêu của những phương pháp dạy học chính là nhằm phát triển năng lực cho mỗi học sinh. Vì vậy, dạy học tích hợp liên môn cần phải được tổ chức dạy và học tích cực, sáng tạo và tự lực cho học sinh. Các hoạt động học tập cần đa dạng để thu hút và học tập có hiệu quả như học ở trong lớp, ngoài lớp, học trong trường và ngoài trường, học ở nhà và ở cộng đồng. Đặc biệt, học tập phải có thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

3. Dạy học tích hợp liên môn có ưu điểm gì khi dạy học sinh

Nếu  như cách dạy cũ còn nhiều đơn điệu, thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành, dạy học rập khuôn, máy móc sẽ khiến học sinh bị hạn chế sức sáng tạo, óc tưởng tượng thì dạy học tích hợp liên môn đã khiến học sinh hứng thú hơn trong giờ dạy học, giúp các em hiểu bài học sâu sắc ở nhiều khía cạnh hơn. Thêm nữa, các em có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn tốt hơn. Từ đó, học sinh sẽ trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng kiến thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách riêng của mình.

Như vậy, học theo phương pháp tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh không phải học thuộc kiến thức một cách máy móc và khó khăn mà sẽ ghi nhớ tốt hơn trong quá trình vận dụng vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Do đó, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích tiết học hơn.

Khi nhiều môn học được tích hợp trong một chủ đề không chỉ khiến học sinh được học kiến thức sâu rộng, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ bình diện mà còn giảm bớt thời gian, công sức học lại nhiều lần một nội dung kiến thức gây nhàm chán và quá tải cũng như khó vận dụng vào thực tiễn với kiến thức đơn lẻ.

>> Nếu như bố mẹ đang cần gia sư dạy kèm tại nhà cho con để giúp con học tập tốt hơn thì hãy đăng ký ngay trên vieclam123 nhé.

4. Dạy học tích hợp liên môn mang lại những ưu điểm gì cho giáo viên

Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên sẽ phải tìm hiểu thông tin nhiều hơn để chuẩn bị cho bài học chứ không chỉ giảng dạy kiến thức một môn học như trước. Điều này có thể tạo ra một chút khó khăn đối với thầy cô nhưng sẽ không khó khắc phục. Bởi vì:

* Trong bài giảng của mình dù là dạy môn học nào đi chăng nữa, giáo viên cũng thường phải dạy thêm những kiến thức liên quan của những môn học khác ở bên ngoài để bổ sung cho chủ đề của bài học dạy cho học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên không chỉ có sự am hiểu về riêng môn học mình dạy mà còn có những kiến thức liên môn khác được tích lũy trong quá trình dạy học nhiều năm của bản thân.

* Đồng thời, việc dạy và học hiện nay không đơn thuần là giáo viên giảng bài còn học sinh ở dưới lớp ghi chép như trước theo chương trình phân công của bộ giáo dục nữa. Hiện nay, giáo viên sẽ vừa truyền đạt kiến thức vừa là người kiểm tra, tổ chức và định hướng học tập cho học sinh của mình.

* Với cách dạy học tích hợp liên môn này, các giáo viên giảng dạy những môn học liên quan có thể chủ động, thuận tiện hơn khi cùng hỗ trợ, phối hợp với nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy học tích hợp liên không chỉ giảm tải cho học sinh mà còn cho cả giáo viên. Theo đó, các bài học sẽ được dạy theo các chủ đề liên môn với kiến thức nhiều môn học liên quan. Từ đó, giáo viên sẽ được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm giúp tạo ra đội ngũ giáo viên có kiến thức sâu rộng, không chỉ trong môn mình dạy chuyên trách mà kiến thức liên môn, kiến thức tích hợp. Ở các trường sư phạm, những thầy cô tương lai cũng được đào tạo dạy học tích hợp liên môn bài bản trong khóa học đào tạo chính quy của mình.

5. Những khó khăn – nhược điểm của dạy học tích hợp liên môn

Khó khăn của dạy học tích hợp liên môn có thể gặp ở giáo viên. Nhưng chủ yếu ở vấn đề tâm lí. Trên thực tế, dạy học tích hợp liên môn không quá khó đối với người dạy xét về cả cách dạy và kiến thức.

Đồng thời, trước đó, bộ GD-ĐT có chỉ đạo về nội dung giáo dục tích hợp dạy học nhiều môn học trong chương trình dạy phổ thông xen kẽ như giáo dục pháp luật, đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục phòng chống tham nhũng, bảo vệ môi trường… Tóm lại rất đa dạng nội dung kiến thức tích hợp yêu cầu giáo viên dạy trong bài học của mình nhằm giúp học sinh trang bị đa dạng kiến thức liên quan trong cuộc sống cho các em.

Để hỗ trợ giáo viên dạy học tích hợp liên môn, bộ GD-ĐT đã có những đợt tập huấn giáo viên chuyên về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, kiểm tra theo tiêu chí giúp phát triển năng lực của học sinh. Bài giảng của giáo viên cần tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong môn học cụ thể. Chủ đề liên môn, tích hợp cần phù hợp với phương pháp dạy tích cực, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của trường và địa bàn mình.

Cách dạy học tích hợp liên môn còn có mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn cho giáo viên giảng dạy. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, kiểm tra nhằm phát triển năng lực của học sinh và giúp giáo viên, cán bộ quản lý chủ động trong xây dựng chủ đề, chọn kiến thức trong môn học, chọn các chủ đề tích hợp, liên môn.

6. Những điều cần lưu ý khi dạy học tích hợp liên môn

Khi dạy học tích hợp liên môn, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:

Hiểu tích hợp liên môn không phải là tích hợp đa môn. Bởi những kiến thức của môn học khác chỉ có vai trò bổ sung thêm cho chủ đề của bài học.

Không phải bài học nào cũng có thể hay phải áp dụng cách dạy tích hợp liên môn

Dạy học tích hợp liên môn không phải dạy theo từng bài mà sẽ giảng dạy theo chủ đề xuyên suốt nhiều bài.

Dạy học tích hợp liên môn không phải là phương pháp mới. Bởi tích hợp liên môn đã từng được áp dụng trong giảng dạy trước đó như liên hệ thực tế, tính thời sự, tư tưởng của chủ đề bài học.

7. Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần chuẩn bị gì?

Mặc dù dạy tích hợp liên môn nhưng giáo viên cũng không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều về kiến thức. Vì nội dung chính của chủ đề bài học vẫn thuộc môn học đó đúng chuyên môn dạy từ trước tới nay của thầy cô. Đồng thời, nhiều khóa tập huấn về kiến thức mới của phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực liên môn kết hợp với IT, thiết bị điện tử phục vụ đã được triển khai tới giáo viên.

Do đó, với chuyên môn tốt về môn học cùng những kĩ thuật, thiết bị phục vụ công việc giảng dạy, giáo viên hoàn toàn có thể triển khai. Bạn cần vận dụng kiến thức, khả năng của mình để dạy học tích hợp liên môn bao gồm:

* Đề ra và xây dựng chủ đề dạy học có tích hợp liên môn

* Qua mỗi chủ đề bài học, xác định được năng lực, tiềm năng có thể phát triển cho học sinh tốt nhất

* Thực hiện biên soạn các câu hỏi.

* Ra bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học

* Thiết kế tiến trình dạy học với các hoạt động học của học sinh

* Tổ chức dạy học để dự giờ

* Phân tích, rút kinh nghiệm

Lưu ý những nội dung này cũng chính là trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn nêu trong hướng dẫn. Buổi sinh hoạt tổ nhóm nên được tổ chức 2 chủ đề/học kì. Đây là những buổi huấn luyện tốt cho giáo viên trong tổ bộ môn ở các nhà trường.

Ngoài ra, giáo viên còn cần tăng cường giao lưu với các đồng nghiệp ở các tỉnh khác, trường khác qua các diễn đàn trên mạng mà bộ GD-ĐT mới xây dựng.

Nhìn chung, trong thời đại nền kinh tế tri thức và thay đổi nhanh chóng không chỉ về mặt khoa học công nghệ mà còn cả cuộc sống xã hội như hiện nay, mỗi người luôn cần phải học tập, học nữa học mãi như Lê-nin từng nói. Học sinh cũng vậy, các em phải học rất nhiều môn học, khối lượng kiến thức khổng lồ, số lượng bài tập dày đặc nhiều hơn bao giờ hết so với các thế hệ học sinh trước kia. Do đó, cách dạy học tích hợp liên môn được phát triển giúp các em có cách học tập hiệu quả hơn, hiểu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn đồng thời cũng như giảm tải việc học, thời gian học đi.

Có rất nhiều vấn đề mà bạn cần quan tâm tới nội dung dạy học tích hợp liên môn. Hy vọng bài viết ở trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

>> Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề