Các công ty làm ăn tốt nhất Việt Nam

Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố chiều 22/12 cho thấy, Nestlé Việt Nam vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.

Những doanh nghiệp khác đứng trong top 5 gồm: Vietcombank, Viettel, Abbott Vietnam, Coca-Cola Việt Nam. Đây là mùa khảo sát thứ 8 được thực hiện với 595 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề với 65.213 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021.

Bảng xếp hạng năm nay có nhiều doanh nghiệp lần đầu lọt vào danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021 gồm: Saint-Gobain Việt Nam, Searefico, Gojek Vietnam, Công Ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam, Hưng Thịnh Incons, Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], ...

Top 20 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

>> Xem danh sách đầy đủ tại đây

Ngoài ra, bảng xếp hạng năm nay cũng có nhiều doanh nghiệp thăng hạng như: Manulife Việt Nam, Novartis Vietnam, Perfetti Van Melle Việt Nam, Acecook Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam...

Bên cạnh bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt, năm nay nghiên cứu còn chọn ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2021 hay top 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc.

Cũng theo khảo sát, ngoài làn sóng làm việc tự do thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực, ngược lại, năm nay người lao động nghỉ việc ồ ạt và sự trỗi dậy của nhóm "siêu nhảy việc" gây xáo trộn nguồn nhân lực.

Theo Anphabe, có một nghịch lý diễn ra trong nguồn nhân lực là tỷ lệ thất nghiệp đang cao [chiếm 2,52% nguồn nhân lực], tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng cao, cứ 10 người, có 6 người đang chủ động tìm kiếm công việc mới. Nghịch lý này càn quét từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và bây giờ là Việt Nam, với tên gọi chung là The Great Resignation - trào lưu nghỉ việc ồ ạt.

Điều khiến các nhà quản lý thắc mắc là hậu Covid-19, những tưởng nhân viên sẽ quý công việc và vui mừng khi được đi làm lại, thay vào đó, họ quyết định nghỉ việc hàng loạt. Chỉ số gắn kết tình cảm và gắn kết lý trí, hai yếu tố quan trọng tác động tới nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của người đi làm được Anphabe đo lường trên diện rộng đang ở mức thấp nhất 6 năm qua. Vì thế, tỷ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng thấp nhất, chỉ 46% nguồn nhân lực.

Lý giải cho hiện tượng này, khảo sát của Anphabe chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân có liên quan trực tiếp tới Covid-19 như biến động ngành nghề, sự mệt mỏi, kiệt sức trong môi trường làm việc căng thẳng và mất cân bằng, hay mất kết nối với đồng nghiệp và mất gắn kết với công ty, ... Do đó, tỷ lệ thất nghiệp đang cao, cơ hội tìm việc mới không dễ, nhưng thực tế đó vẫn khó níu chân những người lao động muốn nghỉ việc.

Một nguyên nhân khác tác động mạnh mẽ đến làn sóng nghỉ việc ồ ạt sau khi thị trường dần mở cửa là tình trạng nhân viên "siêu nhảy việc" gia tăng đột biến sau thời gian dài "án binh bất động" do ảnh hưởng của Covid-19.

Anphabe ghi nhận, nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm siêu nhảy việc, 19% thuộc nhóm siêu trung thành, còn lại 64% được coi là nhóm tiêu chuẩn. Trong suy nghĩ của nhóm siêu nhảy việc, thời gian lý tưởng để gắn kết với một doanh nghiệp chỉ là khoảng 2 năm, ngắn hơn nhiều so với nhóm tiêu chuẩn là 4,5 năm và nhóm siêu trung thành là 12 năm.

Thi Hà

Có đến 7 ngân hàng góp mặt trong Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có lợi nhuận quý 1/2021 cao nhất. Ba doanh nghiệp khác là Hòa Phát, Vinhomes và Vinamilk.

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có doanh thu cao nhất quý 1/2021

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE tăng / giảm doanh thu nhiều nhất quý 1/2021

>> Kết quả kinh doanh năm 2020 của các công ty niêm yết – Tổng hợp những cái NHẤT

Hòa Phát là doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận quý 1/2021 cao nhất Việt Nam

Các ngân hàng tiếp tục là nhóm doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận hàng đầu. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021, có đến 7 ngân hàng góp mặt trong Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có lợi nhuận cao nhất. Bảy ngân hàng này bao gồm: Vietcombank [VCB], Vietinbank [CTG], Techcombank [TCB], MBBank [MBB], VPBank [VPB], BIDV [BID] và ACB.

Ba doanh nghiệp ngành khác còn lại trong Top 10 là Hòa Phát [HPG], Vinhomes [VHM] và Vinamilk [VNM].

Dẫn đầu sàn HOSE về lợi nhuận quý 1/2021 là CTCP Tập đoàn Hòa Phát với 7.005,56 tỷ đồng, tăng 2.344,84 tỷ đồng [61,95%] so với Q4 2020 và tăng 4.700,80 tỷ đồng [203,96%] so với cùng kỳ năm trước.

Thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với 6.907,52 tỷ đồng, tăng 1.233,72 tỷ đồng [30,88%] so với Q4 2020 và tăng 2.724,87 tỷ đồng [65,15%] so với Q1 2020.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đứng thứ ba với 6.471,15 tỷ đồng, tăng lần lượt 1.086,76 tỷ đồng [46,41%] và 4.066,43 tỷ đồng [169,10%] so với Q4 và Q1 2020.

Các vị trí tiếp theo như trong bảng dưới đây:

Bảng Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có lợi nhuận quý 1/2021 cao nhất
HạngTên doanh nghiệpMã CKLợi nhuận quý 1/2021So Q4 2020%So Q1 2022%
1CTCP Tập đoàn Hòa PhátHPG7.005,562.344,8461,95%4.700,80203,96%
2Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamVCB6.907,521.233,7230,88%2.724,8765,15%
3Ngân hàng TMCP Công thương Việt NamCTG6.471,151.086,7646,41%4.066,43169,10%
4CTCP VinhomesVHM5.477,76-6.081,79-98,95%-2.167,30-28,35%
5Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank]TCB4.476,22468,6714,74%1.970,5678,64%
6Ngân hàng TMCP Quân độiMBB3.666,331.656,1368,34%1.883,47105,64%
7Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh VượngVPB3.201,81304,5813,53%887,8238,37%
8Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBID2.721,541.025,7047,18%1.277,0988,41%
9CTCP Sữa Việt NamVNM2.596,93360,7511,50%-179,87-6,48%
10Ngân hàng TMCP Á ChâuACB2.483,40-66,14-3,19%946,3561,57%

Như vậy trong số Top 10 nói trên, duy nhất Vinhomes [VHM] bị giảm lợi nhuận [gần một nửa so với quý trước và 28% so với cùng kỳ năm ngoái] thì 9 doanh nghiệp còn lại đều tăng lợi nhuận.

Biểu đồ dưới đây mô tả xu hướng lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc Top 10 kể trên trong 10 quý gần đây.

Sở dĩ các ngân hàng có lợi nhuận cao là do: [1] đây vốn là những doanh nghiệp có quy mô lớn [vốn chủ sở hữu lớn]; [2] nhiều khoản nợ xấu của giai đoạn trước đã hết trích lập dự phòng hoặc giảm, xóa và [3] các ngân hàng vẫn làm ăn tốt bất chấp bối cảnh dịch bệnh khiến nền kinh tế gặp khó khăn.

Hòa Phát có lợi nhuận tốt chủ yếu do giá thép tăng đột biến thời gian gần đây.

Vinamilk thì vẫn giữ phong độ ổn định lâu nay.

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có doanh thu cao nhất hàng quý từ 2018-2021

Theo fiintrade.vn, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết

Video liên quan

Chủ Đề