Các chức năng có bản của laptop

Đa phần mỗi người hiện nay đều sở hữu cho mình một chiếc laptop sử dụng hệ điều hành Windows như máy tính Dell, Surface, Lenovo,.. hoặc MacOS và tát nhiên là chiếc máy tính đó đã đi theo với bạn qua nhiều năm tháng và thực hiện nhiều đầu công việc cùng các tác vụ khác nhau. Thế nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đã khám phá đủ mọi tiện ích và tính năng của chiếc thiết bị này mang lại. Nếu bạn còn băn khoăn về điều này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Dark mode cho laptop

Đây là một trong những tính năng phổ biến hầu hết ở các thiết bị di động, máy tính hay cho đến máy đọc sách,.. giúp phần nào tiết kiệm được năng lượng khi sử dụng pin và nâng cao được trải nghiệm cho người dùng.

Bạn bắt đầu thấy thú vị rồi phải không, và để sử dụng nó thì bạn cần phải kích chuột phải -> Personalization -> Color, tìm đến dòng Choose your default app mode heading [chọn chế độ ứng dụng mặc định của bạn] và chọn Dark. Ngay sau đó thì hệ điều hành cùng hầu hết các ứng dụng trên máy sẽ chuyển sang chế độ nền tối.

Khả năng phát trực tiếp trò chơi từ console

Với những tính năng stream game trên laptop từ PS4 hay Xbox One khi kết nối cùng một mạng wifi đã có từ rất lâu [trước khi Google Stadia ra mắt]. Bạn là người đam mê trò chơi PS4, hãy cài đặt ứng dụng PS4 Remote Play từ cửa hàng Window hoặc macOS, miễn phí và dễ sử dụng. Một thiết bị khác là chiếc Xbox, thì việc kết nối sẽ dễ dàng hơn nhiều khi Windows đã tích hợp sẵn một ứng dụng Xbox giúp stream game trên laptop. Còn những người đang sử dụng macOS, thì cần phải bỏ ra 20$ để có thể stream game bằng OneCast.

Có thể lưu trang web ở trên thanh công cụ

Tương tự như việc gim các ứng dụng hay tệp tin thì giờ đây bạn cũng có thể lưu các trang web thường xuyên truy cập vào thanh công cụ hoặc thanh tác vụ, giúp công việc thực hiện được hiệu quả hơn.

Để tiến hành một cách nhanh thất thì người dùng Mac cần kéo thả đường dẫn trang web từ thanh địa chỉ trong Safari sang phía bên phải của thanh công cụ. Còn đối với những ai đang sử dụng Windows, cần mở trang web bằng trình duyệt Microsoft Edge và chọn “pin this page to the taskbar”.

Dễ dàng gửi tin nhắn SMS thông qua điện thoại

Đây là tính năng khá phổ biến và quen thuộc với nhiều người dùng nhưng vẫn còn một bộ phận chưa rõ về điều này cho lắm. Đối với người sử dụng Mac và iPhone có thể dễ dàng gửi tin nhắn SMS nếu hai thiết bị sử dụng chung một ID Apple và ứng dụng Messages. Ngoài ra những người sử dụng hệ Windows và Android, họ vẫn sẽ có thể tận dụng được tính năng này thông qua Your Phone được tích hợp sẵn trên Windows 10 và tải một ứng dụng tương tự trên thiết bị Android.

Tính đến thời điểm hiên tại thì tính năng Your Phone đã hỗ trợ các thiết bị iOS, vì vậy người dùng cần tải Microsoft Edge trên App Store và đăng nhập bằng tài khoản đang sử dụng trên máy tính để có thể liên kết thành công hai thiết bị với nhau. Thế nhưng đối với việc gửi tin nhắn từ các thiết bị Android trên máy Mac, thì có lẽ Android Messages giao diện web chính là lựa chọn duy nhất của chúng ta ngày lúc này.

Sẵn sàng mở rộng không gian làm việc với nhiều destop trên laptop

Nếu điều kiện làm việc của bạn cho phép bạn có thể đầu tư hai màn hình dể tối ưu hóa không gian làm việc để mang lại tính tiện lợi cao nhất hoặc có thể nghĩ đến phương án thay thế khác đó là sử dụng tính năng tạo destop ảo trên chính trang thiết bị của mình thay vì bỏ ra một khoản tiền không nhỉ cho màn hình phụ.

Đối với những người dùng macOS có thể tạo mới desktop ảo bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl+Up hoặc vuốt đồng thời 4 ngón tay trên trackpad, sau đó nhấp vào biểu tượng dấu “+” ở phía trên cùng bên phải màn hình. Ngoài ra trên hệ điều hành Windows, người dùng chọn Task View nằm trên thanh taskbar [bên phải biểu tượng tìm kiếm] và chọn New desktop.

Tạo hình nền động hoặc thay đổi được theo thời gian

Rất vui khi biết rằng tính năng này được hỗ trợ bởi cả hai nền tảng Windows và macOS, tuy nhiên với macOS, mọi thứ đơn giản hơn nhiều: vào menu Apple -> System Preferences, Desktop & Screen Saver -> Desktop photos, sau đó chọn Dynamic Desktop.

Việc thêm cá bức ảnh động hoặc video để làm hình nền trên Windows bây giờ đã không còn là chuyện dễ dàng như trước kia nữa, mà bạn sẽ cần phải dùng đến ứng dụng từ bên thứ ba nếu muốn sử dụng được tính năng này, và Desktop Live Wallpapers là lựa chọn tối ưu nhất ở hiện tại, tuy nhiên với phiên bản miễn phí sẽ chỉ hỗ trợ video định dạng .wmv, hoặc sử dụng DeskScapes với phí 5 đô la mỗi tháng.

Bật chế độ ko làm phiền

Đây là tính năng mà từ lâu đã có trên điện thoại và bây giờ chúng ta có thể sử dụng chế độ này trên cả hai nền tảng Windows và MacOS.

Nếu như bạn dùng hệ Windows, kích chuột phải vào Start -> System -> Focus Assist để thiết lập lại thông báo cho từng ứng dụng ở chế độ không làm phiền, sau đó tiến hành kích hoạt nó tại trung tâm thông báo [Action Center] bằng cách kích chuột phải vào biểu tượng thông báo -> Focus Assist.

Còn đối với những người dùng macOS thì hãy truy cập vào menu Apple -> System Preferences -> Notifications -> Do Not Disturb để hẹn giờ bật/ tắt tính năng. Hoặc bạn cũng có thể giữ phím Option và nhấn chọn biểu tượng thông báo để kích hoạt tạm thời chế độ không làm phiền cho đến khi bạn tắt nó [hoặc đến nửa đêm].

Dùng chú thích cho ảnh chụp màn hình laptop

Việc chụp màn hình cho máy tính diễn ra khá là dễ dàng với các  ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh màn hình, tuy nhiên các công cụ chính chủ trên Windows và MacOS luôn được người dùng ưu tiên bởi tính gọn nhẹ, dễ sử dụng và hơn hết là chúng đã được tích hợp thêm các công cụ chú thích ảnh khá tiện dụng trong thời gian gần đây, giúp người dùng hầu như không phải cần mở thêm một phần mềm thứ ba để chỉnh sửa.

Nếu như bạn thuôc hệ MacOS, sử dụng tổ hợp phím Cmd + Shift + 5 để chụp ảnh màn hình và phải đảm bảo ảnh sau khi chụp phải được chọn trong menu Options, sau đó bạn có thể kích chọn vào ảnh thumbnail góc dưới màn hình để thêm chú thích. Đối với Windows, bạn có thể dùng tổ hợp phím Win + Shift + S để mở công cụ Snip & Sketch, chụp và chỉnh sửa ảnh chụp màn hình của bạn.

Thực hiện coppy trên nhiều thiết bị trên laptop

Với  Windows, nhấp chuột phải vào menu Start -> Systems -> Clipboard để bật tính năng đồng bộ hóa các dữ liệu được copy và paste giữa các thiết bị khác nhau [liên kết với nhau bởi Microsoft ID]. Ngoài ra bạn cũng có thể kích hoạt tùy chọn bộ nhớ tạm để lưu trữ một số tệp tin từ đây.

Với những người dùng macOS được trang bị “Universal Clipboard” hoạt động giữa các thiết bị khác nhau đăng nhập chung một tài khoản Apple ID – mà không cần tinh chỉnh bất kỳ cài đặt nào khác. Ngoài ra chỉ cần đảm bảo Allow Handoff được kích hoạt trong System Preferences trong menu Apple.

ãy đón đọc những bài viết thông tin chi tiết tiếp theo của Lapcity trên fanpage chính thức.

Hiện nay đa số các bạn sinh viên đều cần laptop để hỗ trợ cho việc học tập và để chọn được một chiếc laptop phù hợp thì các bạn nên nắm những thông số cơ bản của nó. Cũng giống như smartphone, laptop cũng có những đặc tính riêng để cho người dùng dễ lựa chọn. Do đó, hãy cùng Kim Long điểm qua những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua laptop qua bài viết sau nhé!

 

Sinh viên cần biết những thông số kỹ thuật nào của Laptop?

Hiện nay trên thị trường sẽ có rất nhiều hãng laptop khác nhau với đa dạng mẫu mã và cấu hình. Mua laptop thì dễ, nhưng mua được laptop phù hợp với nhu cầu học tập thì không đơn giản chút nào, vì vậy các bạn cần nắm được 6 thông số cơ bản của laptop dưới đây:

1. CPU [Central Processing Unit]

Khái niệm: CPU là đơn vị xử lý trung tâm. Đây là bộ phận rất bé của laptop nhưng có sức mạnh lớn nhất, nó được xem là bộ não để điều khiển các phần còn lại của máy.

Chức năng: phân tích mọi dữ liệu và xử lí các yêu cầu tính toán mà bạn thao tác trên laptop.

CPU có chức năng phân tích và xử lí dữ liệu của laptop   

Mình lấy ví dụ, nếu nhà sản xuất ghi: CPU Intel Core i7-8550U [1.8GHz up to 4.0Ghz] thì khi nhìn vào, bạn cần quan tâm đến 3 yếu tố của CPU:

- Nhà sản xuất: hiện nay đa số các hãng thường dùng CPU của 2 hãng là Intel và AMD. 

- Tốc độ CPU: có đơn vị đó là GHz [trong ví dụ là 1.8Ghz – 4.0 GHz], thông thường xung nhịp càng lớn thì laptop sẽ có tốc độ xử lý càng cao.

- Chip CPU: có nhiều dòng chip như CPU Pentium, core i3, core i5, core i7 [trong ví dụ là Core i7]. Không tính các yếu tố khác, các bạn có thể dễ dàng ghi nhớ tốc độ xử lý của các chip theo thứ tự sau: Pentium < core i3 < core i5 < core i7. Chip càng cao thì giá thành càng đắt, các bạn có thể để ý laptop Core i5 thường đắt hơn Core i3.

Đối với các bạn sinh viên thuộc ngành kinh tế, khoa học cơ bản thường nên chọn laptop có CPU core i3 – core i5. Còn đối với các bạn chuyên về thiết kế hoặc kỹ thuật thì CPU core i5- core i7 sẽ hợp lí hơn.

2. RAM [Random Access Memory]

Ram laptop là bộ nhớ lưu trữ tạm thời

Khái niệm: Ram là bộ nhớ tạm của laptop.

Chức năng: lưu trữ tạm thời thông tin khi ứng dụng hay chương trình nào đó được khởi chạy tạo ra, sau đó những thông tin này sẽ được CPU lấy để xử lí.

Đặc điểm: vì Ram chỉ lưu trữ tạm thời thông tin nên khi bạn tắt máy, dữ liệu của Ram sẽ bị mất đi.

Vai trò: Bộ nhớ RAM càng lớn thì khi chạy nhiều chương trình cùng lúc, dữ liệu sẽ được luu trữ nhiều hơn, do đó laptop sẽ thực hiện ứng dụng mượt mà hơn, ít chậm máy hơn. Nếu không có RAM laptop hầu như sẽ không làm được gì cả vì CPU sẽ không biết lấy dữ liệu từ đâu ở xử lí.

Các mức dung lượng RAM: laptop thường có tùy chọn RAM 2GB, 4GB, 6GB, 8GB và 16GB. Theo mình thì các bạn sinh viên nên chọn laptop tối thiểu 4GB trở lên để đáp ứng được nhu cầu học tập cơ bản và giải trí hàng ngày.

3. Ổ cứng

Ổ cứng laptop có chức năng luu trữ ứng dụng, game, dữ liệu,... của người dùng

Vai trò: cũng có chức năng lưu trữ nhưng khác với RAM, ổ cứng chứa đựng những dữ liệu của người dùng như hệ điều hành Windows, hình ảnh, video, phần mềm, game, tài liệu cá nhân,…

Đặc điểm: khi tắt máy thì dữ liệu trên ổ cứng không bị mất đi.

Phân loại: có 2 loại ổ cứng thường được trang bị trên laptop là HDD và SSD.

HDD

SSD
Độ bền Độ bền tương đối vì được cấu tạo từ ổ đĩa cứng truyền thống, hoạt động bằng cơ xoay liên tục. Độ bền cao vì là ổ cứng mới ở dạng thể rắn, hoạt động cố định.
Hiệu suất Vừa phải. Ổn định hơn HDD. Có khả năng chống sốc cực tốt.
Tốc độ Khởi động máy, mở ứng dụng, mở game mất tầm 1’ hoặc nhiều hơn. Là điểm cộng lớn nhất của SSD. Khởi động máy, chạy ứng dụng chỉ mất vài giây. Tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh [gấp 8-10 lần so với ổ cứng HDD thông thường].
Tiếng ồn Khá rung và ồn khi truy xuất dữ liệu [do ỗ đĩa phải quay liên tục]. Không gây ồn do cấu tạo cố định.
Giá Rẻ nên được sử dụng nhiều. Nếu cùng 1 dung lượng lưu trữ thì SSD đắt gấp 10 lần HDD.
Tính thông dụng Được sử dụng rộng rãi. Ít phổ biến hơn HDD.

Thông thường laptop của các bạn sẽ được trang bị sẵn ổ cứng HDD, dung lượng tối thiếu nên chọn là từ 1TB [tương đương 1000GB] để lưu trữ được nhiều tài liệu học tập, video, game,… mà mình yêu thích.

Đối với các bạn muốn sử dụng Win 10 thì trong quá trình sử dụng Win sẽ liên tục cập nhật phiên bản và đôi khi sẽ gây ra tình trạng Full Disk. Do đó nếu có điều kiện, bạn nên trang bị thêm ổ cứng SSD để laptop chạy mượt mà hơn và mở máy cũng nhanh hơn.

4. Màn hình

 

Khi chọn màn hình cần lưu ý độ phân giải và kích thước

Có 2 yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn màn hình là: Kích thước và độ phân giải.

Kích thước: màn hình laptop có kích thước được đo bằng “inch”. Hiện nay kích thước thông dụng nhất là 13.3”, 14”, 15.6” và 17.3”. Theo mình thấy các bạn sinh viên thuộc ngành cơ bản thì nên chọn 14” hoặc 15.6” là hợp lí, còn các bạn muốn chơi game hay thiết kế thì màn hình 17” sẽ cho trải nghiệm tốt hơn.

Kích thước màn hình cũng tỷ lệ thuận với cân nặng của máy, màn hình có kích thước lớn thì laptop có khối lượng cũng nặng hơn. Do đó đặc biệt là các bạn nữ nên chọn máy từ 1.2kg – 1.8 kg để tiện cho việc mang máy đi học hàng ngày nhé.

Độ phân giải: phổ biến hiện nay là màn hình HD [1367x768], HD+ [1600x900], Full HD [1920x1080], 2K [2560x1440] và 4K [3840x2160]. Nhìn có vẻ rối mắt quá phải không, theo kinh nghiệm của mình thì các bạn chỉ cần chọn màn hình Full HD là được vì chất lượng hình ảnh rất chân thực, sinh động và sắc nét, phù hợp cho mọi nhu cầu của các bạn.

5. Card đồ họa

Card đồ họa đóng vai trò lớn trong xử lí hình ảnh của laptop

Có 2 loại card đồ họa trên laptop là card Onboard và card rời. Hai card này có chức năng chung là để xử lý hình ảnh, cùng so sánh để tìm điểm khác biệt qua bảng sau nhé:

  Card Onboard Card Rời
Ví trí Đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của laptop. Được gắn rời, không nằm ở bo mạch chủ.

Cơ chế hoạt

động

Hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM để xử lí hình ảnh. Hoạt động độc lập, có bộ tản nhiệt riêng, GPU riêng để xử lí hình ảnh.
Hiệu suất Vừa phải. Cao hơn nhiều vì ưu điểm chính của card rời là chuyên hỗ trợ xử lý đồ họa, giúp hình ảnh sắc nét, chân thực.
Chi phí Thấp hơn card rời. Đắt hơn.

Card đồ họa rời chỉ thích hợp với các bạn sinh viên chuyên về thiết kế đồ họa cũng như kỹ thuật hoặc muốn chơi game không giật lag, do đó các bạn sinh viên các ngành kinh tế, công nghệ thì có thể bỏ qua card rời nhé.

6. Pin

Laptop có càng nhiều cell pin thì tuổi thọ pin càng dài

Khi nhìn vào phần dưới của laptop, các bạn dễ dàng nhìn thấy một thanh dài, đó chính là thanh pin. Mỗi thanh như vậy sẽ có nhiều cục pin Li-ion, mỗi cục pin như vậy được gọi là cell, các bạn có thể hiểu đơn giản Pin 4 cell là có 4 cục pin, 6 cell là có 6 cục pin.

Để đánh giá laptop có thời lượng pin dài hay không cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều cell pin hơn tất nhiên là thời gian sử dụng pin cũng lâu hơn, nhưng còn phụ thuộc vào dung lượng pin [đơn vị là mAh] và cách bạn dùng laptop vào việc gì nữa.

Với nhu cầu học tập cơ bản, các bạn sinh viên nên chọn laptop có pin 4 cell trở lên để thuận tiện cho việc học trên lớp cũng như học nhóm ở ngoài nhé.

Lời kết

 

Trên đây Kim Long Center đã chia sẻ cho các bạn những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua laptop, đó là: CPU, RAM, ổ cứng, màn hình, card đồ họa và pin. Tuy thấy nhiều vậy thôi chứ thực ra cũng rất đơn giản, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên những thông tin hữu ích để chọn laptop phù hợp với mình.

Có thể bạn quan tâm:

>> Lựa chọn Laptop cho sinh viên nhóm ngành kinh tế.

>> Lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành khoa học cơ bản.

>> Lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành đồ họa.

>> Lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành lập trình.

>> Lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật.

>> Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên 2020.

Video liên quan

Chủ Đề