Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Trả lời 5: Sau hơn 40 năm nghiên cứu sâu rộng, các cơ quan ở cấp quốc tế và quốc gia chuyên nghiên cứu và thẩm định tính an toàn của các phụ gia thực phẩm đã xác định rằng bột ngọt là an toàn cho việc sử dụng của con người dưới dạng chất điều vị.

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ bổ sung bột ngọt vào danh mục thực phẩm “được công nhận là an toàn” (GRAS), tương tự như đường, bột nở và giấm. Thực phẩm được chỉ định GRAS dựa trên hình thức sử dụng phổ biến của thực phẩm đó và các thử nghiệm rộng rãi. Tại Liên minh Châu Âu, bột ngọt cũng là một phụ thực phẩm được xác nhận bởi các cơ quan khoa học và quản lý là an toàn cho mục đích sử dụng ở con người. Tìm hiểu thêm: Tính an toàn của bột ngọt

Mặc dù một số người cho rằng mình nhạy cảm với bột ngọt, trong các nghiên cứu mù kép trên các đối tượng này, các nhà nghiên cứu đã không chứng minh được bột ngọt gây ra phản ứng ở các đối tượng khi các đối tượng này được cho sử dụng bột ngọt hoặc giả dược kết hợp với thực phẩm.

Bên cạnh việc học lí thuyết trên giảng đường, những buổi tham quan nhà máy thực tế giúp sinh viên có thêm hiểu biết về nghề nghiệp để có sự lựa chọn công việc phù hợp hơn. Đó là ý nghĩa của đoàn tham quan nhà máy Ajinomoto dành cho các sinh viên thuộc các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/3/2017.

Tham gia chuyến đi có 168 sinh viên đến từ các trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại thương CS2, Đại học Luật TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Văn Hiến, Đại học FPT và khối ĐHQG như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước khi tham quan nhà máy Ajinomoto chi nhánh Biên Hòa, Đồng Nai -

Ảnh: Thu Trang

Chuyến tham quan thực tế

Sinh viên được tham quan mô hình sản xuất, chế biến, đóng gói các sản phẩm của Ajinomoto như hạt nêm Aji-ngon, bột ngọt Ajinomoto, sốt Aji-mayo… Tại từng quy trình sản xuất ở nhà xưởng, nhân viên sẽ có phần thuyết trình giúp các bạn hiểu rõ hơn về khâu sản xuất lẫn công việc của các công nhân.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Sinh viên trong phòng xem các đoạn phim về các sản phẩm của Ajinomoto - Ảnh: Thu Trang

Đặc biệt, nhà máy Ajinomo chi nhánh Biên Hòa, Đồng Nai còn giới hiệu đến các sinh viên mô hình xử lí nước thải bằng phương pháp chảy tràn thành nguồn nước cam kết sạch hơn sông Đồng Nai. Nguồn nước được xử lí từ bộ phận sản xuất, văn phòng và cantin của nhà máy sau đó xử lí sạch chất bẩn rồi thải ra sông.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Đoàn sinh viên di chuyển đến phân xưởng sản xuất của nhà máy - Ảnh: Thu Trang

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto


Sinh viên tham quan mô hình xử lí nước thải bằng phương pháp chảy tràn của nhà máy - ảnh: Thu Trang

Trong phần giao lưu, đặt câu hỏi với nhân viên nhà máy, các sinh viên bàn quanh vấn đề về quy trình xử lí sản phẩm lỗi, tiêu chuẩn xử lí nước thải, độ an toàn của sản phẩm và các thông tin khác về các vị trí tuyển dụng thực tập cho công ty.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Sinh viên đặt câu hỏi cho nhân viên về sản xuất thực phẩm ở nhà máy - Ảnh: Thu Trang

Giá trị của sự trải nghiệm

Tại hội thảo“Việc làm của người học tốt nghiệp ĐHQG Hà Nội – Cơ hội và thách thức” vừa qua,Tiến sĩ Trần Thị Tuyết, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG HN đã công bố một khảo sát về việc làm sinh viên ở 132 nhà tuyển dụng và 581 sinh viên từ tháng 11/2014 tới tháng 3/2015.

Qua khảo sát cho thấy, chỉ 30% nhà doanh nghiệp đánh giá tốt về kiến thức chuyên môn, 11% đánh giá tốt vể kỹ năng mềm, 2% đánh giá tốt về kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh đó, 68% sinh viên ra trường chỉ muốn làm công việc đúng chuyên môn được đào tạo trong trường, trong khi nhà tuyển dụng cho biết, có nhiều vị trí công việc cho cử nhân mới tốt nghiệp, không phân biệt chuyên ngành đào tạo.

25% sinh viên cho rằng họ sẵn sàng làm việc gì cũng được, chỉ cần thị trường có nhu cầu và họ thấy phù hợp. Đặc biệt, sinh viên còn ngộ nhận về khả năng tin học như các kỹ năng văn bản trong words, excel và kỹ năng chát chít hay sử dụng facebook, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kiến thức xã hội.

TS.Tuyết cho rằng: “Đa số nhà tuyển dụng được hỏi đều cho rằng vấn đề lớn nhất của sinh viên mới ra trường là sự ngộ nhận và ảo tưởng về khả năng, năng lực bản thân, về giá trị sức lao động, về bằng cấp, kiến thức… thái độ tiếp cận công việc ít làm hài lòng nhà tuyển dụng. Thậm chí nhiều sinh viên còn quá xa lạ với thực tế công việc, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng xử lý công việc nhưng lại không chịu lăn xả, học việc. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong việc còn hạn chế.

Số liệu Bộ LĐ-TB-XH và Tổng cục thống kê công bố cuối năm 2013, cả nước có tới 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ . GS.TSKH Nguyễn Minh Đường - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “có 3 sai lầm dẫn đến cử nhân thất nghiệp là nhà trường chạy theo lợi nhuận, không biết về nhu cầu; nhà nước đầu tư không cân đối, không sát thực tế ngành nghề đào tạo; mất cân đối nguồn nhân lực”.

TS.Sái Công Hồng, Trung tâm khảo thí – Viện đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQG HN cho hay: “Chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra. Các doanh nghiệp uy tín có khi hàng năm không tìm được người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan”.

Mới đây, ĐHQG HN khảo sát trên 273 nhà sử dụng lao động thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó tập trung vào 7 lĩnh vực hoạt động về giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, công nghệ thông tin, luật, báo chí truyền thông, kỹ thuật, thương mại thì được đánh giá cao, trên 50% sinh viên tốt nghiệp ĐHQG HN giữ nhiệm vụ cao như quản lý, trợ lý trong các tổ chức. Tuy nhiên, có gần 40% sinh viên tốt nghiệp được nhà tuyển dụng bố trí vào vị trí phụ việc và việc khác. Điều này có nghĩa là gần 1/2 sinh viên tốt nghiệp sau khi được được tuyển dụng vẫn chưa có công việc ổn định và vị trí đáng mơ ước.

Đây là những thông tin đã được thống kê và đăng tải trên báo Dân Trí, cho thấy việc đào tạo chuyên môn cho sinh viên ở trường lớp vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Những chuyến tham quan thực tế giúp sinh viên có sự quan sát trực tiếp công việc và đối chiếu với sự hình dung ban đầu của mình.

Trung tâm Hỗ trợ Học sinh Sinh viên thường xuyên tổ chức các khóa kĩ năng mềm và tham quan nhà máy thực tế (miễn phí) và các ngày hội Phỏng vấn – Tuyển dụng để giúp trau dồi kĩ năng, tạo cơ hội việc làm thiết thực cho sinh viên tại TP.HCM.

THU TRANG (tổng hợp) - Nguồn: Báo Dân Trí

Cảm xúc đầu tiên khi chúng em được gặp tiếp xúc với nhân viên phòng PR có lẽ chính là sự thân thiện, lòng nhiệt thành với công việc và sự tự tin trong giao tiếp của chị. Để khuấy động không khí, một phần đối đáp có thưởng đã diễn ra sôi động với sự tham gia nhiệt tình từ các bạn sinh viên. Những câu hỏi xoay quanh hiểu biết về Tập đoàn Ajinomoto, Công ty Ajinomoto Việt Nam và các sản phẩm. Điều khiến chúng em thích thú ngoài việc được hiểu thêm về Công ty, về những sản phẩm cũng như các hoạt động Marketing và PR, có lẽ chính là những chia sẻ rất chân thành của chị trong suốt quá trình làm công tác PR cho Công ty. Như chị trải lòng, hoạt động tham quan thực tế là một chiến lược quảng bá hình ảnh, hơn là một chiêu thức quảng cáo. Thông qua những trải nghiệm thực tế làm cho công chúng, cho người tiêu dùng yêu mến Công ty hơn chính là công việc mà các anh chị cần mẫn thực hiện, với cả trái tim.

Khi xe di chuyển đến nhà máy đầu tiên tại Biên Hòa, chúng em đã vô cùng thích thú trước không gian rộng rãi và xanh mát nơi đây. Xe dừng lại cho lớp xuống lấy mũ bảo hộ để bảo đảm an toàn trong quá trình tham quan.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Hình 1: Các bạn sinh viên đội mũ bảo hộ trước khi bắt đầu tham quan

Cô tạp vụ ân cần chỉnh sửa quai nón để khách đội mũ đúng quy định và đảm bảo an toàn. Cô nhanh tay lấy từng chai nước đưa cho chúng em để chuẩn bị cho chuyến tham quan dài, mọi thứ trở nên thật vẹn tròn.

Xe chở chúng em đến từng khu vực trong nhà máy. Chị hướng dẫn trình bày về những công đoạn trong khâu sản xuất tại từng khu vực, chủ yếu là quá trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto-sản phẩm chủ lực của Công ty. Sau đó chúng em được tham quan phòng trưng bày sản phẩm ngành thực phẩm của tập đoàn và các sản phẩm hiện có ở Việt Nam.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Hình 2: Khách tham quan phòng trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Ajinomoto

Tiếp theo, chúng em được đến tham quan Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Thêm vào đó, khu vực lò hơi sinh học của nhà máy tại Long Thành, cũng góp phần giảm thiểu khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Hình 3: Tập thể lớp 13070610 chụp hình lưu niệm khu vực xử lý nước thải

Đến với khu vực nhà máy sản xuất hạt nêm Aji-Ngon, chúng em được tham quan và nghe giới thiệu về quy trình nghiêm ngặt từ khâu chọn lọc nguyên liệu đầu vào cho đến công đoạn đóng góp sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, đúng với slogan “Eat well, Live well”.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Hình 4: Khách tham quan lắng nghe quy trình sản xuất hạt nêm Aji-Ngon

Khu vực tham quan cuối cùng là phòng hội trường của nhà máy. Đồng thời, khách tham quan cũng được giải đáp nghi vấn về những tác hại khi sử dụng bột ngọt mà chúng ta vẫn thường được nghe truyền tai nhau trong đời sống, cuộc trò chuyện giữa hai bên diễn ra trong sự thoải mái và cả những tiếng cười dành cho sự hài hước của anh chị hướng dẫn.

Các câu hỏi về nhà máy Ajinomoto

Hình 5: Khách tham quan nghe thuyết trình tại Hội trường nhà máy

Tuy nhiên điều thú vị nhất có lẽ chính là khi bức màn trình chiếu được kéo lên, cánh cửa phòng thử vị mở ra, khách tham quan đã không khỏi ngạc nhiên trước sự đầu tư của Công ty. Tại phòng thử vị này, khách sẽ được nếm thử vị thịt heo nướng-nguyên liệu đầu vào của sản phẩm hạt nêm để tự mình kiểm chứng về độ tươi ngon.

Kết thúc buổi tham quan, mỗi vị khách còn được Công ty tặng một túi quà nhỏ gồm các sản phẩm của Công ty như một lời tri ân. Khi chúng em lên xe về lại thành phố, hình ảnh các anh chị nhân viên đứng nhìn từ phía sau, vẫy tay chào quả thực là một hình ảnh đáng trân trọng, một biểu hiện tốt đẹp của lòng hiếu khách và tôn chỉ “Bán sự ân cần phục vụ” mà Công ty luôn theo đuổi trong suốt quá trình hình thành và phát triển.