Busan có bao nhiêu tỉnh?

Xe buýt
Các tuyến xe buýt tốc hành chính kết nối Busan với các thành phố khác ở Hàn Quốc tại hai bến xe buýt chính, Bến xe buýt Nopodong [tại ga phía bắc của Tuyến Tàu điện ngầm 1] và Bến Xe buýt Seobu tại Ga Sasang trên Tuyến Tàu điện ngầm số 2.

Xe buýt liên tỉnh
Xe buýt liên tỉnh đến các tỉnh phía đông Gyeongnam, Gyeongbuk, Gangwon và Gyeonggi có sẵn tại Bến Xe buýt Trung tâm Busan. Xe buýt cung cấp dịch vụ đến Tây Gyeongnam và tỉnh Jeolla khởi hành từ Bến xe buýt Tây Busan ở Sasang. Xe buýt đến khu vực phía đông Gyeongnam, bao gồm Ulsan, Gimhae và Changwon, Khu vực Thủ đô Seoul, bao gồm Osan, Suwon, Ansan, Bucheon và Dong Seoul và khu vực phía nam Gangwon, bao gồm Donghae và Gangneung có sẵn tại Bến xe buýt liên tỉnh Haeundae. Bến xe buýt liên tỉnh Dongnae có xe buýt đến khu vực trung tâm và phía nam Gyeongnam, bao gồm Changwon, Gimhae, Gosung, Tongyoung và Geoje, cũng như Suncheon, Yeosu và Gwangyang.

Đường sắt quốc gia
Busan nằm trên một số tuyến đường sắt, trong đó quan trọng nhất là Tuyến Gyeongbu nối liền với các thành phố lớn khác như Seoul, Daejeon và Daegu. Tất cả các lớp tàu chạy dọc theo Tuyến Gyeongbu, bao gồm các chuyến tàu KTX tốc độ siêu cao cung cấp dịch vụ thường xuyên đến Seoul trong khoảng 150 phút. Tuyến Gyeongbu kết thúc tại Ga Busan. Các tuyến khác bao gồm tuyến Donghae Nambu nối Ulsan, Pohang và Gyeongju.

Hàng không

Nhà ga Sân bay Quốc tế Gimhae ở Gangseo-gu cung cấp các chuyến bay đến Gimpo, Jeju và Yangyang.

Thành phố Busan là thành phố cảng container lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ ba thế giới. Busan nằm tại chóp mũi Đông Nam của Hàn Quốc, về phía Bắc giáp thành phố Yangsan và Gimhae, về phía Đông tiếp giáp thành phố Ulsan và về phía Tây tiếp giáp thành phố Jinhae. Vì vị trí địa lý thuận lợi, Busan trở thành dải đất đầu tiên nối liền với Châu Á, Siberia và Châu Âu; đồng thời là cửa ngõ nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Busan là thành phố có khí hậu ôn hòa với 4 mùa. Thời tiết quanh năm luôn dễ chịu, không quá nóng vào mùa hè và cũng không quá lạnh vào mùa đông. Chính điều này đã thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến nghỉ ngơi tại Busan trong cả 4 mùa.

 

Thành phố Busan nhìn từ trên cao

Lịch sử:

Busan giành được độc lập vào tháng 8/1945. Năm 1963, Busan được nâng cấp là thành phố trực thuộc quản lý trực tiếp của trung ương [Jikhalsi] và là thành phố trung ương [Metropolitan] vào năm 1995. Từ những thập kỷ 50 đến 80 của thế kỷ XX, Busan đã nỗ lực rất nhiều và trở thành địa phương đi đầu trong công cuộc cải cách kinh tế và dân chủ của Hàn Quốc. Ngày nay, Busan đã có những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, văn hóa, xã hội.

 

Tháp Busan

Chính trị:

Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương:

Thành phố Busan gồm có 15 quận và 1 huyện. Các quận của Busan độc lập về hành chính và tài chính. Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố: gồm 1 thị trưởng, 1 phó thị trưởng phụ trách đối ngoại và 1 phó thị trưởng phụ trách hành chính, bao gồm 12 cục, 2 văn phòng, và một sở.

  • Cục Thanh tra và Kiểm toán.

  • Cục Phụ nữ và Chính sách gia đình

  • Phòng Kế hoạch và Quản lý.

  • Phòng xúc tiến Thương mại

  • Cục Hàng hải, Nông nghiệp và Ngư nghiệp

  • Cục Xây dựng và Phòng chống thiên tai

Lãnh đạo thành phố:

Thị trưởng thành phố: Hur Nam-sik

Phó Thị trưởng phụ trách đối ngoại: Lee Kyung-hoon

Phó Thị trưởng phụ trách hành chính: Lee Kweon-sang

Đại sứ, Cố vấn quan hệ quốc tế: Jeon Bou-gan

Trợ lý thị trưởng về Kế hoạch và Quản lý: Jbaek Un-hyeon  

Kinh tế:

Busan chiếm khoảng 8% thị phần năng lực phát triển kinh tế của cả nước.

Những ngành kinh tế mũi nhọn tại thành phố Busan là chế tạo ô tô, đóng tàu biển, các loại động cơ, phụ tùng cơ khí, giày dép, dệt may, thời trang, hải sản. Ngoài ra, Busan cũng chú trọng đến việc phát triển cảng biển, du lịch, ngân hàng, phần mềm tin học và điện ảnh.

 

Cảng Busan

Văn hóa - xã hội:

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng:

Thành phố Busan được bao bọc bởi sông, núi và biển. Hệ thống sinh thái được bảo tồn và phát triển phong phú. Thành phố có nhiều di tích lịch sử và văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như.

* Đảo Oryuk bao gồm 5 đảo nhỏ nằm giữa biển gần Shinsundae. Oryuk được biết đến như biểu tượng của Busan, thể hiện niềm hạnh phúc cũng như nỗi buồn phiền của biển.

 

Đảo Oryuk dưới ánh mặt trời mọc

* Bờ biển đá Taejongdae là một bãi đá tự nhiên trên đảo Yeongdo với rất nhiều vách đá hùng vĩ nhô ra biển, nổi tiếng với một quần thể thực vật đa dạng gồm hơn 120 loài thông, mộc lan và hoa trà và rất nhiều điểm du lịch nổi bật như Tượng mẹ và con, Nhà đèn, Bãi đá Shinseon…

 

Bờ biển đá Taejongdae

* Biển Haeundae được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Hàn Quốc với những khách sạn cao cấp và những con đường lót ván ven biển nhộn nhịp. Đặc biệt, Haeundae là nơi duy nhất có sự kết hợp giữa biển và suối nước nóng. Haeundae cũng nổi tiếng với những điểm thu hút khách du lịch như tượng người cá, Viện Hải dương học Busan, bến du thuyền…

* Dongnae Yaryu là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa lễ hội cổ truyền, đặc biệt là điệu nhảy dân gian cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trong đó những người tham gia phải mang mặt nạ truyền thống.

* Đảo chim di trú Eulsuk nằm ở cửa sông Nakdong, là nơi ở lý tưởng cho các loài chim di trú với khu đầm lầy nhiều lau sậy và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

* Chợ hải sản Jagalchi nằm ở gần cảng biển phía Nam tại phường Nampo là chợ hải sản lớn nhất Hàn Quốc với đa dạng sản phẩm biển và đặc biệt nổi tiếng với những người phụ nữ Jagalchi bán hàng có tiếng rao đặc biệt.

 

Chợ hải sản Jagalchi

* Rừng Geumjeong là nơi lý tưởng cho khách du lịch đi bộ ngắm cảnh.

* Chùa Boemoesa nằm phía Đông núi Geumjeong, phía Bắc Busan là một trong những ngôi chùa quan trọng của tín đồ Đạo Phật ở Hàn Quốc và được coi là di sản quốc gia.

 

Chùa Boemoesa

* Đền thờ Chungnyeol được xây dựng vào năm 1652 để tưởng nhớ những người dân yêu nước đã ngã xuống trong chiến tranh xâm lược của Nhật Bản 1592-1599. Đền được xây dựng trên diện tích đất rộng hơn 93.000m2 với một điện chính và 16 công trình phụ trợ. Mỗi năm vào ngày 25/5, một lễ tưởng niệm dành cho những người dân yêu nước được tổ chức trọng thể tại đây.  

* Khu trung tâm Gwangbok-dong và Nampo-dong nổi tiếng với nhiều cửa hàng, quán bar, café và đặc biệt là những nhà hàng với những món ăn gia truyền lâu năm...

* Dongnae Oncheon là khu nghỉ mát nổi tiếng với suối nước khoáng tự nhiên

Các lễ hội đặc sắc:

Thành phố Busan đã tổ chức thành công rất nhiều hội nghị và các lễ hội tầm cơ thế giới như Cúp Thế giới FIFA 2002 [Hàn Quốc/Nhật Bản]; Thế vận hội Châu Á 2002, Đại hội Thể thao FESPIC Busan lần thứ 8 vào tháng 11/2002, Cuộc thi Hợp xướng Quốc tế Busan lần thứ 2 vào năm 2002, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh APEC 2005. Hiện nay thành phố đang nỗ lực để giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020.

Ngoài ra, tại Busan thường diễn ra các lễ hội và các hoạt động văn hóa nổi bật như:

* Liên hoan phim quốc tế Busan là một trong những Liên hoan phim quốc tế lớn và có tiếng vang nhất Châu Á.

* Liên hoan nhạc rock quốc tế hàng năm, được tổ chức lần đầu tiên năm 1999, quy tụ các nhạc công nhạc sĩ rock chuyên nghiệp từ các quốc gia trên thế giới cũng như Hàn Quốc.

 

Liên hoan nhạc rock

* Hội thi bơi tại biển Haeundae vào mùa đông, thu hút rất nhiều khách du lịch.

* Lễ hội Jagalchi [Lễ hội cảng cá] vào trung tuần tháng 10, tập trung rất nhiều sản vật biển và là cơ hội để du khách thưởng thức các món ăn được chế biến từ nhiều loại cá. Lễ hội này thường có những cuộc hóa trang diễu hành trên đường phố.

 

Lễ hội Jagalchi

* Lễ hội thả diều dân gian quốc tế diễn ra tại bãi biển Haeundae vào tháng đầu tiên của năm, nhằm cầu chúc may mắn và thanh bình cho năm mới. 

* Lễ hội biển hàng năm được tổ chức vào tháng 8 tại bờ biển Gwangalli, Haeudae, Songjeong, Ilgwang, Songdo và Dadaepo tập trung các hoạt động văn hóa tiêu biểu đặc sắc thu hút khách du lịch như: lễ hội khiêu vũ, cuộc đua thuyền buồm, thi lướt sóng, thi đắp cát…

 

Thi đắp cát trên bờ biển Haeundae

Đặc biệt hàng tháng đều diễn ra các hoạt động biểu diễn văn hóa truyền thống như múa dân gian, ca nhạc truyền thống tại các công viên và sân khấu ngoài trời trong thành phố. Đây là những sân chơi đặc biệt cho người dân Busan, đồng thời là địa điểm truyền bá văn hóa truyền thống của Hàn Quốc và thu hút khách du lịch.

Website chính thức:

//www.english.busan.go.kr

b. Hoạt động hợp tác:

Văn kiện ký kết:

1.  Bản Ghi nhớ giữa TPHCM và Thành phố Busan.

Thời gian ký kết: 03/11/1995

Người đại diện ký kết: Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBND TPHCM và Ông Moon Jung-Soo, Thị trưởng thành phố Busan.

2. Thỏa thuận về các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa TPHCM và Thành phố Busan.

Thời gian ký kết: 15/09/2004

Người đại diện ký kết: Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực  UBND TPHCM và Ông Hur Nam-sik, Thị trưởng Thành phố Busan.

Nội dung ký kết: Tăng cường quan hệ hợp tác giữa TPHCM và Thành phố Busan, thông qua trao đổi đoàn lãnh đạo cao cấp của thành phố, tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình trao đổi công chức và tiến tới thành lập văn phòng đại diện của mình tại địa phương bên kia, cùng tham gia hoạt động quảng bá du lịch và văn hóa, hợp tác trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt và tiếng Hàn, hỗ trợ hoạt động của các hội hữu nghị…

Hoạt động giao lưu:

1. Du lịch:

Đường bay trực tiếp TPHCM - Busan được khai trương vào tháng 09/2003, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác du lịch giữa hai thành phố.

Tình nguyện viên Hàn Quốc đến giúp lớp dạy tiếng Hàn của Sở Du lịch TPHCM để đào tạo các hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn phục vụ nhu cầu du lịch đang tăng của người Hàn Quốc đến thành phố.

2. Thương mại:

Hai bên tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư thương mại.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại TPHCM thành lập vào ngày 03/03/2004, bao gồm hơn 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, các hoạt động của hiệp hội là hỗ trợ lẫn nhau trong việc đầu tư kinh doanh tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Vào tháng 7/2006 Sở Bưu chính viễn thông TPHCM đã có buổi làm việc giới thiệu về các cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ thông tin với Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Busan

3. Văn hóa:

Các chương trình hoạt động giao lưu văn hóa, trong đó các đoàn nghệ thuật của Busan đến thăm và biểu diễn tại TPHCM và ngược lại, ngày càng sôi động. TPHCM đã tổ chức thành công Ngày Busan tại TPHCM vào năm 2004, và năm 2005 Busan cũng đã tổ chức thành công Ngày TPHCM tại Busan, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai thành phố.

4. Y tế:

Các đoàn bác sĩ Tây y và Đông y và nha sĩ Thành phố Busan đến TPHCM khám và chữa bệnh từ thiện cho người nghèo đã tạo dấu ấn tốt trong mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai thành phố.

Các đoàn trao đổi:

Đoàn TPHCM đi Busan:

Đoàn công tác của TPHCM đi Seoul và Busan từ ngày 9 đến ngày 16-7-2006 để học tập kinh nghiệm về việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản.

Đoàn Busan đến TPHCM:

Đoàn đại biểu của TP Busan đến TPHCM từ ngày 3 đến 4-7-2006 để trao đổi về công tác quản lý giao thông công chánh

Dự án hợp tác:

Hợp tác hành chính: TPHCM và Thành phố Busan đã triển khai chương trình trao đổi công chức theo Thỏa thuận đã ký giữa hai bên. Theo đó, Sở Du lịch TPHCM và Cục Văn hóa Busan mỗi bên cử một viên chức sang làm việc tại thành phố của nhau nhằm tạo cầu nối để hai bên thúc đẩy quan hệ hợp tác.

Hợp tác hữu nghị: Hai bên đang bàn luận trao đổi việc thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các quận của hai thành phố với nhau

Hợp tác giữa các hội nghề: Vào tháng 12/2006 Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng TPHCM đã có buổi giao lưu với Hội Kỹ sư Xây dựng Hàn Quốc – Chi nhánh Busan, Ulsan, Kyungam và bàn về vấn đề trao đổi hợp tác kỹ thuật xây dựng giữa hai bên. 

Chủ Đề