Bs nội trú là gì

Bác sỹ nội trú đối với người dân Việt Nam vẫn còn là một khái niệm xa lại. Tuy nhiên, đây lại là một chương trình học mà bất kỳ một sinh viên ngành y nào đều muốn theo học. Bác sỹ nội trú là một chương trình đào tạo đặc biệt giúp nâng cao trình độ chuyên môn dành cho các bạn sinh viên ngành y  đã tốt nghiệp ra trường.

Bác sĩ nội trú có thời gian học lâu hơn

Các yêu cầu để trở thành bác sỹ nội trú

  • Đã hoàn thành 6 năm đại học, tốt nghiệp loại khá trở lên, trong quá trình học không có môn nào phải thi lại và phải dưới 27 tuổi.
  • Phải là những sinh viên y khoa chính quy và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.
  • Do chương trình học nội trú rất nặng, do đó người theo học phải đầu tư thời gian. Trong suốt 3 năm học chương trình bác sỹ nội trú, hầu hết thời gian phải ở lại trong bệnh viện và được các giáo sư đầu ngành tận tay giảng dạy.
  • Phải có phẩm chất đạo đức tốt, không bị kỷ luật trong quá trình học đại học.
  • Phải có sức khỏe tốt
  • Các môn thi nội trú phải có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên.
  • Hải có bằng hoặc các giấy chứng nhận tốt nghiệ tương ứng với năm thi.

Hình thức thi bác sỹ nội trú

  • Hình thức thi: Thi trắc nghiệm, mỗi một môn thi sẽ có thời gian là 90 phút.
  • Tổng môn thi bao gồm 4 môn: Các môn thi chuyên ngành sẽ tùy thuộc vào ngành mà thí sinh theo học và đăng ký dự tuyển, nó sẽ ứng với môn  thi thứ nhất và  môn thi thứ 2. Môn thi thứ 3 là môn thi cơ sở, là tổng hợ của các kiến thức của các môn như Giải phẫu, Sinh lý học, Hóa học y sinh và Y sinh học di truyền. Môn thi thứ 4 là ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn 1 trong các thứ tiếng  Anh, Pháp, Trung.

Chương trình đào tạo bác sỹ nội trú có những đặc điểm gì?

Chương trình đào tạo bác sỹ nội trú sẽ có những đặc điểm sau:

  • Những người có đăng ký thi bắc sỹ nội trú phải là những sinh viên ngành y xuất sắc nhất vừa mới tốt nghiệp.
  • Đây là một chương trình đào tạo dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp nhằm đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ y khoa và nâng cao tay nghề.
  • Chương trình đào tạo bác sỹ nội trú sẽ bao gồm 3 lĩnh vực đó là kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng.Trong đó, được đặc biệt chú ý đó là kỹ năng khám chữa bệnh và kỹ năng phẫu thuật, thủ thuật.
  • Quá trình đào tạo bác sỹ nội trú sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi và trở thành bác sỹ nội trú, các bạn sẽ được chuyển thảng tới để đào tạo nghiên cứu sinh.
  • Thời gian đào tạo bác sỹ nội trú là 3 năm. Qúa trình học sẽ diễn ra 24/24h và tất cả các ngày trong tuần.

Chương trình học bác sĩ nội trú chú trọng hình thức thực hành

Những quy định trong quá trình học bác sỹ nội trú

  • Có mặt tại bệnh viện 24/24h
  • Trực tiếp thực hiện khám chữa bệnh cho bênh nhân, thực hiện các thủ thuật, tiểu phẩu, phẩu thuật tại tất cả các khoa trong bệnh viện.
  • Luôn chuẩn bị tốt tinh thần hỗ trợ chuyên môn cho các đông nghiệp.
  • Mỗi ngày đều phải báo cáo trực và giao ban.
  • Luôn thực hiện theo sự phân công của các giáo sư khi được tham gia giảng làm sàng, tiền lâm sàng cho sinh viên.
  • Trong khóa đào tạo phải hoàn thành tốt tất cả các chứng chỉ . Đảm bảo các chứng chỉ chuyên môn phải đạt từ 7.0 trở lên, các chứng chỉ chuyên môn từ 6.0 trở lên và tuyệt đối không được phép thi lại.
  • Khi thi tốt nghiệp lâm sàng sẽ thi 3 môn là kiến thức, kỹ năng thủ thật và kỹ năng khám chữa bệnh.

  Tất cả các quy định trên đều được các giáo vụ giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình học bác sỹ nội trú. Nếu vi phạm, nhà trường sẽ có những hình phạt tương ứng.

Những lưu ý nếu muốn trở thành bác sỹ nội trú

  Để có thể trở thành bác sỹ  nội trú là ước mơ của rất nhiều các bạn sinh viên ngành y. Mặc dù để có thể đáp ứng và đủ điều kiện thực hiện ước mơ đó là rất khó. Tuy nhiên, nếu các bạn chú ý rèn luyện và không ngừng học tập, tích lũy kiến thức . Thì vào một ngày không xa, chắc chắn  các bạn sẽ thực hiện được ước mơ đó. Và để có thể trở thành bác sỹ nội trú, các bạn cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Một yếu tố quan trọng, quyết định tới việc trúng tuyển hay không đó chính là chọn đúng chuyên ngành thi tuyển.Các bạn cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn đăng ký dự thi bác sỹ nội trú và dựa vào chuyên ngành tốt nhất trong thời gian học tập để lựa chọn chuyên ngành thi.
  • Mỗi một chuyên ngành thi thì đều có số lượng tuyển nhất định và sẽ được công bố vào sát giờ thi. Do đó, các bạn cần suy nghĩ cho kỹ chuyên ngành thi vì có thể thay đổi được chuyên ngành thi.
  • Trước kỳ thi, các bạn phải ôn tập thật kỹ cấu trúc đề thi và đặc biệt là những kiến thức của năm y5 , y6.

Qua đó chắc các bạn đã biết bác sĩ nội trú là gì rồi chứ? Nếu đang ấp ủ ước mơ theo đuổi ngành học này thì hãy theo đuổi đến cùng và biến nó thành hiện thực nhé!

Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp

Please follow and like us:

Có thể với các sinh viên y khái niệm bác sỹ nội trú không còn xa lạ gì, mọi việc họ làm trong suốt 6 năm học đều chỉ nhằm một đích đến là bác sỹ nội trú. Nhưng với những Tân sinh viên y khoa thì khái niệm bác sỹ nội trú còn khá lạ lẫm. Bài chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội sẽ giúp các em Tân sinh viên y khoa hiểu thêm về giấc mơ chung của sinh viên Y.

1. Bác sỹ nội trú bệnh viện – chương trình đào tạo đặc biệt ở trường Y

Bác sỹ nội trú – giấc mơ của mọi sinh viên y khoa [Ảnh internet]

Trải qua 6 năm miệt mài học tập, và vượt qua hàng chục kỳ thi, các em được cầm trong tay tấm bằng bác sĩ. Các em có quyền tự hào về thành quả học tập của mình, và tự tin đứng vào hàng ngũ nhân viên y tế. Từ thời điểm này, có ba con đường để các em lựa chọn:

  • Trở thành bác sĩ tại một cơ sở khám chữa bệnh: em sẽ bắt đầu tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, em có thể đăng ký dự thi vào các chương trình đào tạo sau đại học như: cao học, chuyên khoa định hướng, chuyên khoa I, chuyên khoa II.
  • Trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện: nếu em có mong muốn được tiếp tục học tập ngay, các em hãy thi vào hệ đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện. Đây là con đường ngắn nhất để em học tập liên tục sau khi ra trường.
  • Trở thành cán bộ nghiên cứu tại một cơ sở nghiên cứu y khoa trong hoặc ngoài nước.

Hệ bác sỹ nội trú bệnh viện là hình thức đào tạo đặc biệt chỉ có ở các trường Đại học Y. Tại Việt Nam, hệ đào tạo bác sĩ nội trú đã xuất hiện từ cách đây gần 100 năm mà thế hệ đầu tiên là những thầy thuốc nổi tiếng của trường ta như giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Tôn Thất Tùng…

“Bác sỹ nội trú bệnh viện” là những sinh viên xuất sắc được tuyển chọn ngay sau khi kết thúc khóa học để tiếp tục được học tập, đào tạo trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu. Thời gian đào tạo bác sỹ nội trú bệnh viện là 3 năm. Khác với hệ đào tạo cao học là tuyển bác sĩ có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong chuyên ngành dự thi, và thí sinh có thể đăng ký dự thi trong nhiều năm [nếu năm nay không đỗ, thì có thể đăng ký thi lại vào năm sau]. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện chỉ có 1 kỳ thi mỗi năm cho chính các sinh viên vừa tốt nghiệp trong năm học đó. Như vậy, em chỉ có một cơ hội duy nhất để thi tuyển và trở thành bác sỹ nội trú.

2. Điều kiện để được tham gia dự tuyển bác sỹ Nội trú

Hàng năm, có khoảng 5-10% số sinh viên trong một khóa được tuyển chọn vào bác sĩ nội trú bệnh viện. Để có thể tham dự kỳ thi tuyển này, sinh viên phải có được những điều kiện nhất định về kết quả học tập và rèn luyện trong suốt thời gian học đại học, bao gồm một số tiêu chuẩn ngay từ năm Y1:

  • Các môn ôn thi nội trú phải có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên
  • Môn chuyên ngành phải đạt 8.0
  • Không có môn nào thi lại
  • Có phẩm chất đạo đức tốt,
  • Người đăng ký dự thi phải có đủ sức khỏe để học tập theo quy định và hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp bác sĩ hệ chính quy ngành học tương ứng với ngành đăng ký dự thi. Năm tốt nghiệp chính là năm được quyền tham gia thi nội trú.
  • Trong quá trình học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên…

Điều kiện để được tham dự kỳ thi tuyển bác sỹ nội trú là rất cao do đó nếu các em có mong muốn được trở thành bác sĩ nội trú, thì nhất định các em cần phải cố gắng học giỏi ngay từ những môn học đầu tiên của năm thứ nhất và  thường xuyên phấn đấu trong suốt sáu năm học để có đủ điều kiện dự thi.

3. Hình thức thi tuyển bác sỹ nội trú

– Hình thức tuyển sinh: thi trắc nghiệm, 90 phút/môn thi.

– Môn thi: 04 môn

  • Môn thi 1 và môn thi 2 là môn chuyên ngành. Hai môn thi này khác nhau tùy thuộc vào chuyên ngành mà các em đăng ký dự tuyển.
  • Môn thi 3: cơ sở [đề tổng hợp kiến thức 4 môn: Giải phẫu; Sinh lý học; Hóa sinh y học và Y sinh học di truyền]
  • Môn thi 4: ngoại ngữ, thi một trong các tiếng Anh, Pháp, Trung. Đề thi tương đương trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đăng kí môn thi này khi nộp hồ sơ.

4. Điều kiện xét tuyển và điều kiện trúng tuyển bác sỹ nội trú

– Điều kiện xét tuyển:

  • Các môn thi chuyên ngành, cơ sở đạt ≥ 5,0 điểm [thang điểm 10]
  • Ngoại ngữ ≥ 50 [thang điểm 100], không làm tròn điểm từng môn thi.
  • Điểm đỗ trong kỳ thi không đơn giản là đủ điểm chuẩn thì sẽ đỗ nội trú. Mỗi chuyên ngành có chỉ tiêu riêng và có điểm chuẩn riêng. Điểm đỗ của một chuyên ngành phải đáp ứng được hai quy định:
    • Điểm môn chuyên ngành phải từ 7 trở lên, điểm các môn hỗ trợ phải từ 6 trở lên
    • Điểm chuẩn được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh

– Xét trúng tuyển

  • Tính tổng điểm môn chuyên ngành 1, chuyên ngành 2 và môn cơ sở [không tính môn ngoại ngữ], xếp thứ tự từ cao xuống thấp;
  • Đăng ký chuyên ngành theo trình tự tổng điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ cho từng chuyên ngành
  • Trường hợp người dự tuyển có tổng điểm bằng nhau, xác định người trúng tuyển theo thứ tự lần lượt như sau:
    • Thí sinh là nữ
    • Tổng điểm 2 môn chuyên ngành;
    • Được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc có điểm môn ngoại ngữ cao hơn;
    • Điểm trung bình toàn khóa đại học

5. Đặc điểm của hệ Bác sĩ nội trú y Hà Nội 

Bác sỹ nội trú phải thường trú tại viện 24/24h [Ảnh internet]

Hệ đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện có mấy đặc điểm sau:

  • Chỉ tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất của khóa học vừa tốt nghiệp.
  • Là một chương trình đào tạo sau đại học, sản phẩm của chương trình đào tạo này là các bác sĩ chuyên khoa sâu.
  • Nội dung đào tạo bao gồm cả ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn, đặc biệt ưu tiên về kỹ năng khám bệnh và kỹ năng thủ thuật, phẫu thuật.
  • Quá trình đào tạo liên tục, và tiếp theo chương trình đào tạo đại học, không bị gián đoạn. Học viên tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện loại giỏi và đạt đủ tiêu chuẩn, được chuyển tiếp thẳng để đào tạo nghiên cứu sinh.

Thời gian đào tạo bác sĩ nội trú là 3 năm. Các em được gửi đến các bộ môn để học tập và làm việc. Và từ bây giờ, thời gian học của các em không tính bằng những giờ giảng trên lớp nữa, mà là 24/24 giờ và 7 ngày trong một tuần. Kỹ năng học tập tích cực được sử dụng tối đa trong quá trình học. Các em cần phải tự học, tự rèn luyện ngày càng nhiều hơn, bên cạnh sự hướng dẫn của các thầy cô ở bộ môn.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất, hệ bác sĩ nội trú có những quy định riêng yêu cầu tất cả các học viên phải tuân thủ:

  • Thường trú tại bệnh viện 24/24 giờ.
  • Tham gia điều trị, theo dõi bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật, tiểu phẫu, phẫu thuật tại các khoa phòng.
  • Sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp về chuyên môn.
  • Báo cáo trực, báo cáo giao ban nội trú hàng ngày.
  • Tham gia giảng lâm sàng, tiền lâm sàng cho sinh viên theo sự phân công của bộ môn. Tham gia các hoạt động của bộ môn khi được yêu cầu.
  • Hoàn thành tất cả các chứng chỉ trong khóa đào tạo. Các chứng chỉ chuyên môn phải đạt từ 7.0 trở lên. Các chứng chỉ hỗ trợ phải đạt từ 6.0 trở lên. Không được phép thi lại.
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học và viết luận văn tốt nghiệp. Luận văn được bảo vệ trước hội đồng khoa học.
  • Thi tốt nghiệp lâm sàng sẽ gồm 3 phần: kiến thức, kỹ năng khám bệnh và kỹ năng thủ thuật.
  • Các yêu cầu riêng về ngoại ngữ mà các em cần phải hoàn thành trước khi thi tốt nghiệp.
  • Một số quy định khác: bác sĩ nội trú sẽ được giám sát bởi giáo vụ sau đại học của bộ môn trong suốt thời gian học nội trú. Nhà trường có những hình thức kỷ luật đối với các nội trú không thực hiện đúng quy định của khóa học.

Các bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản trung ương, Viện các bệnh nhiệt đới… là những địa chỉ tin cậy và uy tín được nhà trường gửi các bác sĩ nội trú đến đào tạo. Các em sẽ có được những điều kiện học tập tốt nhất trong hoàn cảnh hiện nay, đó là:

  • Được tiếp xúc và chăm sóc nhiều người bệnh nặng, người bệnh khó, người bệnh điển hình trong lĩnh vực chuyên khoa, qua đó, các em có rất nhiều cơ hội để học tập và thực hành tay nghề.
  • Được tiếp cận và học hỏi từ các giảng viên, thầy thuốc giỏi, có nhiều kinh nghiệm của trường và bệnh viện.
  • Được tham gia các thủ thuật, phẫu thuật, các kỹ thuật thăm dò và can thiệp.
  • Được sử dụng nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh.

Nhà trường và bệnh viện luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các bác sĩ nội trú học tập. Vì yêu cầu đặc biệt trong đào tạo, nên các bệnh viện đều bố trí cho bác sĩ nội trú được ăn, ở ngay trong khuôn viên bệnh viện. Lương bác sĩ nội trú và phụ cấp giống như một bác sĩ thực thụ. Các em “được làm” nhiều, nhờ vậy mà tay nghề của các em nhanh chóng được nâng cao, bước đầu tích lũy kinh nghiệm. Kết quả học tập của các em lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào chính các em, phụ thuộc vào động lực, khát khao, say mê, hoài bão và cách học tập, rèn luyện của các em. Những năm học nội trú là những năm học được nhiều nhất và cũng là những năm làm việc vất vả nhất, theo đúng nghĩa “khổ luyện thành tài”.

6. Làm thế nào để trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện?

Học tập giỏi và rèn luyện không ngừng là điều kiện tiên quyết cùng với ước muốn trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện sẽ giúp em có cơ hội đứng vào hàng ngũ bác sĩ nội trú. Ước mơ này không quá xa vời với tất cả các em

  • Chọn lựa chuyên ngành đúng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc trúng tuyển của các em. Tham khảo kỹ các tiêu chuẩn đăng ký dự thi bác sĩ nội trú, và dựa vào điểm số mà các em đã đạt được trong toàn khóa học để lựa chọn chuyên ngành dự thi.
  • Chỉ tiêu tuyển sinh của từng chuyên ngành chỉ được công bố vào sát thời điểm dự thi, và có thể đến lúc đó em không thể thay đổi nguyện vọng được, do vậy, em cần suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với bản thân mình và có khả năng đỗ cao

Để thi đạt kết quả cao, em cần tự ôn luyện trước từ năm Y5, Y6. Không nên để sát đến kỳ thi mới ôn tập, vì cấu trúc đề thi bác sĩ nội trú có những đặc điểm khác biệt

  • Môn chuyên ngành: sẽ không có câu hỏi ôn tập, mà chỉ có các chủ đề ôn tập [ví dụ: xơ gan, ung thư phổi…]. Em nên học tập cách làm đề cương của các anh chị đã thi nội trú khóa trước.
  • Môn toán: Em sẽ thi môn toán xác suất thống kê, do đó em cần có sự chuẩn bị và ôn tập tốt để sẵn sàng cho kỳ Em cần biết rằng đề thi toán của nội trú sẽ khó hơn và dài hơn đề thi toán của cao học
  • Ngoại ngữ: em cần ôn tập trước để đạt kết quả. Tốt nhất là em nên thi một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELT, TOEFL, và cần đạt điểm từ 5 [IELT], hoặc 450 [TOEFL] trở lên. Có thể em sẽ được miễn thi Ngoại ngữ nếu có chứng chỉ quốc tế đủ tiêu chuẩn xét duyệt.
  • Môn cơ sở: em cần tìm hiểu trước xem chuyên ngành mình định thi sẽ có môn cơ sở nào. Em cũng nên viết đề cương ôn tập cho môn này

Kỳ thi bác sĩ nội trú cần được chuẩn bị kỹ và ôn tập tốt trước khi thi. Em sẽ không thể thi đỗ nếu em không có sự ôn luyện từ nhiều ngày trước.

7. Em sẽ có được những thuận lợi nào nếu em trở thành bác sĩ nội trú?

Có lẽ em đang băn khoăn với một câu hỏi rằng: bác sĩ nội trú thi và học vất vả như vậy, thì em sẽ thu được những lợi ích gì?

  • Em được học tập theo một chương trình đào tạo đặc biệt với mục đích đào tạo nhân tài cho ngành y tế. Tất cả những điều kiện thuận lợi nhất sẽ được nhà trường ưu tiên dành cho học viên của khóa học này. Đây là lợi ích lớn nhất mà các em có được.
  • Quá trình học tập của em được liên tục, và không bị gián đoạn. Thời kỳ tuổi trẻ là thời gian tiếp thu kiến thức tốt nhất, nên em sẽ có được khối lượng kiến thức đầy đủ và hiệu quả.
  • Thời gian học tại bệnh viện liên tục sẽ giúp em tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách hệ thống, đầy đủ và tốt nhất.
  • Em sẽ có điều kiện phát triển chuyên môn nhanh hơn, tay nghề giỏi hơn, thái độ đúng mực hơn các bạn cùng khóa không học nội trú.
  • Kết thúc khóa học, em được ưu tiên nhận về công tác tại Trường Đại học Y Hà Nội hoặc các bệnh viện lớn tại Hà Nội. Em được ưu tiên trong kỳ thi tuyển công chức. Em cũng được ưu tiên hưởng hệ số lương cao hơn so với các bác sĩ không học nội trú. Bác sĩ nội trú luôn luôn là lựa chọn hàng đầu trong các kỳ tuyển nhân viên tại bất kỳ cơ sở y tế nào, dù là công lập hay tư nhân thì chế độ của bác sĩ nội trú cũng được đãi ngộ và ưu tiên nhiều hơn. Không có bác sĩ nội trú nào thất nghiệp.

Vậy đó các em, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, cuộc đời sẽ đền đáp xứng đáng cho những ai thực sự yêu quý nó. Và trong nghề nghiệp thì “Không có môn khoa học không hay mà chỉ có nhà khoa học không hay”.

8. Một số câu hỏi sinh viên y khoa cần suy nghĩ

Ước mơ trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện cần được các em nuôi dưỡng ngay từ khi bước chân vào trường Đại học Y. Để có thể thực hiện được mơ ước này, các em cần suy nghĩ và trả lời được những câu hỏi sau đây:

  • Em có thực sự yêu thích nghề Y không?
  • Em có kỹ năng tự học và học tích cực không?
  • Em có đủ năng lực học tập để đạt kết quả tốt không?
  • Em có hứng thú đặc biệt với một chuyên ngành cụ thể nào không?
  • Em có sẵn sàng dành 10 năm đẹp nhất của tuổi thanh xuân cho quá trình học tập không?
  • Em có mong muốn trở thành một bác sĩ giỏi chuyên sâu về một chuyên ngành nào đó không?

Nếu tất cả các câu trả lời đều là “có”, thì em hãy tự tin vào bản thân, nỗ lực học tập không ngừng để bắt đầu đi trên con đường dẫn tới cánh cổng ước mơ “Bác sĩ nội trú bệnh viện”.

Mỗi người đều có nhiều ước mơ và hoài bão riêng. Vậy khi các em bước chân vào giảng đường y khoa ước mơ của các em là gì? Có thể bác sỹ nội trú không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công trong lĩnh vực y tế nhưng là con đường ngắn nhất đưa các em đến đỉnh cao của sự thành công trong nghề y.

Xem thêm: Cách học tập hiệu quả và kỹ năng tìm kiếm tài liệu dành cho sinh viên y khoa

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội

Trích cuốn “Cẩm nang Học tích cực cho sinh viên Y khoa”

[Visited 85.260 times, 8 visits today]

  • Tags:
  • lương bác sĩ nội trú

Video liên quan

Chủ Đề