Bộ phận nào quan trọng nhất môn sinh lớp 6

Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước?

  1. Rễ
  2. Hoa
  3. Thân

Lời giải:

Đáp án A: Bộ phận của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước là rễ.

1. Các loại rễ

- Có 2 loại rễ chính là: rễ cọc và rễ chùm.

Rễ cọc

Rễ chùm

- Có rễ cái đâm sâu dưới đất.

- Nhiều rễ con đâm mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn.

- Không có rễ cái đâm sâu xuống dưới đất.

- Gồm nhiều nhiều rễ con, dài bằng nhau, mọc ra từ gốc thân.

- Hình ảnh một số rễ cọc và rễ chùm

+ Một số cây có rễ cọc: su hào, bưởi, cải, hồng xiêm, các cây gỗ, …

+ Một số cây có rễ chùm: cây mạ, cây mần trầu, …

2. Cấu trúc của rễ

- Rễ có 4 miền:

+ Miền trưởng thành [dẫn truyền]

+ Miền hút [hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan] có 2 phần chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗ

+ Mạch rây [libe] có chức năng vận chuyển các chất, mạch gỗ và mạch rây ở rễ sắp xếp theo kiểu phóng xạ để phù hợp với chức năng hút nước, hút khoáng của rễ. Ruột chứa các chất dự trữ.

+ Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia thành tế bào con, giúp rễ dài được ra.

+ Miền chóp rễ [che chở cho đầu rễ]: Chóp rễ là phần giúp rễ đâm sâu vào lòng đất. Mặt đất rất cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sự ma sát của đất. Sự hóa nhầy này giúp cho các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra.

Cấu trúc lát cắt của rễ cây, bao gồm các bó mạch libe và gỗ sắp xếp theo kiểu phóng xạ

3. Chức năng của rễ

- Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt đất[thân và lá].

- Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt cây vào đất, bám vào giá thể, một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số loại rễ cây còn có khả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp của cây.

* Thực vật có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước:

+ Hệ rễ của cây giúp hình thành các khoảng trống trong đất, lượng nước mưa chảy theo chiều dài của rễ sẽ xuống bổ sung cho hệ thống nước ngầm, giúp dự trữ nguồn nước.

+ Cây giúp che chắn và làm ổn định dòng chảy của các sông, suối; một phần giúp hạn chế sự bốc hơi nước do nắng nóng, một phần giúp giảm thiểu tác hại của thiên tai mưa lũ đối với con người.

+ Hệ rễ cây cũng giúp làm sạch nguồn nước do có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng và các chất độc trong nước.

-------

Ngoài Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 5 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt.

1. Kính lúp và cách sử dụng

Cấu tạo:

  • Tay cầm bằng nhựa hoặc kim loại
  • Tấm kính trong, dày, hai mặt lồi có khung kim loại

\=> có khả năng phóng ảnh của vật từ 3 - 20 lần

Cách sử dụng:

  • Để mặt kính sát vật mẫu
  • Từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật

2. Kính hiển vi

Cấu tạo:

  • Chân kính
  • Thân kính: ống kính [thị kính, đĩa quay gắn với vật kính, vật kính], ốc điều chỉnh [ốc to, ốc nhỏ]
  • Bàn kính

Cách sử dụng:

  • Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng
  • Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
  • Sử dụng ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu

3. Trắc nghiệm

Câu 1. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần?

  1. 3 - 20 lần
  1. 25 - 50 lần
  1. 100 - 200 lần
  1. 2 - 3 lần

Câu 2. Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ

  1. 5 000 - 8 000 lần.
  1. 40 - 3 000 lần.
  1. 10 000 - 40 000 lần.
  1. 100 - 500 lần.

Câu 3. Em hãy sắp xếp các thao tác sau theo trình tự từ sớm đến muộn trong kĩ thuật quan sát vật mẫu bằng kính hiển vị:

1. Mắt nhìn vào thị kính, tay từ từ vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

2. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

3. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

4. Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

5. Đặt tiêu bản lên bàn kính sau cho vật mẫu nằm ở đúng vị trí trung tâm, sau đó dùng kẹp giữ tiêu bản.

  1. 2 - 5 - 4 - 1 - 3
  1. 2 - 4 - 5 - 1 - 3
  1. 2 - 1 - 4 - 5 - 3
  1. 2 - 4 - 1 - 5 - 3

Câu 4. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào nằm ở trên cùng?

  1. Vật kính
  1. Gương phản chiếu ánh sáng
  1. Bàn kính
  1. Thị kính

Câu 5. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi?

  1. Vật kính
  1. Thị kính
  1. Bàn kính
  1. Chân kính

Câu 6. Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là

  1. Chân kính, ống kính và bàn kính.
  1. Thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.
  1. Thị kính, đĩa quay và vật kính.
  1. Chân kính, thị kính và bàn kính.

Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.

  1. Vật kính
  1. Chân kính
  1. Bàn kính
  1. Thị kính

Câu 8. Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  1. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
  1. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
  1. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
  1. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 9. Kính lúp có đặc điểm nào sau đây?

  1. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.
  1. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.
  1. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.
  1. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.

Câu 10. Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây?

  1. Virut
  1. Cánh hoa
  1. Quả dâu tây
  1. Lá bàng

Câu 11: Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là

  1. Giá đỡ để gắn các bộ phận khác vào giúp cho kính đứng vững
  1. Hệ thống ống kính, ghép bằng nhiều bàn kính lồi, có thể phóng đại 40-1.500 lần
  1. Hệ thống ốc để điều chỉnh làm cho vật quan sát được rõ hơn
  1. Tất cả các bộ phận đều có giá trị như nhau

Câu 12: Bộ phận chính của kính lúp là

  1. Nhiều tay cầm, tấm kính và khung
  1. Tay cầm, tấm kính và khung kính
  1. Nhiều tay cầm, tấm kính và nhiều khung
  1. Một tay cầm, nhiều tấm kính và khung

Câu 13: Khả năng phóng to ảnh của kính hiển vi quang học vào khoảng

  1. 40 - 2000 lần
  1. 40 - 3000
  1. 10.000 - 40.000
  1. 10.000 - 30.000

Câu 14: Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật lên

  1. 5 - 10 lần
  1. 3 - 20 lần
  1. 10 - 40 lần
  1. 3 - 50 lần

Câu 15: Khi đã xác định được vật mẫu, muốn nhìn thấy vật mẫu rõ nhất ta cần

  1. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
  1. Đặt vật mẫu ở trung tâm bàn kính.
  1. Điều chỉnh ốc nhỏ.
  1. Điều chỉnh ốc to.

Câu 1: ACâu 2: CCâu 3: BCâu 4: DCâu 5: CCâu 6: ACâu 7: DCâu 8: DCâu 9: ACâu 10: ACâu 11: BCâu 12: BCâu 13: BCâu 14: BCâu 15: C

-----

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chủ Đề