Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Bàn chân và mắt cá chân là những cấu trúc cơ học chắc chắn và phức tạp được nối với nhau nhờ một mạng lưới gồm nhiều dây chằng, cơ và gân, cùng nhau nâng đỡ và cho phép cơ thể di chuyển vững chắc. Có 3 xương hình thành nên khớp mắt cá chân, chi phối chuyển động lên xuống của khớp. Bàn chân có 28 xương và hơn 30 khớp, cho phép thực hiện nhiều chuyển động đa dạng. Các dây chằng nối các xương với nhau và giữ các khớp ở đúng vị trí, trong khi các cơ và gân cùng nhau thực hiện chức năng nâng đỡ và hỗ trợ di chuyển.

Chấn thương bàn chân và mắt cá chân là những loại chấn thương cơ xương thường gặp nhất, đôi khi cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các bệnh lý thường gặp ảnh hưởng đến bàn chân và mắt cá chân cũng như các phương pháp điều trị hiện có sẽ được giải thích trong phần bên dưới.

Các chấn thương bàn chân & mắt cá chân thường gặp

Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Chấn thương bàn chân và mắt cá chân thường xảy ra do va chạm khi chơi thể thao, hoạt động giải trí và ngã do tai nạn. Hầu hết các tổn thương nhỏ như vết cắt và vết bầm tím đều tự lành, nhưng một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chức năng bàn chân và mắt cá chân về lâu về dài. Các chấn thương thường gặp bao gồm:

Gãy xương

Gãy xương có thể xảy ra ở mắt cá chân hoặc xương bàn chân. Gãy xương bàn chân hoặc mắt cá chân gây khó khăn trong việc chịu sức nặng hoặc đi lại. Yêu cầu tiến hành phẫu thuật nếu xương trật khỏi vị trí ban đầu.

Các triệu chứng của gãy xương bàn chân hoặc mắt cá chân bao gồm đau, nhạy cảm đau, sưng, biến dạng ở vùng bị gãy và không thể đi lại trên bàn chân bị chấn thương. Trong trường hợp các xương bị vỡ nhưng không bị trật khỏi vị trí và kết quả chụp X-quang áp lực xác nhận rằng vùng bị chấn thương vẫn ổn định, phương pháp điều trị thường là bó bột để hạn chế cử động cho đến khi các mảnh xương lành lại, quá trình này có thể kéo dài đến vài tháng. Có thể cần tiến hành phẫu thuật nếu bàn chân hoặc mắt cá chân không ổn định hoặc nếu xương bị gãy trật khỏi vị trí ban đầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng sưng xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là các bệnh lý phổ biến ở bàn chân và mắt cá chân. Viêm xương khớp là tình trạng lớp đệm bảo vệ giữa các khớp (sụn) bị mòn do lão hóa hoặc hao mòn. Các yếu tố di truyền, tình trạng mất vững khớp và chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn trong đó hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh. Các tế bào miễn dịch tấn công màng hoạt dịch bao quanh khớp, dẫn đến sưng. Theo thời gian, màng hoạt dịch bị sưng xâm lấn và làm tổn thương các xương, sụn, dây chằng và gân xung quanh, có thể gây biến dạng khớp nghiêm trọng và mất khả năng đi lại. Các dấu hiệu thường gặp của viêm khớp dạng thấp là màng hoạt dịch bị sưng, viêm và biến dạng khớp.

Nhìn chung, các triệu chứng viêm khớp ở vùng bàn chân và mắt cá chân bao gồm đau, cứng khớp, hạn chế cử động, sưng và khó đi lại.

Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Gân gót chân liên kết các cơ bắp chân với xương gót chân. Gân gót chân là gân lớn nhất trên cơ thể, có khả năng chịu lực căng lớn từ các hoạt động như đi bộ, chạy và bật nhảy. Tuy nhiên, áp lực lặp đi lặp lại, quá tải và hao mòn do tuổi tác có thể dẫn đến sưng gân (viêm gân).

Các dấu hiệu và triệu chứng

Viêm gân gót chân có thể đi kèm với:

Đau ở mặt sau vùng gót chân, trầm trọng hơn khi cử động
Cảm giác cứng dọc theo gân gót chân
Gân dày lên dẫn đến tình trạng trồi ra ở vùng gót chân

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải vấn đề ở gân gót chân, bao gồm viêm gân, rách gân hoặc đứt gân.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán sau đây để đánh giá chấn thương kỹ hơn:

Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị

Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm cortisone để giúp giảm triệu chứng đau. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bệnh nhân có thể được đề nghị tiến hành phẫu thuật. Loại phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào độ nặng của chấn thương và vị trí xảy ra viêm gân. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Vẹo ngón chân cái là sự hình thành chồi xương gây đau quanh vùng khớp ngón chân cái ở bàn chân. Tình trạng này tiến triển theo thời gian và gây ra những thay đổi về cấu trúc xương bình thường, khiến ngón chân cái bị biến dạng và ngả về phía ngón chân thứ hai. Giày dép không vừa vặn sẽ ép các ngón chân lại với nhau và làm tăng áp lực đè lên ngón chân cái. Điều này khiến cho tình trạng vẹo ngón chân cái trầm trọng và phình to hơn, dẫn đến đau, khó chịu và đi lại khó khăn. Các yếu tố khác góp phần gây ra chứng vẹo ngón chân cái bao gồm di truyền và các tình trạng y khoa như viêm khớp dạng thấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Bên cạnh việc hình thành chồi xương rõ rệt ở vùng khớp ngón chân cái cùng với ngón chân cái bị biến dạng ngả về phía ngón chân thứ hai, các triệu chứng thường gặp của chứng vẹo ngón chân cái bao gồm:

Sưng và đỏ
Đau
Nhạy cảm đau ở vùng khớp
Cứng ở ngón chân cái
Vết chai trên chồi xương

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để đánh giá tình trạng kỹ hơn.

Phương pháp điều trị

Trong hầu hết mọi trường hợp, việc chuyển sang đi giày dép vừa vặn và không tạo áp lực lên các ngón chân có thể giúp giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng đau. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDS) hoặc corticosteroid để giúp giảm đau và sưng. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là chỉnh lại vị trí của xương và các mô mềm để đưa ngón chân cái trở về vị trí bình thường. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Bị trẹo chân có nên bôi dầu

Cân gan chân là dải mô phẳng (dây chằng) nối xương gót chân với các ngón chân, đồng thời thực hiện chức năng nâng đỡ vòm bàn chân. Viêm cân gan chân là tình trạng sưng dây chằng này và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân. Viêm cân gan chân thường xảy ra ở vận động viên điền kinh, người có vòm bàn chân cao, người bị thừa cân và người mang giày dép không vừa vặn với chức năng nâng đỡ không đủ. Tình trạng căng dây chằng lặp đi lặp lại gây ra các vết rách nhỏ, có thể dẫn đến sưng và đau.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Viêm cân gan chân thường khởi phát với các cơn đau nhẹ, tiến triển từ từ ở xương gót chân. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:

Đau ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi nghỉ ngơi trong khoảng thời gian dài và sau khi tập thể dục
Đau ở lòng bàn chân, gần vùng gót chân

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán sau đây để xác định xem tình trạng đau gót chân có phải là do viêm cân gan chân gây ra không:

Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDS) hoặc corticosteroid để giúp giảm sưng và đau. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bệnh nhân có thể được đề nghị tiến hành phẫu thuật. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Đặt lịch khám/ Tư vấn Bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi