Bệnh gai yết hầu tiếng anh là gì năm 2024

Ở yết hầu và vòm họng của mình có bộ phận nào mà khi ấn nhẹ vào thấy đau không ạ? Vì ngay trên yết hầu của em khi ấn vào lại thấy rất đau. Bác sĩ cho em hỏi đau yết hầu khi ấn tay vào có sao không?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi BSCK I Trần Minh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau yết hầu khi ấn tay vào có sao không?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Yết hầu hay còn gọi là sụn giáp là cấu trúc sụn nằm vùng trước cổ có chức năng nâng đỡ và bảo vệ các cấu trúc khác vùng thanh quản, trong khi đó vòm họng là vùng thuộc mũi - họng nằm sau cửa mũi sau. Phía trên yết hầu [sụn giáp] sẽ có xương móng, các cơ vùng cổ, và sâu hơn còn có các cấu trúc mạch máu, thần kinh, tuyến dưới hàm,...

Nếu bạn ấn vào vị trí xương móng nằm ngay phía trên yết hầu [sụn giáp] đôi khi sẽ có cảm giác đau nhẹ. Các dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám kiểm tra như: ấn đau vùng cổ mức độ nhiều, đau vùng cổ khi nuốt hoặc đau cả khi không sờ ấn, sưng đỏ vùng cổ hoặc xuất hiện khối sưng bất thường vùng cổ, đau họng kéo dài, nuốt nghẹn, nuốt khó, khàn tiếng.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc đau yết hầu khi ấn tay vào, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Yết hầu nằm ở vị trí nhạy cảm và còn được coi là dấu hiệu đặc biệt ở nam giới. Chính vì thế, nó rất dễ bị tổn thương gây ra tình trạng sưng đau yết hầu. Trên thực tế, không chỉ riêng nam giới mà nữ giới cũng có yết hầu nhưng đau yết hầu thường chỉ gặp ở nam giới. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do thay đổi thời tiết, cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus,... Đôi khi, tình trạng yết hầu bị đau cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nắm vững kiến thức về yết hầu sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và xử trí đúng cách khi bị sưng yết hầu.

Tìm hiểu về khái niệm của yết hầu

Yết hầu hay trái cổ chính là phần sụn tuyến giáp bao phủ phía trước dây thanh quản. Nhiều người nghĩ rằng ở nữ giới không có yết hầu nhưng điều này là sai. Cả nam và nữ đều có yết hầu nhưng nhờ đặc điểm giới tính, hầu hết yết hầu ở nam giới sẽ to và dễ lộ ra ngoài hơn ở nữ giới. Chính vì thế, yết hầu được coi là đặc trưng của nam giới, yết hầu to đồng nghĩa thanh quản to.

Đau yết thường chỉ xảy ra ở nam giới

Điều này có thể giải thích do trong giai đoạn dậy thì, cơ thể nam giới sẽ sản sinh nhiều hormone testosterone làm thay đổi một số bộ phận. Trong đó, dây thanh quản là bộ phận có sự phát triển mạnh mẽ kéo theo phần sụn bao quanh cũng lớn hơn và lộ rõ ra bên ngoài. Đó cũng chính là lý do vì sao tình trạng đau yết hầu chủ yếu xảy ra ở nam giới.

Vai trò của yết hầu

Vai trò chính của yết hầu là bảo vệ dây thanh quản, bởi đây là bộ phận rất quan trọng giúp cơ thể phát ra âm thanh, nói, cười, hát,... Do đó, âm sắc của giọng nói sẽ không phụ thuộc vào kích thước yết hầu. Giọng nói trầm hay bổng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cổ họng, dây thanh âm, xương mặt, xoang cạnh mũi,...

Ngoài ra, vị trí yết hầu rất quan trọng trong trường hợp cấp cứu vì nó có thể giúp xác định nhanh chóng màng nhẫn giáp.

Sưng đau yết hầu là triệu chứng của bệnh gì?

Đau và sưng yết hầu có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:

Viêm họng

Tình trạng sưng đau yết hầu khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài những nguyên nhân như thay đổi thời tiết, uống nhiều nước đá, ô nhiễm môi trường, dùng chất kích thích,... thì viêm họng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.

Bệnh viêm họng thường có dấu hiệu đặc trưng là yết hầu sưng to gây ra cảm giác đau khi nói chuyện, ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như ho khan, đau rát cổ, đau đầu, sốt, nổi hạch,...

Viêm họng thường do như nhiễm các loại virus, điển hình như cúm, adeno, sởi hay một số vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu,... Nếu xác định sưng yết hầu do viêm họng thì bạn không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất khi dứt điểm viêm họng.

Viêm thanh quản

Yết hầu bao quanh thanh quản nên khi bạn đang bị viêm thanh quản sẽ kéo theo đau và sưng yết hầu. Các triệu chứng điển hình của viêm thanh quản gồm đau họng, yết hầu bị đau, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.

Đau yết hầu có thể do viêm thanh quản

Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là cấp tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng khàn tiếng, sưng đau kéo dài trên 2 tuần thì người bệnh cần đi khám vì rất có thể đó là báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn khác.

Ung thư vòm họng

Là bệnh ung thư nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhưng ung thư vòm họng thường không được phát hiện sớm do có triệu chứng tương tự một số bệnh viêm hô hấp. Ngoài sưng đau yết hầu, người bị ung thư có thể kèm theo khó nuốt, thay đổi giọng nói, nổi hạch, sụt cân nhanh,... Nếu tình trạng yết hầu bị đau, khó nuốt kéo dài kèm sụt cân nhanh thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

Người bệnh cần đi khám để xác định ung thư vòm họng hay không

Bệnh lý tiêu hóa

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý hô hấp, yết hầu đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm thực quản do trào ngược axit dạ dày, nấm thực quản.

Yết hầu sưng đau có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tình trạng này chỉ là triệu chứng đơn thuần có thể nhanh chóng biến mất nên không đáng lo ngại. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, bởi dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau yết hầu thường gặp ở nam giới. Dù yết hầu bị đau do bệnh lý nào thì người bệnh cũng không nên chủ quan, nhất là các trường hợp cơn đau kéo dài không thuyên giảm. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Chủ Đề