Bé bị vàng da bao lâu thì khỏi

  Vàng da sơ sinh chiếm 25 – 30% trẻ đủ tháng và đa số trẻ non tháng, nguyên nhân do các hồng cầu trong máu bị vỡ quá nhanh chuyển hóa thành Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng, nồng độ càng nhiều thì mức độ vàng da càng nặng. Theo các chuyên gia nhi khoa, vàng da ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm nếu các bà mẹ không biết để điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề có thể gây bại não suốt đời.Nếu ở mức độ nhẹ được gọi là vàng da sinh lý, tuy nhiên tình trạng vàng da tiến triển nặng hơn được gọi là vàng da bệnh lý.

Bé bị vàng da bao lâu thì khỏi

Thời gian vàng để phòng ngừa biến chứng thần kinh nghiêm trọng do vàng da ở trẻ sơ sinh là 7 ngày sau sinh

Như thế nào là vàng da sinh lý?

Tình trạng vàng da sinh lý xuất hiện 24 giờ sau sinh ở trẻ đủ tháng và sẽ tự hết trong vòng 1 tuần, sẽ là 2 tuần để trở về bình thường nếu trẻ sinh non tháng.

Nồng độ bilirubin/máu không vượt quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng. Tốc độ tăng bilirubin không quá 5mg% trong vòng 24 giờ.

Những dấu hiệu nhận biết như thế nào là vàng da sinh lý: vàng da chỉ ở mức độ nhẹ xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn. Chỉ xuất hiện vàng da đơn thuần không đi kèm các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, lừ đừ, bỏ bú…).

Như thế nào là vàng da bệnh lý?                   

Tình trạng vàng da được xem là bệnh lý ở trẻ sơ sinh khi có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Vàng da xuất hiện sớm
  • Tình trạng vàng da không tự khỏi sau 1 tuần với trẻ đủ tháng hoặc 2 tuần với trẻ non tháng.
  • Vàng da xuất hiện ở toàn thân và cả mắt.
  • Trẻ có các dấu hiệu bất thường như lừ đừ, bỏ bú, co giật…
  • Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ bilirubin trong máu cao hơn bình thường.

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý nêu trên bố mẹ/ người chăm sóc nên đưa trẻ khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, vàng da bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ sinh non; trẻ đẻ ngạt; do bất đồng nhóm máu mẹ - con hệ ABO ,bất đồng nhóm máu mẹ - con hệ Rh...

Vàng da sinh lý chuyển sang vàng da bệnh lý rất mong manh và thường khó nhận diện do nhiều trẻ không có các dấu hiệu chỉ điểm như: kích thích, vật vã hoặc li bì, bỏ bú mà đôi khi trẻ vẫn bú, vận động và ngủ bình thường.

Khi xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng điển hình như tăng trương lực cơ, rối loạn hô hấp, co giật, li bì hoặc khóc thét thì đã rất nặng.

Ông Dũng nhấn mạnh, trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời, chỉ trong 7 ngày đầu đời, chất bilirubin sẽ qua hàng rào máu não gây hội chứng vàng da nhân não, để lại nhiều di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng mà không thể phục hồi như: điếc, chậm phát triển về vận động và trí tuệ.

Tuy nguy hiểm nhưng việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý lại không quá khó nếu các bà mẹ bỉm sữa biết các kỹ năng đơn giản sau: tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường.

Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời).

Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không; Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống.

Nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà.

Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh để khám ngay. Tại đây các bác sỹ sẽ đánh giá sâu hơn bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu.

Điều trị

.           Những biện pháp điều trị vàng da sơ sinh như liệu pháp chiếu đèn.truyền dịch có tác dụng làm tăng đào thải  bilirubin. Khi vàng da nặng có nguy cơ gây vàng da nhân trẻ cần phải được thay máu để làm giảm nhanh bilirubin máu.

Thời gian vàng để điều trị hiệu quả cho trẻ mắc bệnh vàng da chỉ trong 7 ngày đầu sau sinh bằng biện pháp chiếu đèn hoặc phối hợp truyền dịch. Nếu để muộn hơn thời gian này thì da bé dày hơn và phương pháp chiếu đèn sẽ không còn hiệu quả.

Những sai lầm thường gặp dẫn đến vàng da nhân

-Chủ quan cho rằng sau sinh trẻ bị vàng da chỉ là vàng da sinh lý điều này vô cùng nguy hiểm vì sẽ dẫn đến trẻ không được điều trị sớm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

-Ra viện quá sớm khi những dấu hiệu vàng da chưa rõ và sau khi về nhà lại không theo dõi được bệnh.

-Tập quán để bà mẹ và trẻ sau sinh ở phòng tối do vậy không phát hiện được 

                                                                   Ngày 16 tháng 8 năm 2018

                                                                   BS CKI Ngô Đức Hà

                                                             Phó Giám đốc TTYT Trảng Bom,Đồng Nai

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những vấn đề xung quanh tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da như dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh, vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết, mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh…

Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là tình trạng các vùng da phần trên cơ thể (mặt, ngực…), kết mạc và cả củng mạc (lòng trắng mắt) của bé có màu vàng. Đây là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ gặp phải là khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non.

Vàng da sơ sinh có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường vô hại, có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Trong khi, vàng da bệnh lý lại có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, hậu quả là trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời.

Vàng da sinh lý là tình trạng bé sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ, thường xuất hiện sau sinh 2 – 3 ngày. Bé chỉ bị vàng da vùng mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…

Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Nếu là vàng da sinh lý, tình trạng này có thể biến mất sau 1 – 2 tuần.

Vàng da bệnh lý là tình trạng vàng da xuất hiện trong 1 – 2 ngày sau sinh, tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân và còn có thể có các triệu chứng như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…

Nếu bé sơ sinh bị vàng da bệnh lý thì sẽ không hết sau 2 – 3 tuần, thậm chí trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám vì những trường hợp vàng da kéo dài có thể là dấu hiện cảnh báo các bệnh nguy hiểm về gan.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính khiến bé bị vàng da là do bilirubin dư thừa. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam, được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ trong máu.

Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin khỏi máu, sau đó sẽ thải ra ngoài thông qua việc đi vệ sinh (phân của chúng ta có màu vàng là do vi khuẩn oxy hóa bilirubin). Trong thời gian mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là loại sắc tố này sẽ tích tụ trong máu của bé và gây vàng da sơ sinh.

Còn với những trường hợp bé bị vàng da vàng da bệnh lý thì nguyên nhân có thể là do bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rhesus), bệnh lý tán huyết (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), bé bị xuất huyết dưới da, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật)

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Bé bị vàng da bao lâu thì khỏi

Một số dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh là:

  • Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
  • Lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng
  • Nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh phải không màu)
  • Phân màu nhạt (phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam)

Tình trạng trẻ sơ sinh vàng da vàng mắt thường phát triển từ 2 – 3 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi.