Bé 8 tháng hay bứt chim là dấu hiệu gì năm 2024

Bé T.H.T., 9 tháng tuổi, được cha mẹ đưa vào viện cấp cứu vì một khối phồng căng cứng và đau ở vùng bẹn trái. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị thoát vị bẹn trái có biến chứng nghẹt ruột và chỉ định mổ cấp cứu, đẩy ruột lại vào ổ bụng, kèm cột cắt ống phúc tinh mạc là chỗ ruột sa xuống.

Khai thác bệnh sử cho thấy khi bé khóc hay cười to kèm vận động mạnh thì người nhà cũng ghi nhận có khối phồng ở bẹn nhưng nghĩ chắc không sao nên bỏ qua triệu chứng này. Qua trường hợp này, bác sĩ Vũ Trường Nhân, khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết thêm các thông tin về bệnh lý này.

* Thoát vị bẹn là gì?

- Trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ bảy, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạc. Bình thường khi trẻ sinh ra, thì ống này đóng lại, nếu ống này không đóng lại sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống làm thành một khối phồng ở vùng bẹn, gọi là bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ trai và thoát vị ống nuck ở trẻ gái.

* Tỉ lệ trẻ bị thoát vị bẹn là bao nhiêu và thường gặp ở giới nào?

- Bệnh chiếm 0,8-4,4% bệnh lý ở trẻ em. Ở trẻ sinh non tần suất còn cao hơn, đến 30% tùy theo tuổi thai.

Bệnh gặp ở cả hai giới nhưng bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái 3-10 lần.

* Bệnh lý này có ở một bên hay hai bên bẹn?

- Bệnh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn của trẻ, thường gặp ở bên phải (60%) hơn so với bên trái (25%), hoặc có khi bé bị cả hai bên (15%).

* Bệnh có thể tự hết? Nếu không điều trị sẽ gây biến chứng gì?

- Thoát vị bẹn ở trẻ con là bệnh lý bẩm sinh, không tự hết. Nếu không điều trị sẽ xảy ra biến chứng nghẹt dẫn đến các hậu quả sau:

- Ruột, buồng trứng (ở trẻ gái) trong ổ bụng có thể chui vào ống phúc tinh mạc gây nghẹt dẫn đến hoại tử ruột, buồng trứng nếu không được mổ kịp thời.

- Tổn thương tinh hoàn: mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép do nội tạng bị nghẹt.

* Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này?

- Thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối phồng vùng bẹn bìu ở trẻ trai và vùng gần âm môi ở trẻ gái. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi bé khóc, rặn đại tiện hay sau vận động mạnh như chạy nhảy, thể dục. Khi trẻ nghỉ ngơi hay nằm thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, lúc đó nhìn bé lại như bình thường.

* Làm sao biết được thoát vị bẹn bị nghẹt?

- Vùng bẹn của trẻ có một khối phồng căng cứng, sờ đau và có thể bé không cho sờ. Đa số các bé nhập viện với tình trạng bứt rứt, quấy khóc than đau (với trẻ lớn) và bỏ bú, nôn ói (trẻ nhỏ). Thường thì ghi nhận có khối phồng lên xẹp xuống ở vùng bẹn trước đó ở trẻ, nay khối phồng căng và không xẹp lại như mọi khi.

* Độ tuổi nào thì phẫu thuật được? Sẹo mổ có to, thời gian lành bệnh?

- Cho đến nay phẫu thuật là phương pháp duy nhất giải quyết bệnh lý này. Khuynh hướng hiện nay là giải quyết sớm khi phát hiện bệnh để đề phòng biến chứng nghẹt. Nghĩa là mọi lứa tuổi (trừ trường hợp bé sinh non hoặc có bệnh lý nặng đi kèm) đều có thể phẫu thuật thoát vị bẹn. Đường mổ nhỏ khoảng 3-4cm ở vùng nếp gấp bẹn, rất khó thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ. Thông thường vết mổ sẽ lành và được cắt chỉ sau bảy ngày.

* Thế còn thủy tinh mạc thì sao?

- Thủy tinh mạc hay dái nước cũng là một dạng giống thoát vị bẹn, nhưng thay vì các tạng chui xuống ống phúc tinh mạc thì ở đây chỉ là nước. Bệnh có thể tự khỏi khi trẻ được 12-18 tháng nên không cần điều trị trong giai đoạn này. Sau hai tuổi, nếu bìu vẫn còn nước thì có chỉ định mổ và cách thức mổ cũng như thoát vị bẹn.

* Điều trị bệnh ở đâu?

- Các bệnh viện nhi có khoa ngoại như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2. Đây là một bệnh lý tương đối đơn giản nên có thể thực hiện phẫu thuật và về trong ngày tại hai bệnh viện nói trên.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Lâu nay, người lớn nghĩ phải ở tuổi trưởng thành bé gái mới mắc bệnh này. Đó là lý do nhiều phụ huynh không khỏi băn khoăn khi bác sĩ kết luận bệnh của con.

Con viêm nhiễm, mẹ ngỡ bị xâm hại

Đưa con gái tới phòng khám, trong lòng chị Thái Hằng (ở quận Long Biên, Hà Nội) không khỏi rối bời. Con gái chị - bé Thục Linh – 5 tuổi đợt này thường kêu đau, rát và ngứa vùng kín.

Thời gian đầu, nghe con nói thế chị nghĩ bé còn nhỏ chỉ có thể vệ sinh không kỹ nên ngứa ngáy. Mỗi tối, chị Thái Hằng vệ sinh cho con gái kỹ hơn nhưng tình trạng không cải thiện, bé vẫn khó chịu. Trong đầu chị Thái Hằng còn loé lên suy nghĩ xấu: Hay con bị xâm hại. Không suy nghĩ lung tung, chị đưa bé tới khám bác sĩ.

TS Phạm Thu Hiền - Khoa Điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra vùng kín của bé Thục Linh không phát hiện ra dấu hiệu gì của việc bị xâm hại. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng bộ phận tiết niệu sinh dục. Khi soi phân của trẻ, các bác sĩ nhận thấy có nhiều trứng giun.

Chị Thái Hằng cho biết, bé có tiền sử mắc giun kim từ năm 2 tuổi nhưng tẩy giun không đều đặn. Gần đây, con gái chị có nhiều biểu hiện lạ như thường xuyên đưa tay gãi ở chỗ kín, đêm ngủ hay trằn trọc. Khi giặt đồ cho con, chị phát hiện thấy có nhiều dịch vàng đục dính ở quần nhỏ của bé.

TS Phạm Thu Hiền cho hay, bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biên nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm nhiều lần do vệ sinh kém. Ở một số trẻ gái mắc giun kim, giun có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ-âm đạo.

Tại phòng khám, tình trạng trẻ gái mắc bệnh viêm âm hộ- âm đạo do giun kim không phải là hiếm gặp. Nhiều bà mẹ biết con mắc giun, nhưng tẩy giun cho trẻ không đúng cách, không đủ liều nên trẻ hay bị tái nhiễm. Các mẹ này chỉ đưa con đi khám khi bé đã có nhiều biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: Âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu…

Phụ huynh bất ngờ khi biết bệnh của trẻ

Nhiều mẹ tưởng rằng trẻ nhỏ thì không bị viêm nhiễm. Nhưng thực chất nếu trẻ không được chăm sóc tốt và có chế độ vệ sinh hợp lý thì rất dễ mắc viêm nhiễm. Hơn nữa, do buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản.

Vùng kín của bé dễ bị kích ứng vì thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

TS Phạm Thu Hiền cho biết thêm, biểu hiện viêm nhiễm mà trẻ hay gặp là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: Đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn). Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mắc giun kim ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ vì các bé thường có biểu hiện ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không yên giấc, suy nhược thần kinh hay nghiến răng và đái dầm.

Đề phòng trẻ mắc giun kim, gia đình cần tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em 6 tháng/ lần; giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bị bẩn, sau khi chơi đùa xong…