Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài

Người gửi: Chị Hà, 30 tuổi, Hưng Yên( )

Câu hỏi:

Chào Dược sĩ, con em 3 tháng, đang bú mẹ hoàn toàn nhưng 3-4 ngày bé mới đi 1 lần, nhưng bé đi phân vẫn mềm và tự đi được. Tình trạng này kéo dài 2 tháng rồi dược sĩ ạ. Em rất lo và không biết cháu có phải bị táo bón không? Dược sĩ tư vấn giúp em.

Trả lời:

Chào bạn!

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần, hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón.

Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón. Đây là lúc mẹ cần tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Bạn xem thêm Dấu hiệu nhận biết táo bón.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Đặc biệt chất xơ hòa tan tự nhiên Prebiotic trong sữa mẹ giúp bé không bị táo bón.

Trường hợp của bé là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân ở đây là do nhu động ruột của bé co bóp còn yếu khiến bé đẩy phân khó khăn và thời gian đi ị kéo dài.

Nếu bạn đang sử dụng thêm sắt, calci thì cũng nên chú ý vì nó có thể khiến bé bị khó tiêu, gây nóng và dễ gây nên tình trạng táo bón.

Mẹ nên làm gì để trẻ dễ đi tiêu và phòng ngừa táo bón:

Tích cực cho trẻ bú nhiều: không nên chỉ cho trẻ bú sữa cuối, bỏ mất sữa đầu. Sữa đầu chứa nhiều nước và các kháng thể, khoáng chất, chất dinh dưỡng và thành phần chất xơ hòa tan, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe đường ruột của bé. Ngoài ra trong sữa mẹ còn chứa Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

Mẹ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín: Mặc dù chất xơ không hoàn tiết qua sữa mẹ nhưng 1 lượng nhỏ chất xơ hòa tan tự nhiên Prebiotic trong sữa mẹ đóng vai trò là chất nền cho sự phát triển hệ vi sinh vật, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cụ thể ở dạ dày chúng giúp phát triển lợi khuẩn có lợi, tốt cho hết tiêu hóa, còn ở trong ruột già, chúng giúp tăng sinh nhóm vi khuẩn quanh niêm mạc có vai trò quan trọng trong việc tạo chất nhầy, bảo vệ niêm mạc ruột già của trẻ. Chất xơ hòa tan tự nhiên còn có vai trò hút nước, tạo xốp, trương nở khối phân, giúp phân mềm ra, di chuyển ra ngoài dễ hơn.

Massage cho trẻ: Massage bụng giúp kích thích nhu động ruột, đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột. Bạn có thể đặt ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng theo kim đồng hồ quanh rốn, mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay gần với hông trẻ.

Giúp trẻ tập động tác xe đạp: Tương tự với massage, bạn đặt bé nằm thẳng, 2 tay nắm 2 chân bé rồi nhẹ nhàng tập như đạp xe. Trẻ lớn hơn khuyến khích vận động như bò, leo cầu thang, chạy nhảy, nô đùa,…

Mẹ nên đọc nhiều sách về ăn dặm:  Mẹ trang bị nhiều kiến thức về chế độ ăn đặm cho con thật khoa học. Ăn dặm không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng táo bón cho con nếu mẹ mắc sai lầm.

Chúc con luôn khỏe mạnh!

(Mẹ cần giải đáp về sức khỏe của bé có liên hệ với chúng tôi theo tổng đài Dược sỹ Nhi khoa 18002006)

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. Mặc dù hầu hết tình trạng này có thể tự khắc phục, tuy nhiên cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý một số nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ không thể đi đại tiện.

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài
Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của táo bón

Phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ hoàn toàn đều có một lịch trình đi đại tiện tùy thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Dưới đây là độ tuổi và nhu cầu đi đại tiện của trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ từ 1 – 4 ngày tuổi: Thường đi đại tiện khoảng một lần mỗi ngày. Màu sặc phân có thể thay đổi từ xanh đậm (đen) sang nâu và sẽ trở nên lỏng hơn khi trẻ bắt đầu bú mẹ.
  • Trẻ từ 5 – 30 ngày tuổi: Trẻ thường đại tiện khoảng 3 – 8 lần mỗi ngày. Màu sắc phân có thể thay đổi từ màu xanh đậm (đen) sang nâu hoặc nhạt màu hơn. Phân sẽ có màu vàng và lỏng hơn nếu trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết.
  • Trẻ từ 1 – dưới 6 tháng tuổi: Thông thường trẻ có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất có trong sữa mẹ. Do đó, phân của trẻ thường mềm và mỗi ngày chỉ đi đại tiện một lần. Trong một số trường hợp trẻ có thể đi đại tiện vài ngày một lần. Một số trẻ có thể không đi đại tiện từ 10 ngày đến 2 tuần. Điều này là hoàn toàn bình thường và không dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm và uống sữa công thức, do đó khiến bé đi đại tiện nhiều lần hơn trong ngày. Điều này được giải thích là do hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện và không thể hấp thụ hết tất cả chất dinh dưỡng từ thức ăn. Thỉnh thoảng bé có thể bị táo bón nếu không thể tiêu hóa hết các chất có trong thức ăn.

Do đó, tùy theo độ tuổi mà trẻ sơ sinh không đi đại tiện 3 ngày có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu của táo bón. Tuy nhiên, nếu bé không đi đại tiện kèm theo các dấu hiệu như quấy khóc, chán ăn, nôn,… cha mẹ hoặc người chăm sóc cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Phần lớn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ khiến bé bị táo bón có thể bao gồm:

Ăn thức ăn rắn quá sớm, đặc biệt là các sản phẩm từ gạo có thể làm tăng sự hấp thụ nước trong ruột. Điều này khiến phân khó di chuyển, tồn đọng trong ruột và dẫn đến các dấu hiệu táo bón hoặc không thể đại tiện.

  • Chế độ ăn ít chất xơ, không bổ sung đầy đủ chất lỏng có thể khiến bé khó đi đại tiện hơn.
  • Sữa công thức và bột ăn dặm không phù hợp có thể làm phân của bé cứng và khó di chuyển ra khỏi cơ thể.
  • Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng với các protein có trong sữa có thể khiến bé xuất hiện các dấu hiệu táo bón.
  • Thiếu chất lỏng, thiếu nước, mất nước từ thức ăn của bé có thể khiến phân khô cứng và gây táo bón.
Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài
Một số loại thức công thức có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến bé khó đi ngoài

Một số bất thường về thể chất, dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Bất thường về vị trí trực tràng, độ kín của hậu môn hoặc tắc nghẽn ruột có thể dẫn đến các dấu hiệu táo bón, khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh lý nguy hiểm như lồng ruột, viêm ruột, xơ nang,… có thể khiến trẻ sơ sinh không thể đi đại tiện trong một thời gian tương đối dài.
  • Bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh như  suy giáp, bệnh Hirschsprung (ngộ độc trong quá trình phát triển của thai nhi, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và khiến phân khó đi qua hậu môn).

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo việc quấy khóc, bụng cứng và chán ăn có thể là dấu hiệu của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị táo bón có thể cần sự giúp đỡ từ cha mẹ và một số biện pháp cải thiện để khắc phục tình trạng. Một số biện pháp có thể tăng nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ như sau:

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hiếm khi gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, bao gồm táo bón. Do đó, tình trạng khó đi ngoài ở trẻ có thể là dấu hiệu của dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Lúc này, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ hiếm khi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé. Bởi vì sữa được sản xuất từ các dưỡng chất và thành phần trong máu, không liên quan đến hệ thống tiêu hóa của người mẹ. Tuy nhiên, xây dựng chế chế độ ăn uống phù hợp, tham khảo các loại thức ăn mẹ nên bổ sung khi trẻ bị táo bón có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó đi ngoài ở trẻ.

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ có thể cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón như sau:

  • Massage phần dưới cơ thể của trẻ để tránh áp lực lên bụng. Cha mẹ có thể cho bé nằm thẳng và chuyển động chân trẻ theo tư thế đạp xe đạp một cách nhẹ nhàng. Điều này có thể làm giảm áp lực của bụng và giúp phân di chuyển trong ruột dễ dàng hơn.
  • Massage bụng của trẻ bằng cách đặt tay ngay rốn của trẻ và chuyển động tay theo chiều kim đồng hồ. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem dưỡng da, dầu cho trẻ em để tăng hiệu quả khi massage.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm lên bụng của bé. Điều này có thể giúp bé thư giãn và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng ở hệ thống tiêu hóa.
  • Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài. Đôi khi trẻ có thể phản ứng với một số chất có trong thực phẩm của mẹ.
  • Cân nhắc áp dụng một số cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh như sử dụng thuốc nhuận trạng tự nhiên. Tuy nhiên, điều này thường được áp dụng cho trẻ ít nhất từ 4 tháng tuổi và có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.

Trẻ bú sữa công thức có tỷ lệ táo bón cao hơn trẻ bú sữa mẹ. Bởi vì sữa công thức thường khó tiêu hóa và chứa quá nhiều dưỡng chất mà bé không thể hấp thu. Do đó, tốt nhất hãy nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Bé 4 tháng rưỡi 2 ngày không đi ngoài
Massage bụng có thể giúp bé tăng nhu động ruột và đi ngoài dễ dàng hơn

Đối với trẻ bú sữa công thức bị táo bón hoặc nhiều ngày không thể đi đại tiện, cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý như:

  • Cung cấp thêm nước cho trẻ. Bởi vì sữa công thức thường thiếu chất lỏng, dẫn đến đại tràng thiếu nước và gây táo bón. Do đó, trẻ bú sữa công thức cần được bổ sung thêm nước trong khi trẻ bú mẹ thường không cần.
  • Cân nhắc thay đổi loại sữa phù hợp hơn với thể chất và độ tuổi của trẻ. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
  • Thêm chất xơ, nước trái cây vào chế độ ăn uống của trẻ. Cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ép rau cũ hoặc các loại đậu xay nhuyễn để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Massage chân, bụng của bé bằng cách xoa bóp bụng hoặc di chuyển chân theo cách đạp xe đạp.
  • Tham khảo ý kiến để sử dụng các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ nhuận tràng tự nhiên cho trẻ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên mà không mang lại kết quả. Ngoài ra, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Bé có dấu hiệu đau đớn, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn.
  • Bé bị sốt, co giật.
  • Bụng trẻ bị cứng hoặc sưng to.
  • Phân trẻ có máu, có màu đen hoặc có chất nhầy trong phân.
  • Khóc liên tục, có dấu hiệu mất nước.
  • Nôn ra nước bọt và chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây.

Tùy vào tình trạng và sức khỏe của bé, bác sĩ có thể tiến hành các kiểm tra cần thiết để loại bỏ các nguyên nhân nghiêm trọng. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc đạn cho trẻ khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa.