Bất thường tế bào biểu mô là gì

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp thứ hai ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư cổ tử cung hiện nay giảm xuống nhiều, nhờ chiến lược tầm soát và điều trị sớm. Hiểu về ung thư cổ tử cung là một trong những cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung đầu tiên và hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các chị em những dấu hiệu hay triệu chứng ung thư cổ tử cung.

1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nối liền tử cung với âm đạo ở phía dưới.Tại đây, các tế bào thay đổi liên tục, là khởi đầu của hầu hết tổn thương tiền ung thư và ung thư. Bất kì sự thay đổi nào khiến tế bào phân chia không dừng được, đều có tiềm năng phát triển thành ung thư sau này.

Trước khi trở thành ung thư thực sự, những tế bào này thường mất nhiều năm, trải qua nhiều giai đoạn. Phát hiện và can thiệp sớm ở giai đoạn này sẽ ngăn chặn được phần lớn sự phát triển thành ung thư cổ tử cung.

2. Nguyên nhân gì gây bệnh ung thư cổ tử cung?

Human Papiloma Virus [HPV virus sinh u nhú ở người] đã được biết là thủ phạm gây ra hơn 90% ung thư cổ tử cung, trong đó type 16 và 18 chiếm hơn 75%.

Khi những con vi-rút này xâm nhập vào tế bào vật chủ, sẽ ức chế gen kiểm soát ung thư E6 và E7. Nó làm tế bào tăng sinh không ngừng nghỉ. Từ đó, tạo ra khối u nhú hoặc xa hơn là ung thư cổ tử cung và các vị trí khác [vùng sinh dục, hậu môn, hầu họng].

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh bệnh gây ra do các chủng vi-rút HPV thường gặp.

3. Liệu có thể nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

Hầu hết các bệnh nhân giai đoạn tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm không có triệu chứng mà được phát hiện ngẫu nhiên qua các xét nghiệm tầm soát.

Những dấu hiệu gợi ý bệnh lý ở vùng tử cung, âm đạo mà bạn nên được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa:

  • Chảy máu tử cung ngoài chu kì kinh.
  • Chảy máu tử cung quanh mãn kinh hay sau mãn kinh.
  • Đau, chảy máu khi giao hợp.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường như thay đổi màu sắc, có mùi.
  • Các triệu chứng trễ hơn có thể là mệt mỏi, sụt cân, đau vùng chậu, đau lưng, phù chân 1 bên, rò phân hay nước tiểu.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung

4. Các bước chẩn đoán và tầm soát ung thư cổ tử cung

Bạn sẽ được làm gì khi nghi ngờ một tổn thương từ cổ tử cung?

  • Khám phụ khoa: Khám phụ khoa nhằm quan sát tổng quan vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Việc khám sẽ gợi ý triệu chứng gây ra bởi vùng nào đồng thời tìm kiếm các sang thương hay bệnh lý viêm nhiễm đi kèm.
  • Xét nghiệm PAPs: Các tế bào lấy được vùng chuyển tiếp sẽ được trải trên một lam kính, sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi để xem hình dạng tế bào có bất thường hay không.
  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm tìm đoạn mARN của virus dịch tiết âm đạo để xem liệu bạn có đang nhiễm các type HPV có nguy cơ cao sinh ung thư không.
  • Soi cổ tử cung + sinh thiết: Soi cổ tử cung dưới nhiều điều kiện ánh sáng và các xét nghiệm giúp quan sát rõ hơn vùng chuyển tiếp giúp định vị vị trí tổn thương. Sinh thiết tại vị trí tổn thương cho kết quả chính xác về tổn thương mô học tại vị trí nghi ngờ.
  • Nạo kênh cổ tử cung: Khi soi cổ tử cung không thấy hết được tổn thương, bác sĩ có thể đề nghị nạo kênh cổ tử cung để tìm các tế bào bất thường.
  • Bất kì bất thường nào tiền ung thư đều nên được theo dõi sát sao và điều trị hợp lý ngay khi được chẩn đoán.

5. Bệnh diễn tiến như thế nào?

Trước khi trở thành bệnh thực sự, tế bào trải qua nhiều giai đoạn biến đổi hay còn được gọi là tổn thương tiền ung thư.

Những tổn thương này thường được bác sĩ kí hiệu là: ASC-US [bất thường tế bào lát không điển hình], LSIL [tổn thương tế bào gai mức độ thấp], HSIL [tổn thương tế bào gai mức độ cao], CIN1-2- 3 [tân sinh biểu mô cổ tử cung mức độ 1-2-3], Cis [ung thư tại chỗ].

Diễn biến ung thư cổ tử cung

Can thiệp ở giai đoạn tiền ung sẽ giúp ngăn ngừa hầu hết tổn thương tiền ung tiến triển thành ung thư.
Ngược lại, một tế bàoung thưkhông điều trị sẽ có thể ăn lan lên trên đến tử cung, ăn lan xuống dưới đến âm đạo, xâm lấn các cơ quan xung quanh của vùng chậu như ruột hay bàng quang. Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư sẽ di căn đến các cơ quan khác như hạch, xương, phổi, gan

6. Ai dễ bị ung thư cổ tử cung?

Nhiễm vi-rút HPV là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển thành bệnh. Những yếu tố nguy cơ sau đây đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Có nhiều hơn một bạn tình hoặc có quan hệ tình dục với một người đàn ông mà người này có nhiều hơn 1 bạn tình.
  • Quan hệ tình dục sớm [dưới 16 tuổi].
  • Bạn tình nam có bạn tình bị ung thư cổ tử cung.
  • Hút thuốc lá.
  • Nhiễm Human Immunodeficiency Virus [HIV].
  • Ghép cơ quan.
  • Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục [lậu, giang mai, Chlamydia].
  • Tiếp xúc với diethylstilbestrol.
  • Tiền sử ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV hoặc tổn thương CIN mức độ cao.

7. Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

Các kỹ thuật điều trị hiện nay là:

  • Hủy mô bằng laser hoặc áp lạnh.
  • Cắt bỏ mô tổn thương bằng dao cắt lạnh hay vòng điện.
  • Khoét chóp cổ tử cung.
  • Cắt tử cung khi tổn thương đã lan rộng.
Điều trị ung thư cổ tử cung

8. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

  • Ung thư cổ tử cung là bệnh có thời gian diễn tiến lâu dài, và phát hiện sớm. Mặt khác, có thể giúp điều trị trước khi diễn tiến thành ung thư thực sự. Các biện pháp phòng ngừa đã được chứng minh hiệu quả:
  • Tiêm ngừa vaccin HPV: Tầm soát bệnh bằng xét nghiệm PAPs và xét nghiệm HPV . Tất cả phụ nữ trên 29 tuổi đã quan hệ tình dục nên được tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV mỗi 3 năm hay bằng xét nghiệm Paps mỗi năm.

Đây là bệnh thường gặp và có thể phòng ngừa và điều trị sớm. Tiêm ngừa vaccin, tầm soát bệnh mỗi năm và đi khám bác sĩ phụ khoa ngay khi có triệu chứng nghi ngờ. Đừng quên tìm hiểu về Vaccine HPV và tầm soát Ung thư Cổ tử cung tại YouMed.

Video liên quan

Chủ Đề