Bát canh tập tàng xác định phong cách ngôn ngữ

Câu 2:Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ "Chiều tối" nằm trong tập thơ "Nhật kí trong tù" đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng:"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không."Dịch thơ:"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."Dịch thơ:"Cô em xóm núi xay ngô tối,Xay hết, lò than đã rực hồng."Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.Nhà văn Nam Cao đã viết: "Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.", để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

Bài thơ "Chiều tối" là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.

Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau rền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao

Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi

Với nhà thơ Vân Hạc, ký ức về quê hương là những gì gần gũi bình dị và thân thương nhất. Đọc bài thơ Bát canh tập tàng, phải đọc thật chậm, lắng thật sâu mới cảm nhận hết được những tình cảm mà tác giả gửi gắm ở trong. Chỉ là một bát canh thôi/Mà anh đi tận cuối trời không quên/Vườn quê rau rệu rau dền/Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi. Một bát canh quê đạm bạc mà để lại trong lòng anh dấu ấn không phai mờ, dù có đi cuối đất, cùng trời. Không chỉ nhớ về bát canh đậm chất quê mà gửi gắm trong đó ánh mắt, nụ cười, hình bóng người thương. Nhà thơ thật tinh tế khi biến tính từ ngọt thành danh từ để gọi tên nỗi nhớ niềm mong gửi về miền quê yêu dấu. Bát canh tập tàng là hình ảnh ẩn dụ nó gợi lên ký ức về những tháng năm vất vả, cơ cực, ở những miền quê một thời ăn độn khoai, sắn thiếu thốn trăm bề, đến những bát canh cũng chỉ từ những ngọn rau tự nhiên dễ kiếm nơi góc vườn, bờ ruộng. Bát canh quê luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ và đi theo nhà thơ suốt những chặng đường dài, dù xa quê thì tình cảm với quê hương vẫn vẹn nguyên. Mặn mòi đất mẹ em ơi/Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên. Mặn mòi là nỗi vất vả, cơ cực gian khổ của mảnh đất quê hương, là sự tảo tần, chắt chiu một sương hai nắng, là nghĩa tình của những con người chân chất nơi đây được bồi lắng vun đắp bao đời, thế nên: Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên. Là người từng trải, từng đi nhiều nơi, phải sống nơi đất khách quê người nên tình cảm của anh dành cho quê luôn da diết và sâu lắng. Mang theo một nắm đất hiền/Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào/Vợi đi nỗi nhớ nao nao/Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi. Hành trang anh mang theo suốt bao năm qua, suốt những chặng đường dài, suốt cuộc đời mình là “nắm đất hiền”, nắm đất không còn là vật vô tri vô giác nữa mà nó là hình ảnh quê hương, có linh hồn, có cảm xúc, có vóc dáng, hình hài quê nhà. Nắm đất ấy đã trở thành điểm tựa, chỗ dựa tinh thần, là động lực để anh vượt qua bao khó khăn thử thách trong cuộc sống mưu sinh. Người đọc hình dung mỗi lần nhớ quê là nhà thơ xòe bàn tay ra đã thấy hình ảnh quê hương, đất mẹ hiện lên gọi rưng rưng bao kỷ niệm yêu thương.

Chạm vào nắm đất quê là chạm vào ngọn rau rệu, rau dền, chạm vào bát canh tập tàng, chạm vào những ký ức, kỷ niệm không thể phai nhòa, chạm vào đôi mắt “trao duyên thuở nào”, lãng mạn biết bao, tình tứ biết bao, ánh mắt người yêu thay bao điều muốn nói. “Nắm đất hiền, ánh mắt trao duyên” phải chăng là liều thuốc an thần giúp nhà thơ vơi đi nỗi nhớ, đồng thời cũng giúp nhà thơ Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi. Hình ảnh ẩn dụ cơn nắng lửa và động từ xối miêu tả rất mạnh những khát vọng, những tình cảm cháy bỏng, đau đáu một nỗi lòng đối với quê hương cho dù còn nhiều những cam go nghiệt ngã, những thăng trầm mà nhà thơ phải đối mặt trong cuộc sống. Ước ao một bát canh thôi/Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu. Bát canh là chất men để làm nên nỗi nhớ, nỗi nhớ xuyên suốt bài thơ từ không quên, và rồi đến nhớ nôn nao, nhớ đất, nhớ người, và nỗi nhớ cứ rộng ra, lớn lên, nó trở thành triết lý nhân sinh ở đời. Ai cũng có một quê hương, cũng có nguồn cội; con người ta chỉ trưởng thành khi trong lòng luôn có quê hương, nơi đã nuôi ta lớn lên và dạy ta thành người, dạy ta biết yêu thương giống như nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua đã từng nói: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất"... Đó là điều nhà thơ Vân Hạc muốn gửi gắm trong bài thơ của mình.

Bát canh tập tàng

Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau dền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi   Ước ao một bát canh thôi

Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu.

TRẦN VÂN HẠC
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái

1. Những từ ngữ, hình ảnh: Vườn quê, rau rệu, rau dền, bát canh, lúa, người, đất, đôi mắt,….

2. BPTT: Ẩn dụ:    Vợi đi nỗi nhớ nao nao

                      Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi

-> Tác dụng: tăng sức gợi hinhf, gợi cảm cho câu thơ, thể hiện những khát vọng, những tình cảm cháy bỏng, đau đáu một nỗi lòng đối với quê hương cho dù còn nhiều những cam go nghiệt ngã, những thăng trầm mà nhà thơ phải đối mặt trong cuộc sống.

3. nhà thơ khẳng định: “Chỉ là một bát canh thôi/ Mà anh đi tận cuối trời không quên” là do đây không chỉ là một bát canh quê đạm bạc bình thường mà khi  nhớ về bát canh đậm chất quê ấy tác giả còn gửi gắm trong đó ánh mắt, nụ cười, hình bóng người thương.

4.  “Ước ao một bát canh thôi/Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu”. Bát canh là chất men để làm nên nỗi nhớ, nỗi nhớ xuyên suốt bài thơ từ không quên, và rồi đến nhớ nôn nao, nhớ đất, nhớ người, và nỗi nhớ cứ rộng ra, lớn lên. 

-> Tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương và khát vọng được trở về

Video liên quan

Chủ Đề