Bao nhiêu nước sở hữu máy bay chữa cháy năm 2024

Nhiều năm qua, thương hiệu của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam nói chung, Công ty Trực thăng miền Nam [VNH South] nói riêng đã nổi tiếng trong việc cung cấp dịch vụ bay phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, cùng các loại dịch vụ bay khác. Nay VNH South còn thể hiện “đẳng cấp” của mình, khi triển khai thành công dịch bay cứu hỏa tại Indonesia.

Hai năm bay cứu hỏa trong vùng nắng cháy

Ngày 15-11-2017, 2 máy bay Mi-172 của VNH South đã về đến Sân bay Vũng Tàu, kết thúc hợp đồng năm 2017 với Công ty Komala về cung cấp dịch vụ bay cứu hỏa cho Chính phủ Indonesia. Đây là hợp đồng dịch vụ trọn gói, bao gồm: Máy bay, nhân công, bảo dưỡng và bảo hiểm. Công ty đã sử dụng 2 chiếc máy bay Mi-172 phục vụ hoạt động bay chở người, hàng hóa và cứu hỏa tại nước bạn bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10-2017.

Năm 2016, VNH South đã thực hiện thành công hợp đồng cho thuê trọn gói 2 chiếc máy bay Mi hoạt động bay chữa cháy trong vòng hai tháng tại Indonesia. Trong năm 2017, với thời gian bay gần 500 giờ, các máy bay Mi-172 đã hoàn thành tốt yêu cầu chữa cháy từ phía khách hàng. Cột mốc này đánh dấu năm thứ hai liên tiếp khi VNH South triển khai hiệu quả dịch vụ mới.

Thực hiện dịch vụ mới, những phi công của VNH South đã đối mặt với không ít khó khăn, thử thách khi phải làm việc xa nhà, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức 40-46 độ C, thời gian làm việc kéo dài… Với kinh nghiệm tích lũy trước đây tại thị trường nước ngoài, như: Na Uy, Ấn Độ, Đông Timo, Malaysia… cùng với việc được đào tạo bài bản, đội ngũ phi công và kỹ thuật viên của công ty đã nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, bảo đảm hiệu suất công việc cũng như chất lượng dịch vụ, an toàn bay. Thiếu tá phi công Trần Hồng Nam, Đội trưởng Đội bay của VNH South, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Indonesia trở về chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi phải bay 6-8 tiếng trên bầu trời, với nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Một chuyến bay chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, tổ bay phải thực hiện múc, xả nước đến hơn 40 lần, với khối lượng nước lên đến hơn 120 tấn. Nhưng anh em vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây quả là một niềm hạnh phúc”.

Theo đánh giá từ phía đối tác, đội ngũ phi công của VNH South có trình độ điêu luyện, phối hợp rất tốt với lực lượng trực thăng chữa cháy của các nước khác, như Ukraina, Singapore… trong những đợt cháy lớn tại Indonesia. Hiệu quả múc, xả nước để cô lập và dập đám cháy, đội bay Việt Nam luôn đạt ở mức cao. Đội ngũ thợ máy và bộ phận hỗ trợ mặt đất luôn túc trực giải quyết kịp thời những hỏng hóc về kỹ thuật, giúp khai thác tối đa giờ bay, cho phép máy bay hoạt động liên tục khi nhận nhiệm vụ. Điều này cho thấy sự linh hoạt, khả năng ứng phó và học hỏi nhanh chóng của đội ngũ phi công VNH South đối với những công việc phải đạt độ chính xác và cường độ hoạt động cao. Dù cung cấp dịch vụ ở bất kỳ đâu, cam kết chất lượng dịch vụ luôn là ưu tiên hàng đầu của VNH South, để bảo đảm sự hài lòng của khách hàng.

Máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam.

Dịch vụ tốt-chìa khóa để thành công

Những gì đã thể hiện trên bầu trời Indonesia suốt 2 năm qua càng khẳng định đẳng cấp và trình độ bay của VNH South. Điều này khiến đồng nghiệp và khách hàng rất trân trọng, ghi nhận. Thượng tá Kiều Đặng Hùng, Giám đốc VNH South, cho biết: “Hai năm liên tiếp ký hợp đồng với Công ty Komala, được khách hàng đánh giá cao cho thấy hướng đi đúng đắn của VNH South. Indonesia là thị trường rộng lớn, với nhiều đảo bao quanh, bốn bề là nước, điều kiện đi lại khó khăn, rất giàu tiềm năng về bay cứu hỏa, vận chuyển người, hàng hóa và khai thác mỏ. Đây là cơ hội tốt, giúp chúng tôi tăng hiệu quả khai thác đội máy bay, củng cố niềm tin của khách hàng và các đối tác trong khu vực. Ở thời điểm này, có thể nói dịch vụ tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công của VNH South. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thâm nhập sâu hơn thị trường Indonesia để phát triển các dịch vụ trực thăng khác, như bay dầu khí, bay chở người và cẩu hàng hóa, lắp ráp thiết bị…”.

Tìm kiếm hướng phát triển mới, khai thác tốt thị trường trong nước và ngoài nước, VNH South cũng không quên giữ vững thế mạnh của mình ở những dịch vụ trọng tâm. Việc vinh dự nhận giải thưởng xuất sắc về an toàn bay trong 19 năm liên tục do Công ty Dầu khí Việt-Nhật trao tặng, hay ký kết hợp đồng nguyên tắc dài hạn với Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square nhằm phục vụ đưa đón khách VIP bằng trực thăng, thường xuyên cung cấp dịch vụ bay ngắm cảnh cho các đối tác có nhu cầu… đã khẳng định niềm tin tuyệt đối mà các đối tác dành cho VNH South trong thời gian qua.

Đội trưởng đội khẩn nguy sân bay Tân Sơn Nhất cho biết nếu có máy bay bị cháy ở đường băng thì xe cứu hỏa của đội phải tiếp cận trong vòng 2 phút.

Xe chữa cháy hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế của Đội khẩn nguy chữa cháy sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: MINH HÒA

Ngày 23-1, đoàn công tác của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ [PC07] Công an TP.HCM kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Trung tá Lê Tấn Châu, phó trưởng Phòng PC07, làm trưởng đoàn.

Theo ông Nguyễn Công Hoàn - phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ở sân bay có một sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn [cơ quan thường trực] với 10 cán bộ nhân viên cùng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn... nếu xảy ra sự cố.

Ngoài ra, tại đây còn có Đội khẩn nguy cứu hỏa với 73 người, chế độ mỗi ca trực gồm 1 lãnh đạo đội và 20 đội viên luôn túc trực.

Ông Huỳnh Hoàng Lâm, đội trưởng đội khẩn nguy, chia sẻ thêm nếu sự cố xảy ra ở hai đầu đường cất, hạ cánh tàu bay [đường băng] thì có hai vị trí tiếp nước chữa cháy là hai trụ nước ở đầu Đông và đầu Tây. Hằng tuần, đội có kiểm tra áp lực nước để đảm cho các tình huống.

Theo ông Lâm, chiến thuật chữa cháy tàu bay chuẩn quốc tế là áp dụng phương án điều động phương tiện tiếp cận mục tiêu, chữa cháy nhanh nhất có thể, khống chế lập tức.

Xe chữa cháy trong sân bay được thiết kế có lưu lượng hơn 10.000 lít nước. Trong chữa cháy tàu bay, khoảng "thời gian vàng" từ 2-3 phút ban đầu để tiếp cận được mục tiêu. Vì thế, các xe đều là xe phản ứng nhanh, có thể tăng tốc từ 0-80km/h trong vòng 30-35 giây.

Xe được trang bị thêm hệ thống cần cẩu, hệ thống khoan vào bên trong tàu bay để phun sương làm mát và tạo oxy cho hành khách trên tàu bay gặp sự cố.

Xe chữa cháy ở phi trường được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, khác với xe chữa cháy nhà và công trình về tốc độ chạy, độ cua của bánh xe, tốc độ phun, cường độ phun, lưu lượng nước trên xe…

Cũng theo ông Lâm, nếu xảy ra sự cố cháy máy bay trong khu vực hoạt động bay thì xe chữa cháy của đội phải tiếp cận mục tiêu trong 3 phút. Còn tàu bay gặp sự cố trong đường băng thì xe chữa cháy phải tiếp cận trong khoảng thời gian 2 phút.

Bên cạnh đó, đoàn cũng kiểm tra công tác an toàn phòng cháy chữa cháy khu vực nhà để xe, các cửa hàng kinh doanh có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, khu vực phía trước nhà ga quốc nội...

Kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại tòa nhà Diamond Plaza

Sáng cùng ngày, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng, phó trưởng Phòng PC07, cùng đoàn cũng kiểm tra phòng cháy tại tòa nhà Diamond Plaza [quận 1].

Đại diện tòa nhà cho biết công tác phòng cháy tại đây đã được thực hiện nghiệm, năm qua không có sự cố cháy nổ nào nghiêm trọng.

Tuy nhiên, qua 2 đợt kiểm tra vào tháng 10-2023 và đầu năm nay, Công an quận 1 có phát hiện một số khu vực chuyển đổi công năng nhưng chưa nghiệm thu phòng cháy mà đã đi vào hoạt động. Cơ quan chức năng đã lập các quyết định đình chỉ hoạt động, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính.

Lực lượng chức năng kiểm tra hệ thống nước chữa cháy tại tầng cao nhất của tòa nhà Diamond Plaza - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Đoàn công tác kiểm tra công tác chữa cháy khu vực nhà để xe - Ảnh: MINH HÒA

Kiểm tra công tác chữa cháy khu vực trước nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: MINH HÒA

Trung tá Lê Tấn Châu kiểm tra bình chữa cháy được đặt trong khu vực nhà chờ lên tàu bay - Ảnh: MINH HÒA

Các xe chữa cháy ứng phó nhanh để có thể tiếp cận tàu bay gặp sự cố trong đường băng khoảng thời gian 2 phút - Ảnh: MINH HÒA

Chủ Đề