Bảo minh an giang thanh toán tiền bị chó cắn năm 2024

Ngày 24/5, bác sĩ Trần Phước Hồng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang cho biết, đơn vị vừa cấp cứu thành công một bệnh nhi 3 tuổi bị chó cắn nguy kịch.

Các bác sĩ đã cứu kịp thời bé gái bị chó cắn.

Theo đó, vào lúc 11h ngày 23/5, bé B. được người nhà đưa đến viện trong tình trạng bị nhiều vết trầy ở bụng trong đó có 2 vị trí ở bụng trái có ruột lòi ra ngoài. Đầu bé cũng bị trầy nhiều chỗ, đỉnh đầu có chỗ sưng tụ máu.

Lúc mới vào viện, mạch, huyết áp ổn, nhưng bé bị đau đầu kèm đau bụng nhiều.

Gia đình cho biết, chó becgie sống nhiều năm trong nhà, thường xuyên nô đùa với các bé. Ngoài con vật này, chủ nhà còn nuôi nhiều chó khác.

Sau khi tiếp nhận, ê-kíp cấp cứu đã truyền dịch, giảm đau, theo dõi sát sinh hiệu, đắp gạc ấm lên phần ruột lòi ra ngoài, chụp hình sọ não, siêu âm, xét nghiệm… sau đó quyết định mổ ngay.

"May mắn cháu bé chỉ tổn thương phần phúc mạc bụng", bác sĩ Trần Phước Hồng cho hay.

Hiện sức khoẻ bệnh nhi ổn định, chưa phát hiện tổn thương khác, có thể ăn cháo, tuy nhiên tinh thần còn hoảng sợ.

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Hầu hết, các trẻ bị chó tấn công đều trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Tình trạng trẻ bị chó tấn công tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua đã khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng.

Bên cạnh đó, liên tục các trường hợp người dân bị chó cắn trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng nuôi nhốt chó không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân và cần thiết phải có chế tài xử lý nghiêm.

Việc nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh ở các gia đình từ thành thị đến nông thôn tương đối phổ biến, nhưng hầu như chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ như nhốt, xích lại trong nhà mà để chó thả rông chạy tự do ngoài đường.

Nhiều chủ nuôi không tiêm phòng cho chó, dẫn tới tình trạng chó dễ bị mắc bệnh dại. Ngoài nỗi lo chó cắn người truyền bệnh dại thì chó thả rông còn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông cho người đi đường.

Nhưng mới đây Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] lại công bố thêm thông tin gây sốc: riêng năm 2023 đã có tới 500.000 người bị chó mèo cắn phải đi tiêm phòng dại, chi phí ước tính tới 600 tỉ đồng. Làm gì để giảm những ảnh hưởng này?

Hàng trăm tỉ đồng chi cho phòng bệnh dại

Theo ông Hoàng Minh Đức - phó cục trưởng phụ trách, quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], trong năm 2023 cả nước ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 12 ca so với năm 2022.

"Đặc biệt theo thống kê có gần 500.000 người dân phải tiêm vắc xin phòng dại, với giá mỗi liều từ 1,2 triệu -1,5 triệu đồng. Đồng thời, chúng ta phải tiêm phòng bệnh dại cho 8 triệu con chó mèo, mỗi mũi khoảng 50.000 đồng. Như vậy, dù số tử vong là 82 ca nhưng tổng kinh phí phải chi trả phòng bệnh dại rất lớn" - ông Đức nói.

Theo ước tính của ông Đức, chi phí tiêm phòng bệnh dại do bị chó mèo cắn năm 2023 lên tới 600 tỉ đồng, chưa kể những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bị chó mèo cắn và phải đi tiêm phòng.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn tai nạn từ chó mèo lại không dễ dàng bởi quy định phải đeo rọ mõm khi chó mèo ra đường hoặc nơi công cộng vẫn được thực hiện kiểu nơi có nơi không.

"Nhiều khi rất ngại vì con chó to đứng cạnh khi tôi đi tập thể dục, nói thì chủ chó bảo "rất hiền", "đáng yêu lắm", nhưng tôi sợ chó cắn nên không thấy thoải mái" - anh V.H.L. ở quận Cầu Giấy [Hà Nội] chia sẻ.

Chính vì thế khi được hỏi làm sao để giảm số người phải tiêm ngừa, ông Hoàng Minh Đức nói rất khó, còn vai trò của nhiều ngành, địa phương, của cả việc thực hiện các quy định an toàn khi nuôi chó mèo như tiêm phòng, đeo rọ mõm… cho chó mèo.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong dại trên người chủ yếu là do người bị chó mèo cắn không tiêm phòng dại. Nguyên nhân gián tiếp là do tỉ lệ tiêm phòng trên đàn chó mèo còn thấp.

Theo ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], giải pháp đầu tiên và cần thiết nhất để phòng bệnh dại là tiêm vắc xin phòng dại cho chó mèo.

Thực tế, một số bất cập trong việc nuôi chó mèo ở nước ta hiện nay là tập quán, mục đích nuôi chó mèo có đặc trưng riêng. Các nước phương Tây có thể nuôi chó mèo suốt đời nên tuân thủ quy định tiêm phòng bệnh, tỉ lệ tiêm phòng cao hơn.

"Tại Việt Nam việc nuôi chó mèo lấy thịt vẫn còn phổ biến, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Đàn chó tiêm vắc xin xong lại bán, giết mổ, vì vậy đàn chó thay đổi liên tục dẫn đến tỉ lệ tiêm chủng bao phủ thấp" - ông Phu cho hay.

Bên cạnh đó, ông Phu cũng cho rằng ý thức người nuôi chó mèo chưa cao. Chó nuôi thả rông, không rọ mõm còn phổ biến, làm tăng nguy cơ chó cắn người trong cộng đồng.

Phải làm quyết liệt quy định này thì mới mong giảm những phí tổn tài chính và sức khỏe do bị chó mèo cắn và phải tiêm phòng dại.

Nên có chính sách tiêm phòng dại cho người nghèo

Bác sĩ Bùi Đức Thắng - phòng tiêm chủng Bệnh viện Quân y 175 [Bộ Quốc phòng] - cho biết bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

Ở các nước Đông Nam Á, hằng năm tỉ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới.

Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.Bác sĩ Thắng cho hay thời kỳ ủ bệnh thường từ 1-3 tháng nhưng có thể dao động dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại tương tự như bệnh cúm: chóng mặt, đau đầu, sốt; những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày.

Người bị chó mèo dại cắn, cào có thể có các triệu chứng ngứa, khó chịu ngay vị trí bị cắn kéo dài trong vòng vài ngày, sau đó tiến triển đến các triệu chứng của rối loạn chức năng não, lo lắng, bối rối kích động, sau đó tiếp tục tiến triển dẫn đến mê sảng, mất ngủ, hành vi bất thường, ảo giác. Giai đoạn cấp tính thường kéo dài từ 2-10 ngày.

Bác sĩ Thắng cho biết thêm, khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100% [đối với cả người và động vật].

Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật [chủ yếu là chó] là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.

Hiện nay đa số người dân đều hiểu về các biện pháp phòng chống bệnh dại trên người và động vật, nhưng vẫn còn một số người chủ quan với suy nghĩ "chắc con chó đó không bị bệnh" hoặc sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng mà không tới các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh.

Do đó, để không tử vong do bệnh dại thì khi bị chó mèo cắn hãy nhanh chóng xử lý vết thương và đến ngay các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại sớm nhất.

Ông Phu nhấn mạnh bệnh dại vẫn là bệnh lưu hành tại Việt Nam, vì vậy người dân cần có ý thức phòng bệnh, khi bị chó mèo cắn cần phải tiêm vắc xin.

"Giá vắc xin phòng bệnh dại hiện nay còn khá cao, không phải người dân nào cũng tiếp cận được. Để giải quyết vấn đề này, cần có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo, ở vùng sâu vùng xa tiêm chủng miễn phí, tăng cơ hội phòng bệnh cho họ.

Xử lý vết thương khi bị động vật cắn như thế nào?

Bác sĩ Thắng cho biết khi bị chó cắn cần xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

Hạn chế làm giập vết thương và không được băng kín. Sau đó đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Chủ Đề