Bàn luận duy trì lễ hội truyền thống văn 9 năm 2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của lễ hội truyền thống và hiện đại 8 TTQT49-C1-1699 Đỗ Diệu Linh Trải nghiệm cá nhân

9 TTQT49-C1-1765 Nguyễn Thảo Minh

Nhóm trưởng Giải pháp duy trì và phát triển những giá trị lễ hội

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài: Việt Nam là một quốc gia “ngàn năm văn hiến”, một nền văn hóa mang bản sắc riêng biệt, độc đáo. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi khoảng cách giữa các quốc gia dần dần thu hẹp, bên cạnh những thuận lợi trong việc giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, đã đặt ra cho nền văn hóa Việt Nam rất nhiều thách thức. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị của lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
  2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
    • Phân tích và xác định vai trò, ảnh hưởng của lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại trong xã hội ngày nay.
    • Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa xưa và nay, những mặt tích cực và tiêu cực do sự biến đổi đó mang lại. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm gìn giữ, duy trì và phát triển lễ hội.
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    • Đối tượng nghiên cứu: Các lễ hội ở Việt Nam bao gồm lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
    • Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: trong đất nước Việt Nam, Phạm vi thời gian: truyền thống và hiện đại
  4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, khái quát, thống nhất logic, hệ thống hóa.

PHẦN 2: NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

  1. Khái quát chung về lễ hội Việt Nam
  2. Định nghĩa:

Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hoá tổng hợp của con người, là nhu cầu văn hoá chính đáng của một cộng đồng người, là dịp để mọi người hoà nhập “cái tôi cá nhân” vào “cái ta chung” của cộng đồng. Lễ hội là một loại hình tiêu biểu đại diện cho nền văn hoá của mỗi quốc gia. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hoá mang tính tập thể phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong đời sống và lao động sản xuất. Lễ hội được tạo thành từ hai bộ phận là phần “Lễ” và phần “Hội”. Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về “Lễ” và “Hội”. Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng tôi xin lấy định nghĩa trong “Đại cương về Văn hoá Việt Nam” do tiến sĩ Phạm Thái Việt và Tiến sĩ Đào Ngọc Tuấn biên soạn, vì đây là hai định nghĩa mang tính khái quát và cơ bản nhất. “Lễ” là nghi thức thờ cúng mang màu sắc tôn giáo tâm linh, các lễ vật và quy trình tế lễ gắn liền với đặc thù của đối tượng thờ cúng. Chữ “Lễ” ở đây mang hai nghĩa cơ bản là tế lễ và lễ giáo [lề thói ứng xử theo truyền thống, theo các quy phạm đạo đức đã được cộng đồng thừa nhận dựa trên lời dạy của thánh nhân]. Nội dung chính của Lễ là tưởng nhớ và tôn vinh đối tượng thờ cúng, cầu sự bảo trợ về mặt thần quyền cho sự thịnh vượng và yên bình cho cộng đồng dân cư. Thông qua phần lễ, có thể thấy được phần nào đời sống tinh thần của người Việt Nam: niềm tin, tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người Việt. “Hội” là phần mang tính sinh hoạt giải trí, làm sống lại các truyền thống sinh hoạt và vui chơi đã từng ăn sâu vào lối sống của cộng đồng. “Hội” là một điểm thu hút các du khách văn hóa muốn tìm hiểu phương thức sinh hoạt và giải trí mang tính truyền thống đậm đà bản sắc địa phương, thông qua tính không lặp lại trong cách nhìn, cách ứng xử đối với cùng một loại hình giải trí. Hình thức tổ chức hội cũng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và nghi thức của lễ hội. Giải thưởng của Hội thường mang tính ước lệ, không nặng về vật chất mà đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những người tham dự cũng như cổ vũ trò vui. Do đó, phần hội

Như Lễ hội xuống đồng [lễ Hạ Điền] được tổ chức ngày mùng bốn Tết hàng năm ở nhiều nơi, đây là dịp để nhân dân nhìn lại một vụ mùa vừa qua và hướng tới một vụ mùa sắp tới bội thu. Phần lễ trong ngày hội nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, thần linh giúp đỡ... , đồng thời tạ ơn gia tiên đã che chở cho nhân dân được khỏe mạnh để lao động sản xuất. Phần hội rất sôi động thu hút nhiều lứa tuổi tham gia các trò chơi gắn liền với sản xuất: bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ...

Nâng cao nhận thức xã hội Các vị thần được thờ, ngoài các chính thần còn có các tà thần như: thần ăn trộm, thần gắp phân... Như tại làng Lộng Khê – Phù Đức – Thái Bình, trong ngày linh hay ngày kỵ của thần đều có trò diễn, ban đêm trai gái trong làng đốt đuốc đi lùng quanh đình giống như đang đi tìm kẻ trộm, trong khi đó người thủ từ lấy tượng thần đưa qua lỗ ngạch, có ông tiền chỉ đứng tực sẵn ở phía ngoài, nắm lấy cổ tượng thần đấm 3 đấm, rồi bỏ lên kiệu rước lại vào đình; hay Lễ hội Nghinh Ông tại thị trấn Sông Đốc – Cà Mau, diễn ra từ ngày 14/2 – 16/2 âm lịch, lễ hội nhằm tôn vinh loài cá ông [cá voi]. Theo lưu truyền trong dân gian thì “cá ông” là một linh vật rất linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi lại trên biển. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhất là cho những chuyến đi đánh bắt của ngư dân nơi đây được thuận lợi.

Các trò diễn trên đây phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, nếu không làm đúng như vậy, làng sẽ bị động, làm ăn lục đục hoặc mất mùa, không chỉ thể hiện sự cầu mong các vị thần ủng hộ cho các nhân, cho cộng đồng, mà còn thể hiện những nhận thức xã hội của con người. Lễ hội đã giúp con người nhận thức rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về xã hội, những mặt tốt lành, những điều xấu xa, trắc trở mà trong cuộc sống ai cũng có lần gặp phải. Chức năng này hỗ trợ và củng cố chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống.

Góp phần tuyên truyền giáo dục Lễ hội góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu lao động sản xuất, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm thông qua việc tế lễ và các tích trò được nhân dân diễn lại, đồng thời góp phần hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam.

Ví dụ: Hội Gióng [làng Gióng – Gia Lâm – Hà Nội] được tổ chức từ 6-12/ âm lịch, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân, nhắc nhớ mọi người về vị anh hùng đã có công với nước. Cũng tại đây mọi người cũng có dịp cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều giữa làng với nước, cá nhân – cộng đồng, quá khứ – hiện tại, thực – ảo, thiêng liêng – trần tục. Tất cả đều được giữ gìn như một tài sản văn hóa để lưu truyền mãi về sau.

  1. Kết luận

Lễ hội chính là sự kết tinh của một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài, bền bỉ. Qua hình ảnh lễ hội sẽ nhìn thấy ước mơ, nguyện vọng của cả một cộng đồng hướng về những điều tốt đẹp. Có thể nói, tinh hoa văn hoá của một cộng đồng được lắng đọng trong lễ hội. Đó là một mã văn hoá đậm đặc các giá trị tinh thần mà nếu bóc tách các lớp vỏ hình thức, người ta sẽ tìm thấy cái lõi bản chất văn hoá.

Lễ hội là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là sự thỏa mãn các nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh, giải trí, là nhu cầu giao lưu, học hỏi, là tinh thần đoàn kết và quan trọng hơn cả là nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Văn hóa là ánh sáng soi đường cho quốc dân di; văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Do đó đất nước ta phải xem “Xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.”

  1. Cơ sở phân chia lễ hội truyền thống và hiện đại
  2. Cơ sở 1: Dựa trên mốc thời gian [tháng 8-1945]

Lý do lựa chọn mốc thời gian: Cách mạng tháng 8 - 1945 thắng lợi, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam [triều Nguyễn] đã chính thức sụp đổ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến kéo dài hơn 1000 năm. Lễ hội dân gian truyền thống Lễ hội dân gian truyền thống đã xuất hiện từ thời phong kiến và kéo dài tới trước thời điểm tháng 8-1945, tổ chức chủ yếu ở các làng, bản, ấp, gắn với nông dân, ngư dân, thợ thủ công.

tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”. Ví dụ: Giỗ tổ Hùng Vương luôn là một ngày lễ lớn của người dân Việt Nam, là dịp khắc ghi công ơn dựng nước của các vua Hùng và công lao giành giữ độc lập, đẩy lui giặc ngoại xâm của các bậc tiền nhân. Ngày lễ được tổ chức tại đền Hùng [thành phố Việt Trì - Phú Thọ], gồm lễ rước kiệu và lễ tế dâng hương tại Đền Thượng với các thành tố như sau:

  • Nhân vật phụng thờ: vua Hùng và các Thần linh
  • Trò diễn: rước kiệu
  • Các vật dâng cúng: lễ chay, lễ mặn, hương nhang
    • Nghi thức: Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quỳ lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quỳ vái xuống đất. Khi lạy xuống thì quỳ gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên, cũng có nơi quỳ hai gối xuống và lên cùng một lúc

Lễ hội dân gian hiện đại là những lễ hội dân gian truyền thống đã bị biến đổi mạnh mẽ theo hướng cách tân làm cho các yếu tố truyền thống bị phai mờ, có những nét thay đổi cho phù hợp với quan niệm thẩm mỹ hiện đại. Các thành tố của lễ hội dân gian hiện đại được cấu thành và dung hòa bởi các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại, tồn tại ở dạng vật thể và phi vật thể, và các hoạt động thương mại, quảng bá sản phẩm. Những lễ hội dân gian hiện đại được tổ chức thường xuyên hơn, định hình một số nghi thức, trò diễn, sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng của một vùng đất, được quần chúng, nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự giác huy động công sức, tiền của tham gia. Ví dụ: Lễ hội văn hóa du lịch: Lễ hội du lịch carnaval Hạ Long [Quảng Ninh], festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, festival hoa Đà Lạt [Lâm Đồng], festival cà phê [Đắc Lắc], lễ hội Quảng Nam hành trình di sản... hay lễ hội lịch sử cách mạng: Lễ hội làng Sen kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An, lễ hội mùng 2-9 kỷ niệm ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Long Đức [Trà Vinh], ...

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  1. Nội dung, biểu hiện và vai trò của lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại:
  2. Nội dung:

Lễ hội truyền thống Khái niệm: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Những lễ hội được ra đời trước năm 1945 được gọi là lễ hội truyền thống.

Nội dung: Phần lễ: Dưới thời phong kiến, các nhà nho quan niệm “Lễ” là trật tự, là chữ đã định sẵn của Trời: “Lễ nghĩa thiên chi tự”, cần phải có và không thể đảo ngược. Không những vậy, dân gian còn có câu “Phi lễ bất thành hội”. Chính vì vậy, trong lễ hội truyền thống Việt Nam, phần lễ là phần đầu, phần lễ là phần tất yếu, bắt buộc phải có. Phần lễ thường được tiến hành theo quy trình: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn. Nghi thức của lễ là những hình thức thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh, các lễ vật và nghi lễ gắn liền với đối tượng thờ cúng: các vị tổ tiên, các vị thần, hay những người có công với địa phương, đất nước. Nội dung của lễ thường để tưởng nhớ, tôn vinh và cầu xin sự bảo trợ, phù hộ cho sự thịnh vượng, an lành, yên bình, “quốc thái dân an” cho cộng đồng. Như vậy, phần lễ là phần đạo – phần tâm linh của cộng đồng. Phần hội: Phần lớn các trò chơi trong phần Hội đều mang dáng dấp của các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp, thể hiện khát khao, ước mong của cư dân. Giải thưởng của Hội thường mang tính ước lệ, không đặt nặng vật chất mà đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình, của những người tham dự cũng như cổ vũ trò chơi.

Lễ hội hiện đại Khái niệm: Những lễ hội ra đời sau năm 1945 được gọi là lễ hội hiện đại.

tái diễn. Đó là lễ hội ngày tình yêu [Valentine's Day], lễ hội hóa trang [Halloween] ... Lễ hội văn hóa du lịch Một thập kỉ trở lại đây, xuất hiện một loại lễ hội mới là lễ hội văn hóa thể thao và lễ hội văn hóa du lịch. Lễ hội văn hóa thể thao thường liên quan đến lễ kỷ niệm một sự kiện nào đó, như kỷ niệm tròn 5, chẵn 10 năm của một ngành, của một địa phương hoặc được chính quyền tổ chức định kỳ đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. Lễ hội văn hóa du lịch được một địa phương hay một đơn vị tổ chức hay liên kết một số địa phương, đơn vị tổ chức nhằm mục đích quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với một vùng đất. Lễ hội văn hóa du lịch khi được tổ chức thường xuyên, định hình những thành tố cốt lõi, được quần chúng, nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự giác huy động công sức, tiền của tham gia thì nó trở thành lễ hội dân gian hiện đại. Đặc điểm của loại hình lễ hội này là chính quyền và đơn vị đăng cai tổ chức lễ hội bỏ kinh phí cùng với nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế qua hình thức xã hội hóa cho mọi hoạt động diễn ra lễ hội để phục vụ vui chơi giải trí của nhân dân, thông qua đó giáo dục chính trị tư tưởng.

Ví dụ: Lễ hội du lịch carnaval Hạ Long [Quảng Ninh], festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, festival hoa Đà Lạt [Lâm Đồng], festival cà phê [Đắc Lắc], lễ hội Quảng Nam hành trình di sản...

  1. Biểu hiện:

Biểu hiện của lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của con người, là dịp mỗi người được trở về với cội nguồn thiêng liêng. Đến với lễ hội truyền thống, mọi người sẽ thấy mực thước hơn, tâm thanh thản, cảm thấy những khó khăn vất vả thường ngày tan biến hết. Đồng thời, lễ hội truyền thống còn tạo nên môi trường sống hài hòa, đoàn kết xóm làng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của nơi diễn ra lễ hội. Trong quá trình chuẩn bị bao gồm những công việc như: chọn địa điểm, trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động dịch vụ để làm cho không khí hội trở nên sôi động và náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật [kiểm tra, lau sạch các đồ vật như cờ, tán, lọng..., chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả ngon, các loại bánh, gạo...]; chuẩn bị về con người: những người tham gia các nội

dung tế lễ [quan trọng nhất là ban hành tiết], to nhất là chủ tế [người đại diện cho dân làng hầu hạ thần linh, ngoại hình khỏe mạnh, cao tuổi, phẩm chất tốt, được nhân dân yêu quý, tín nhiệm, gia sự phải là một gia đình văn hóa, con cháu phương trượng, có vị trí trong xã hội], bồi tế [phó tế] là người kề cận chủ tế, nội táng [hai người] giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và Tây xướng một người hô hứng, một người hô bái và một loạt những người phục vụ có thể từ 10 đến 12 người chấp sự làm nhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng kiệu, người cầm cờ... tất cả đều luyện tập kỹ lưỡng. Lễ hội truyền thống của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ hội, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức biết ơn quá khứ, uống nước nhớ nguồn và giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hóa dân tộc được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp rất độc đáo của nền văn hóa dân tộc, mà trong đó các yếu tố tinh hoa là các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tiêu biểu và khá bền vững thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc, được bảo tồn, lưu truyền và phát huy cao độ trong đời sống xã hội, trải qua nhiều thời đại lịch sử.”

Biểu hiện của lễ hội hiện đại: Lễ hội hiện đại thường mang tính chính trị, tính thương mại cao, mang hơi thở của thời đại và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. Lễ hội hiện đại ra đời từ sau cách mạng tháng Tám 1945, lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, lễ hội hiện đại chủ yếu gắn với: Các nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng và các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch; các sự kiện lịch sử cách mạng, nhân vật lịch sử đã trở thành tâm điểm, cảm hứng sáng tạo lễ hội của nhân dân, như: Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày Quốc khánh [2/9], ngày giải phóng miền Nam [30/4]... Nhiều lễ hội được hình thành, thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch như các lễ hội du lịch, festival, hội chợ cũng là những hình thức chính của lễ hội hiện đại. Đây là những

Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ [cộng cư], gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế [công hữu], gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó [cộng mệnh], gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá [cộng cảm] ... Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng.

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.

Cân bằng đời sống tâm linh:

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu trong đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh. Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.

Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở, xô bồ, “tháo khoán”... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống như vậy không có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”.

Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.

Sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Khi tất cả mọi người chan hòa trong không khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình.

Bảo tồn và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống:

Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.

Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi “xuân thu nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi đình chùa mở hội. Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc

Ví dụ: Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa là một sân chơi, nơi hội tụ của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế đem đến cho công chúng một bữa tiệc âm nhạc đa màu sắc. Lễ hội góp phần thúc đẩy sự phát triển đời sống âm nhạc Việt Nam, quảng bá hình ảnh Hà Nội - thành phố văn hóa truyền thống và hiện đại nói riêng, Việt Nam nói chung; góp phần phát triển du lịch văn hóa, đem đến cho công chúng một điểm đến không thể bỏ qua khi nghĩ tới Hà Nội.

Phát triển đất nước, đặc biệt là nền kinh tế du lịch

Lễ hội hiện đại đã thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, tham gia đã đóng góp phần nào vào khả năng tăng trưởng kinh tế, du lịch của địa phương, quốc gia.

Ví dụ: Lễ hội Đèn lồng Hội An, lễ hội Du Lịch và Văn Hóa Hà Nội, ...

  1. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của lễ hội truyền thống và hiện đại Những năm gần đây, các lễ hội truyền thống có xu hướng biến đổi, làm nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải nhìn nhận lại công tác quản lý và đặt ra yêu cầu về quản lý, xây dựng quy tắc ứng xử trong lễ hội cho phù hợp với bối cảnh mới. Về không gian lễ hội, nếu trước đây, các hội làng chỉ được tổ chức ở không gian nhất định thì hiện nay, do nhiều yếu tố, quy mô của các hội làng cũng được mở rộng cả về không gian. Đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, mà còn có du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, về mục đích của lễ hội, hiện nay, một số du khách không còn hào hứng trước các màn nghi lễ mời thánh, dâng rượu, dâng hoa, tế và đọc chúc văn, mà chỉ mong được cướp các vật thiêng, gây náo loạn nơi linh thiêng bằng những hành động quá khích, mất thiện cảm. Một số ban tổ chức lễ hội lại mong thu hút được nhiều du khách, bởi nguồn thu sẽ tăng lên nhờ sự tiêu dùng các dịch vụ của du khách. Những thực trạng trên đều xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả xu hướng tích cực và tiêu cực.
  2. Nguyên nhân của sự biến đổi

Nguyên nhân tích cực Sự tăng cường xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế Lễ hội là một phần không thể thiếu được trong di sản văn hóa quốc gia, bởi lễ hội chính là hiện thân của bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết dân tộc. Với tư cách là yếu tố đại diện cho di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, các lễ hội truyền

thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy tinh thần dân tộc, chúng ta đã khuyến khích các quốc gia cùng chia sẻ, cùng tìm hiểu và cảm nhận về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, Hơn nữa, việc xem và đánh giá về các lễ hội truyền thống có liên quan mật thiết đến công tác khôi phục và biểu diễn nghệ thuật văn hóa truyền thống trong bối cảnh những thay đổi trên phương diện kinh tế và văn hóa xã hội đang diễn ra nhanh chóng dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa. Việc tận dụng các lễ hội truyền thống làm lợi thế để phát triển du lịch đã rất phổ biến ở các nền văn hóa khác nhau. Cho dù nền văn hóa mang đậm bản sắc của một dân tộc đã bị ảnh hưởng bởi quá trình toàn cầu hóa, toàn cầu hóa về văn hóa không nhất thiết phải bỏ đi những nét văn hóa đặc trưng của một địa phương. Một trong những ví dụ cho việc “địa phương hoá" lễ hội trong bối cảnh toàn cầu hoá là lễ hội thánh Gióng. Việc phát triển lễ hội Gióng dưới mục đích phát triển du lịch cũng là cơ hội để chúng ta khôi phục bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương đồng thời cũng là dịp để ta tìm hiểu và thảo luận về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của lễ hội này. Trong quá trình tổ chức lễ hội, văn hóa địa phương có thể được bảo tồn và phát huy với tư cách là di sản của văn hóa quốc gia và thậm chí nó còn được đánh giá trên phương diện toàn cầu trong bối cảnh hội nhập văn hóa và du lịch ngày càng phát triển. Theo cách đánh giá và phân tích như vậy thì toàn cầu hóa chính là tác nhân tích cực góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa và qua đó nâng cao vai trò xã hội của Lễ hội Gióng. Ở đây, tính địa phương [lễ hội truyền thống] và tính toàn cầu [phát triển du lịch] có thể có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Vậy điều quan trọng ở đây chính là cả hai, nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống và nhu cầu toàn cầu hóa văn hóa xã hội có thể cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau.

Sự phát triển của truyền thông Lễ hội truyền thống của người dân trước đây thường được tổ chức trong phạm vi làng xã, không khí tuy tấp nập, rộn ràng nhưng trong tâm thế bình yên, vui vẻ, tạo sự hứng khởi cho bà con trong những ngày đầu năm mới. Tuy vậy, trong xã hội bùng nổ thông tin, nhờ cách thức thông tin mà báo chí đã đưa nhiều lễ hội vượt ra khỏi ranh giới “lũy tre làng”, đặc biệt là các lễ hội mang tính tâm linh. Báo chí với vai trò là cầu nối giữa lễ hội với người dân góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá và làm lan tỏa những giá trị tích cực của lễ hội đến với đông đảo công chúng. Đồng thời kịp thời, phản ánh nhanh nhạy về những hiện tượng thương mại hóa, biến tướng, tiêu cực trong công tác quản lý và tổ chức lễ

Chủ Đề